Vụ tàu vỏ thép hư hỏng: Làm rõ trách nhiệm của trung tâm đăng kiểm
Liên quan đến 18 chiếc tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 của ngư dân Bình Định xảy ra sự cố, hư hỏng, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trách nhiệm chính thuộc về nhà máy đóng tàu. Tuy nhiên, Bộ này cũng giao Tổng cục Thủy sản xem xét, làm rõ trách nhiệm liên quan của Trung tâm đăng kiểm thuộc đơn vị này.
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều 6/9 ở Bộ NN&PTNT, cơ quan báo chí đã dành nhiều thời gian để hỏi lãnh đạo Bộ này liên quan đến nội dung tàu cá vỏ thép của ngư dân Bình Định đóng tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu và Công ty TNHH Đại Nguyên Dương.
Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn (đứng) chủ trì cuộc họp báo.
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản thông tin: Ngày 1/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ. Theo đó, 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 67 đã đạt kết quả tốt, trong đó có nội dung vay vốn tín dụng để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá.
Tính đến ngày 17/8, số tàu cá được đóng mới là khoảng 767 chiếc, gồm 3 loại vỏ: sắt, thép, composite. Trong số 767 tàu cá được đóng mới, có 301 tàu cá được đóng bằng vỏ thép, nhưng trong số này có 18 chiếc tàu của ngư dân Bình Định do Công ty TNHH MTV Nam Triệu và Công ty TNHH Đại Nguyên Dương bị gặp sự cố, hư hỏng khiến các ngư dân bức xúc.
Trong số 18 chiếc tàu hư hỏng nói trên, có 13 tàu do Công ty Nam Triệu đóng thì đến nay giữa ngư dân và công ty đã thỏa thuận được phương án sửa chữa; 6 tàu đã được kéo lên đà để sửa chữa (thay bằng máy mới Mitsubishi), 7 tàu còn lại đang chờ chỗ để sửa chữa. Dự kiến, 13 tàu bị hỏng đóng tại Công ty NamTriệu đến cuối tháng 9 sẽ hạ thủy và đi khai thác trở lại.
Còn 5 tàu bị hỏng đóng tại Công ty Đại Nguyên Dương không bị hỏng máy, mà chỉ bị gỉ sét ở vỏ tàu, thượng tầng. Hiện nay, Công ty Đại Nguyên Dương đã thống nhất được với ngư dân về phương án sữa chữa và đang chuẩn bị kéo lên đà làm sạch, sữa chữa.
“Nhưng khi lấy mẫu thép vỏ của 5 con tàu này thì các chỉ số hóa học như mangan thấp hơn so với quy định. Để đảm bảo trong quá trình sửa chữa tốt, Bộ NN&PTNT đã thống nhất với UBND tỉnh Bình Định là giao cho Sở NN&PTNT Bình Định phối hợp với Tổng cục Thủy sản mời chuyên gia về vật liệu đến làm việc, nghe ý kiến chuyên gia.
Tại cuộc làm việc đó, các chuyên gia đã có ý kiến và Tổng cục Thủy sản giao cho Trung tâm đăng kiểm phát hành văn bản có một số nội dung gửi UBND tỉnh Bình Định: Đề nghị tỉnh Bình Định nghiên cứu các kết quả về mẫu thép, ý kiến chuyên gia, phối hợp với chủ tàu, nhà máy đóng tàu tiến hành nghiên cứu xem xét để cho sửa chữa” – ông Oai cho biết.
Tại cuộc họp, các cơ quan báo chí đề nghị ông Oai làm rõ trách nhiệm của Trung tâm đăng kiểm tàu cá về vụ việc này. Ông Oai cho biết, tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định 67, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có nêu ý kiến, việc 18 tàu cá vỏ thép bị hỏng của ngư dân Bình Định thì trách nhiệm chính thuộc về đơn vị đóng tàu, Trung tâm đăng kiểm không chịu trách nhiệm chính.
Nhiều tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định đóng theo NĐ 67 của Chính phủ đã bị hư hỏng khiến ngư dân bức xúc. (Ảnh: Doãn Công).
Video đang HOT
“Tôi lấy ví dụ, khi chiếc xe ô tô sản xuất ra, qua các khâu kiểm định chất lượng, trong đó có cơ quan đăng kiểm, nếu đảm bảo mới cho ra thị trường. Nhưng khi chiếc lốp bị lỗi, chủ xe lại đi thay lốp khác vào nhưng chẳng may đi ra đường gặp sự cố về lốp thì không thể đổ lỗi cho cơ quan đăng kiểm được” – ông Oai nói.
Tuy nhiên, theo ông Oai, hiện nay Bộ NN&PTNT đã giao cho lãnh đạo Tổng cục Thủy sản xem xét, làm rõ trách nhiệm liên quan của Trung tâm đăng kiểm tàu cá, từng cá nhân nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Còn việc Chính phủ giao Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ việc này, ông Oai cho biết, đơn vị này chưa nhận được kết quả nào từ Bộ Công an.
Về thông tin Công ty Đại Nguyên Dương “dọa” kiện chủ tàu, Trung tâm đăng kiểm nếu trong quá trình sửa chữa 5 tàu hỏng mà bắt thay vật liệu vỏ tàu, vì trước đó đã thống nhất dùng vật liệu này, ông Oai cho biết, chưa nhận được đơn kiện của công ty này: “đấy là công ty Đại Nguyên Dương mới nói như vậy”.
Liên quan đến nội dung trên, kết luận cuộc họp báo, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cũng cho biết, lãnh đạo Bộ cũng đang chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét, làm rõ trách nhiệm liên quan của Trung tâm đăng kiểm tàu cá.
Trước đó vào tháng 4/2017, nhiều ngư dân ở Bình Định phản ánh tới cơ quan chức năng về việc tàu vỏ thép của họ đóng theo chương trình của Nghị định 67 bị gỉ sét, hư hỏng và một số kết cấu, thiết bị không được thực hiện đúng theo hợp đồng.
Đến ngày 31/5, 18 chủ tàu nói trên đã đồng loạt gửi đơn kiến nghị cơ quan chức năng phản ánh tình trạng tàu thép bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng theo hợp đồng. Ngày 2/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thành lập Tổ công tác thẩm định chất lượng tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Ngư dân kiến nghị sửa chính sách vì '40 tàu vỏ thép hư hỏng'
Sau ba năm triển khai, 40 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 đã bị hỏng, cho thấy chủ trương tốt nhưng đang có nhiều bất cập.
Ngày 29/8, tại hội thảo về sửa đổi Nghị định 67, đại diện Bộ Nông nghiệp cho hay sau ba năm triển khai nghị định này, đã có hơn 1.500 tàu vỏ sắt và vỏ gỗ được đóng mới.
Tuy nhiên gần đây, ngư dân ở nhiều địa phương phản ánh tàu sắt của họ bị hư hỏng, thậm chí phải nằm bờ. Bộ Nông nghiệp thống kê có 40 tàu vỏ sắt ở Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam bị hỏng, với các lỗi rỉ sét phần vỏ tàu, mặt boong, cabin, van ống; máy chính, máy phát điện, trang thiết bị và hầm bảo quản.
Nhiều ngư dân "kêu trời" với tàu vỏ thép
Phát biểu thảo luận, ngư dân Đinh Công Khánh - Chủ tàu BĐ 99086 cho biết anh cùng năm ngư dân khác lặn lội từ Bình Định ra Đà Nẵng với mong muốn yêu cầu một doanh nghiệp đóng tàu phải sửa chữa và bồi thường.
Anh Khánh được ngân hàng cho vay 18,7 tỷ đồng đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67. Ngư dân này vất vả ngược xuôi tám lần từ Bình Định ra công ty đóng tàu ở Hải Phòng để nhìn con tàu của mình dần thành hình. Tháng chín năm ngoài, anh Khánh cùng bạn tàu vươn khơi Trường Sa đánh bắt cá thì tàu gặp sự cố.
Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.
"Hầm đá bị ứ nước, đá lạnh bị hỏng sạch nên không thể giữ lạnh cho cá, khiến cả chuyến biển nửa tháng chỉ bán được chưa đầy 30 triệu đồng tiền cá, lỗ 280 triệu đồng", anh Khánh kể lại và cho biết sau đó đã gọi phản ánh với phía công ty.
Nhưng anh Khánh phải chờ nhiều tuần mới có kỹ sư của công ty vào xử lý sự cố, lại phải chờ thêm một tháng sửa chữa. Tàu nằm bờ nhiều ngày, tiền công thuyền viên vẫn phải trả. Tháng ba vừa qua, tàu của anh Khánh trở lại biển, nhưng mới chạy cách bờ được 10 hải lý thì hỏng máy, phải quay về nằm cảng Đề Gi đến nay.
Anh Khánh cho biết, thiệt hại của gia đình đã lên đến hơn 1,3 tỷ đồng, nguồn thu không có, trong khi vẫn phải trả công cho 22 thuyền viên để giữ bạn tàu. Công ty hứa 30/8 sẽ giao tàu nhưng hiện tàu vẫn chưa được sửa.
Ngư dân này đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu phía công ty cho người vào Bình Định sửa chữa tàu; Chính phủ và các bộ ngành chỉ đạo ngân hàng giãn nợ cho bà con ngư dân, chờ tàu sửa xong sẽ ra khơi với ngư trường truyền thống.
Ông Trần Văn Liên ở Quảng Nam cho hay, ngày mai sẽ ra tòa trong vụ kiện doanh nghiệp đóng tàu và công ty lắp máy, do con tàu ông đặt đóng giá 16,5 tỷ đồng vừa hạ thủy đã hỏng máy.
Tàu vỏ thép của ông Trần Văn Liên phải nằm bờ vì hỏng máy, dù chưa từng ra khơi. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Lại Xuân Môn - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, cho biết thực tế ngư dân đang có xu hướng đóng tàu vỏ gỗ nhiều hơn vỏ thép, do quen sử dụng lâu nay, chi phí đầu tư ít, dễ vận hành, ít hỏng hóc hơn.
Theo ông, khi đóng tàu vỏ thép, ngư dân chưa thường xuyên giám sát việc doanh nghiệp thi công cho mình; một số ngư dân không đủ trình độ, kiến thức về tàu vỏ thép khi đặt bút ký vào các bản hợp đồng.
Nhiều bất cập của Nghị định 67
Ông Nguyễn Văn Trung - Vụ trưởng Vụ khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho rằng Nghị định 67 được ban hành phù hợp với nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần phát triển ngành thủy sản. Quá trình thực hiện nghị định này, nhiều vướng mắc đã được các bộ ngành tháo gỡ.
Tuy nhiên, theo ông Trung, trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập như các hạng mục đầu tư từ ngân sách cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa đồng bộ; chính sách tín dụng còn chậm; ngư dân lúng túng chọn cơ sở đóng tàu, tư vấn thiết kế và giám sát thi công; đăng kiểm còn thiếu về nguồn lực, yếu về trình độ; lãi suất cho vay cao...
Năm 2017, do hướng dẫn chậm, các doanh nghiệp bảo hiểm không tiếp tục thực hiện bảo hiểm theo Nghị định 67 nên đã phát sinh vướng mắc từ đầu năm đến nay. Theo đó, các ngân hàng thương mại không tiến hành giải cho các tàu đang đóng, hoặc ngư dân có tàu đã đóng xong do không có bảo hiểm nên không đi biển được.
Ông Trung cho biết cần bổ sung thêm doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm trên địa bản của mỗi tỉnh để ngư dân lựa chọn, thay vì chỉ có một doanh nghiệp như hiện nay.
Về việc khắc phục các sự cố của tàu vỏ thép, đại diện Bộ Nông nghiệp cho biết Bộ đã đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở đóng tàu và hướng dẫn thực hiện duy tu, sửa chữa tàu vỏ thép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Hội Nông dân Lại Xuân Môn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo nhiều đại biểu, dù Bộ Nông nghiệp đã ban hành 26 mẫu tàu vỏ thép cho toàn quốc, nhưng khi áp dụng ở từng địa phương còn nhiều điểm chưa phù hợp, do đó Bộ cần rà soát để chỉnh sửa; đồng thời công bố các công ty có năng lực đóng tàu cá tốt nhất để ngư dân liên hệ.
Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Lại Xuân Môn cho biết, ở các nước có điều kiện, ngư dân ra khơi được nhà nước hỗ trợ rất nhiều, ví dụ cho vay với lãi suất chỉ bằng 1/4 vay kinh doanh thương mại. "Ở Việt Nam, ngư dân có thu nhập còn khiêm tốn, trong khi bà con bám biển không đơn thuần là đánh bắt hải sản mà còn là những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền biển đảo", ông Môn nói.
Tháng 7/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Sau hơn một năm triển khai, chính sách này được sửa đổi, bổ sung một số điều thành Nghị định 89. Theo đó, cả nước sẽ đóng mới 2.079 tàu đánh bắt xa bờ, 205 tàu dịch vụ hậu cần.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Nhiều ngư dân Huế rút hồ sơ đăng ký đóng tàu vỏ thép Thừa Thiên Huế có 45 ngư dân đăng ký vay vốn đóng tàu vỏ thép, trong đó 4 người vừa rút hồ sơ. Chiều 19/6, ông Nguyễn Trường Chính - Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) cho biết, 4 ngư dân trên địa bàn xã đăng ký đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính...