Vụ tàu Sunrise 689 bi khống chế: Những sự trùng hợp kỳ lạ
Nếu tàu Sunrise 689 bị cướp biển khống chế, cướp biển sẽ lấy tàu, hàng và thả thuyền viên lênh đênh, nhưng tàu lại được về với thiệt hại tài sản không lớn.
Vụ tàu Sunrise 689 bi khống chế: Những sự trùng hợp kỳ lạ
Vì sao cướp biển chỉ lấy 1/3 số dầu?
Tàu M/T Sunrise 689 với 18 thuyền viên thuộc Công ty cổ phần đóng tàu Thủy sản Hải Phòng, trên đường chở hơn 5.200 tấn dầu Gasoil từ cảng Horizon – Singapore về Cửa Việt, Quảng Trị, đã bị mất liên lạc lúc 4-5h sáng 3/10. Vị trí mất liên lạc là tọa độ 02057′07″N-105024′01″E, cách Đông Bắc Singapore khoảng 120 hải lý, cách Nam Đông Nam mũi Cà Mau khoảng 360 hải lý.
Ngày 6/10, Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam đã phát thông báo hàng hải và thông báo cho Hàng hải các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines; Trung tâm An ninh Hàng hải Việt Nam, bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam để xác minh, điều tra, xử lý vụ việc. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã thông báo, đề nghị trung tâm Chống cướp biển, cướp có vũ trang khu vực châu Á (RECCAP), trung tâm Chống cướp biển các nước ASEAN, Trung Quốc và bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ đội Biên phòng về vụ việc trên để phối hợp điều tra, tìm kiếm con tàu cùng 18 thuyền viên. Sáng ngày 8/10, thông báo từ phía Malaysia gửi đến Công ty cổ phần đóng tàu Thủy sản Hải Phòng cho biết: Tàu M/T Sunrise 689 có thể đã bị cướp biển khống chế.
Trao đổi với PV, ông Đào Văn Quảng, Giám đốc Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng cho biết: “Theo thông tin chúng tôi được biết, khi ra khỏi vùng biển của Singgapore, tàu Sunrise 689 bỗng nhiên đổi lộ trình đi về phía các đảo giáp ranh giữa Malaysia và Indonesia. Điều này là một bất thường bởi hành trình đó không đi về Việt Nam. Theo suy đoán của tôi thì có khả năng các thủy thủ trên tàu đã bị khống chế để vào khu vực các đảo đó. Khu vực này lại là khu vực rất phức tạp và khó kiểm soát nhất trên biển. Ngay sau đó, các trạm hoa tiêu không còn có thông tin gì về tàu. Liên lạc với các thủy thủ cũng chấm dứt từ đó…”.
Thông tin mới nhất từ Thuyền trưởng tàu Sunrise 689 Nguyễn Quyết Thắng thông báo với cơ quan chủ quản của tàu sáng 9/10: Tàu Sunrise 689 bị cướp biển tấn công và khống chế ngay sau khi tàu rời cảng Horizon (Singapore) được vài giờ. Theo nhận định của anh Thắng, cướp biển khống chế tàu có thể là cướp biển vùng biển Singapore. Hơn 5.000 tấn dầu gasoil trên tàu đã bị cướp biển lấy đi khoảng một phần ba và thả tàu. Những thiết bị liên lạc trên tàu, trừ điện thoại di động đã bị cướp biển lấy mất.
Những trùng hợp kỳ lạ
Video đang HOT
Sáng 7/10/2014, theo thông báo của đại diện Công ty cổ phần đóng tàu Thủy sản Hải Phòng (số 173 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng), người nhà của 18 thuyền viên trên tàu Sunrise 689 mất tích đã có mặt tại công ty. Chị Trần Thị Thúy (26 tuổi, vợ thợ máy Đặng Văn Trường, quê Hà Nam) cho biết: “Tôi đang mang bầu nên anh ấy liên tục liên lạc về. Trước 24h đêm 2/10, anh ấy vẫn liên lạc và nói sẽ về Hà Nội thăm mẹ con tôi. Chúng tôi cưới nhau từ tháng 2/2014, anh ấy tranh thủ thăm tôi được một lần từ sau ngày cưới rồi lại đi…”.
Vợ thuyền viên Phạm Đức Thành, chị Trần Thị Bích: “Thuyền trưởng tàu Sunrise 689 từng bị cướp biển bắt giữ 8 tháng”.
Sáng 8/10, PV có mặt tại nhà chị Trần Thị Bích, vợ thuyền viên Phạm Đức Thành ở Thủy Nguyên. Chị Bích cho biết: “Anh Thắng thuyền trưởng trước kia từng bị cướp biển bắt giữ 8 tháng. Anh ấy mới đi tàu cho Công ty cổ phần đóng tàu Thủy sản Hải Phòng được 4 tháng thì tàu lại mất tích…”. Một nguồn tin khác cũng cho biết: Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng là một công ty đang có “dớp đen”(?).
Từ đầu năm 2014, một tàu của công ty này cũng bị gặp nạn. Công ty việc cũng không nhiều, mới ký được ba hợp đồng lớn thì tàu Sunrise 689 lại gặp cướp biển.
“Thông thường cướp biển cướp tàu sẽ lấy tàu, lấy hàng và thả thuyền viên trên những phao nổi lênh đênh trên biển”, đây là nhận định của cảnh sát Malaysia gửi cho công ty chủ quản của tàu sáng 8/10. Ông Đào Văn Quảng, Giám đốc công ty cũng thừa nhận như vậy. Tuy nhiên, trường hợp tàu Sunrise lại có ngoại lệ: Tàu được về nguyên vẹn, chỉ mất một phần tài sản trên tàu và tính mạng các thuyền viên vẫn an toàn.
Chia sẻ với PV sáng 9/10, chị Vũ Thị Hương Liên, vợ anh Lương Đại Thành (SN 1962, Nam Định), máy trưởng tàu Sunrise 689 chia sẻ: “Suốt từ khi có thông tin nghi tàu bị cướp biển khống chế, tâm trạng của chúng tôi lúc nào cũng rối bời. Chúng tôi trông chờ từng phút trên các phương tiện truyền thông… Sáng nay, phía công ty đã thông báo với gia đình rằng, tàu Sunrise 689 được cướp biển thả và đang trên đường về Việt Nam. Đây là điều may mắn cho tất cả các gia đình thuyền viên”. Tuy nhiên, chị Liên chưa biết anh Thành cùng một thuyền viên khác trên tàu bị thương.
Anh Nguyễn Vũ Điệp, đại diện Công ty cổ phần đóng tàu Thủy sản Hải Phòng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Vũ Điệp cho biết: “5h sáng 9/10, phía công ty có nhận được điện thoại của Thuyền trưởng tàu thông báo đã được cướp biển thả và đang trên đường về phía Việt Nam. Lúc đó vội quá, Thuyền trưởng chỉ kịp thông báo có hai người bị thương, một thuyền viên và một máy trưởng là anh Lương Đại Thành. Hiện tại, tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang dẫn tàu về nơi cập bến gần nhất để làm công tác cứu người trước tiên. Hiện tại, chúng tôi mới nhận được thông tin chỉ thiệt hại về tài sản, mất một phần dầu và các thiết bị liên lạc trên tàu. Khi tàu đến vị trí có sóng điện thoại, các thuyền viên bắt đầu liên lạc về cho gia đình và phía công ty”. Tuy nhiên, các gia đình cho biết các thuyền viên chưa gọi điện về cho gia đình. Các gia đình biết thông tin từ phía công ty thông báo và cập nhật thông tin qua các phương tiện truyền thông.
Tối 8/10, PV có liên lạc với ông Quảng, trao đổi về việc phía công ty đã thông báo thông tin tàu Sunrise mất tích quá muộn. ông Quảng đã rất bực bội cho rằng: Đó là nhận định không hiểu gì về ngành hàng hải (?). Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc về câu chuyện tàu Sunrise bị mất tích bí ẩn và lượng dầu trên tàu chỉ bị mất 1/3(?).
Nguồn Doisongphapluat.com
Từ vụ tàu Sunrise, thuỷ thủ kể chuyện cướp biển
"Bọn chúng rất giỏi về kỹ năng hàng hải và am hiểu các thiết bị điều khiển và đường đi lối lại trên tàu. Thậm chí chúng nắm rất rõ quy luật đi lại, sinh hoạt của các thủy thủ".
Là một trong những thuyền viên dạn dày kinh nghiệm đi qua eo biển Malacca, anh Lâm, thuyền trưởng một tàu chở dầu tuyến TP.HCM - Singapore cho biết, trên tàu thường có 2 nút báo động, một ở buồng lái và một ở phòng thuyền trưởng. Nếu có vấn đề gì xảy ra, thuyền trưởng có thể nhấn một trong 2 nút đó. Trường hợp tàu Sunrise 689, nhiều khả năng sau khi bơm hàng, các thuyền viên tàu Sunrise 689 mệt nên đã ngủ say. Lực lượng canh gác trên tàu không biết đã để cướp lên tàu và khống chế, tắt các thiết bị báo động.
"Thường thì bọn cướp sẽ lấy hết đồ đạc có giá trị, bơm dầu và thả tàu cùng các thuyên viên" - anh Lâm cho biết.
Cũng là người có nhiều năm kinh nghiệm đi tàu tuyến Singapore - Việt Nam và đã từng bị cướp biển tấn công, anh Bùi Văn Thức (32 tuổi ở Ngô Quyền) cho biết, mấy năm gần đây, cướp biển hoạt động trên eo biển Malacca rất nhiều. Từ vùng biển các nước Singapore, Indonesia, Malaysia ra hải phận quốc tế rất gần. Chính vì đó, cướp biển hoạt động rất mạnh. Mục tiêu chính của cướp biển vùng này chính là những tàu dầu có tải trọng nhỏ và công suất thấp.
Anh Thức nói, sau khi các tàu làm hàng từ các cảng biển, chạy một đoạn rất ngắn đã ra hải phận quốc tế. Ở đây có các đảo nhỏ, nơi trú ngụ tuyệt với cho các toán cướp biển. Ở các vùng biển rộng, thường cướp biển phải dùng tàu mẹ và cano để cướp nhưng khu vực này có các đảo nhỏ làm nơi trú ngụ nên cướp biển chỉ cần cano, xuồng cao tốc là có thể hoạt động được.
Anh Bùi Văn Thức, thuyền viên tàu Vinalines Star từng bị cướp tại Malacca tấn công.
Theo anh Thức, khi cướp biển tiếp cận tàu, có 2 khả năng xảy ra. Nếu mức độ cảnh giới của các thuyền viên tốt, họ sẽ phát hiện và phun vòi rồng, bật tín hiệu cảnh báo...và chắc chắn bọn cướp sẽ bỏ đi. Nếu các thuyền viên lơ là, thiếu canh gác, cướp biển sẽ lên tàu và khống chế toàn bộ tàu. Thông thường thuyền viên chỉ phản ứng khi cướp biển chưa lên được tàu. Khi đã lên được tàu, phần kiểm soát đã thuộc về cướp biển.
Anh Thức kể, Đầu năm 2011, anh là thuyền viên tàu Vinalines Star thuộc Vinalines Sài Gòn. Trong chuyến hành trình từ Ấn Độ đi Trung Quốc, khi qua eo Malacca dời địa phận Singapore chừng 4 tiếng, lúc đó cũng khoảng hơn 3 giờ sáng, 8 tên cướp người Indonesia đi thuyền gỗ gắn động cơ công suất lớn áp sát mạn tàu và lên boong.
Chúng leo lên buồng lái với dao kiếm, mã tấu. Lúc này có 1 đại phó và 1 thuyền viên đang điều khiển tàu, 4 tên lao vào khống chế và tắt hết các thiết bị báo động.
"Bọn chúng rất giỏi về kỹ năng hàng hải và am hiểu các thiết bị điều khiển và đường đi lối lại trên tàu. Thậm chí chúng nắm rất rõ quy luật đi lại cũng như sinh hoạt của các thủy thủ trên tàu", anh Thức kể.
Sau khi khống chế 2 người, bọn cướp đến thẳng buồng thuyền trưởng, khống chế và lấy tiền bạc, đồ đạc có giá trị trên tàu rồi xuống thuyền phóng đi.
Trước đây, các toán cướp biển khu vực này chỉ lấy tài sản và bơm hết dầu, sau đó thả tàu cùng các thuyền viên. Nhưng thời gian gần đây, cướp thường lấy hàng, tàu sau đó sẽ thả thuyền viên. Thường các thuyền viên sẽ được thả trong vòng 20 ngày đến một tháng", anh Thức cho hay.
Trong thời gian qua, khá nhiều tàu của Việt Nam trở thành nạn nhân của những vụ cướp biển. Ngay thuyền thưởng tàu Sunrise vừa bị cướp và mất liên lạc của tuần qua cũng từng bị cướp biển Caribe bắt giữ 8 tháng.
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao cướp biển thả tàu Sunrise 689 cùng 18 thuyền viên? Thuyên trương canh cao bon cươp: "Tàu chúng tôi đã mất liên lạc dài ngày, nếu các anh không rời tàu sẽ bị hải quân, canh sat biên bắt giữ". Thuyên trương canh cao bon cươp: "Tàu chúng tôi đã mất liên lạc dài ngày, nếu các anh không rời tàu sẽ bị hải quân, canh sat biên bắt giữ". Liên quan đến...