Vụ tàu lửa đâm ôtô: Đèn tín hiệu qua cầu bị hỏng
Ngày 8-2, đa số nạn nhân trong vụ tai nạn tàu lửa tại cầu Ghềnh được cấp cứu trước đó tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã chuyển viện hoặc về nhà. Trong khi đó, các cơ quan chức năng cũng chưa công bố thông tin gì thêm về vụ tai nạn này.
Xe cộ qua lại nườm nượp trên cầu Ghềnh (ảnh chụp ngày 8-2) – Ảnh: HÀ MI
Kể lại vụ tai nạn kinh hoàng, nạn nhân Dương Thành Hiếu (26 tuổi, ngụ Bình Phước) bị gãy tay, xác nhận: “Khi chúng tôi ngồi trên ôtô vào cầu thì hoàn toàn không thấy có rào chắn. Xe đến đoạn giữa cầu đã phải dừng lại do có xe taxi đối đầu. Đã có một cuộc cãi vã, đòi đánh nhau giữa hai tài xế taxi tại lòng đường sắt của cầu Ghềnh”. Anh Hiếu cho biết lúc tài xế hai xe taxi cãi nhau chỉ có một nhân viên đường sắt đi ra can thiệp.
Bị tàu lửa cán chết Sáng 8-2, tại đoạn đường sắt qua phường Hòa Phát (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã xảy ra vụ tai nạn khiến một người đàn ông tử vong. Theo người dân chứng kiến, nạn nhân khoảng 25-30 tuổi, đang đi bộ qua đường ray và bị tàu SH2 lưu thông theo hướng Nam – Bắc tông thẳng vào người. Theo ông Nguyễn Đức Mân – trưởng Công an phường Hòa Phát, thanh niên này không mang theo giấy tờ tùy thân nên chưa xác định được danh tánh. ĐOÀN CƯỜNG
Sau tai nạn mới biết đèn tín hiệu trục trặc
Hôm qua, khi trở lại hiện trường vụ tai nạn, chúng tôi thấy có nhân viên gác chắn nghiêm túc. Tuy nhiên lượng xe qua cầu vẫn nườm nượp. Một nhân viên trực gác chắn ở cầu Ghềnh nói: “Đường vào cầu chật hẹp nhưng hằng ngày ôtô vẫn chen chúc nhau để vượt qua đường sắt. Chuyện cãi nhau giữa các tài xế chúng tôi thường chứng kiến”.
Liên quan đến diễn biến vụ tai nạn, ông Trần Hữu Chiến, giám đốc Công ty Quản lý đường sắt Sài Gòn – quản lý tuyến đường sắt ở Đồng Nai – xác nhận đêm xảy ra tai nạn, cột đèn tín hiệu cho tàu lửa vào cầu Ghềnh bị hư và biên bản hư đèn được lập sau khi xảy ra tai nạn.
Giải thích về cột đèn tín hiệu cho tàu lửa vào cầu, ông Lê Văn Nghĩa, đội trưởng đội quản lý đường sắt Biên Hòa (Công ty Quản lý đường sắt Sài Gòn), cho hay: “Khi đoàn tàu SE2 gây tai nạn mới phát hiện cột đèn tín hiệu bị cháy. Còn cháy lúc nào, cháy bao nhiêu phút trước khi tàu gây tai nạn thì cơ quan điều tra đang làm rõ”.
Ông Nghĩa cũng giải thích cột đèn tín hiệu giao thông qua cầu cách vị trí cầu Ghềnh khoảng 300m. Khi không có chướng ngại vật, nhân viên gác chắn bật màu xanh báo hiệu đoàn tàu được vào. Nếu bật đèn đỏ, lái tàu biết có chướng ngại vật phải cho tàu dừng lại.
Hiện Cơ quan điều tra Công an Đồng Nai cũng đang làm rõ việc cột đèn tín hiệu bị hư, đồng thời phối hợp với ngành đường sắt giải mã hộp đen để xem xét tốc độ, nhận tín hiệu… của đoàn tàu SE2.
Lời cảnh báo cho TP.HCM
Kiến nghị tách đường bộ ra khỏi cầu đường sắt Ông Phạm Văn Bình – trưởng Ban an toàn giao thông đường sắt (Tổng công ty Đường sắt VN) – cho biết trong báo cáo gửi Bộ GTVT và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về vụ tai nạn tại cầu Ghềnh, Tổng công ty Đường sắt kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các địa phương đang tồn tại những cầu sử dụng chung đường sắt và đường bộ cần cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi chung. Đối với những cầu chưa cấm được phải tăng cường các lực lượng thanh tra, cảnh sát giao thông để điều tiết hướng dẫn giao thông. Ông Nguyễn Văn Công – chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ GTVT – nói nếu tách được phương tiện giao thông đường bộ trên những cây cầu sử dụng chung với đường sắt thì rất tốt. Tuy nhiên, với điều kiện nguồn vốn còn hạn chế, Bộ GTVT và Chính phủ phải cân đối, dành vốn để xây dựng công trình thay thế trong tương lai gần. T.PHÙNG
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Ngọc Tường – phó thường trực Ban An toàn giao thông TP.HCM, tai nạn giao thông ở cầu Ghềnh là lời cảnh báo nguy cơ tai nạn giao thông giữa đường sắt với đường bộ ở TP.HCM. Số lượng ôtô và môtô tại TP ngày càng tăng, trong khi giao cắt giữa đường bộ với đường sắt là giao bằng (không có cầu vượt hoặc hầm chui).
Đặc biệt là ở giao lộ ngã tư Bình Triệu (quốc lộ 13 – Kha Vạn Cân) có mật độ xe lưu thông rất lớn, kẹt xe thường xuyên và từng xảy ra vụ xe container chết máy giữa đường sắt, phải nhờ người dân đẩy xe container lui ra khỏi đường ray mới tránh được tai nạn.
Tại khu vực cầu Bình Lợi (Q.Bình Thạnh) – cầu dành cho đường sắt lưu thông, có độ tĩnh không quá thấp, mực nước triều lại đang ngày càng cao nên đã xảy ra nhiều vụ tàu, ghe, sà lan va vào cầu. “Điều này không những gây nguy hiểm cho đường sắt mà đường thủy cũng tê liệt nếu xảy ra tai nạn” – ông Tường nói. Theo Phòng cảnh sát giao thông đường thủy Công an TP.HCM, trong những năm qua đã xảy ra chín vụ tàu, ghe và sà lan va vào cầu Bình Lợi.
Ông Nguyễn Kim Lăng – phó giám đốc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam – cho biết đường sắt quốc gia đi qua TP.HCM đang giao cắt với 14 con đường và cầu Bình Lợi là cực kỳ nguy hiểm. Hiện mật độ giao thông cả đường bộ và đường thủy ở TP.HCM tăng rất cao, khó tránh khỏi vụ tai nạn như ở cầu Ghềnh. Đây là bức xúc lớn nhất của TP, đòi hỏi ngành đường sắt cần sớm triển khai dự án xây dựng tuyến đường sắt mới Trảng Bom – Hòa Hưng (ga Sài Gòn).
Thực tế dự án tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng dài 48km qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương về TP.HCM đã được nghiên cứu khả thi vào năm 1999. Trong đó, sẽ xây dựng tuyến đường sắt mới ở phía nam TP Biên Hòa (thay tuyến đường sắt hiện hữu) nối về ga Dĩ An (Bình Dương), từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn dài 8km sẽ xây dựng đường sắt trên cao.
Theo ông Nguyễn Kim Lăng, dự án tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng sẽ xây dựng đường ray khổ 1,435m, thay cho đường ray hiện hữu 1m. Nếu các cơ quan chức năng có quyết tâm cao thì dự án có thể hoàn thành trong kế hoạch năm 2012-2017.
HÀ MI – THẾ KIỆT – NGỌC ẨN
Theo Tuổi Trẻ Online
Tang thương gia đình nạn nhân bị nạn trên cầu Ghềnh
Người vợ kiệt sức bên quan tài chồng và con trai, đứa trẻ 3 tuổi quẩn quanh luôn miệng hỏi tại sao cha nằm lại nằm trong đó, cô con gái lớn còn nguyên vẻ thảng thốt vì không tin tai nạn kinh khủng xảy đến với gia đình mình...
Dưới nắng trưa gay gắt, một bóng cờ tang rũ mình trơ chọi trước con hẻm nhỏ dẫn vào nhà ông Trần Ngọc Khải (49 tuổi, nạn nhân thiệt mạng trong vụ xe lửa đâm hàng loạt ôtô trên cầu Ghềnh tối 6/2). Khu phố nhỏ mới hôm qua còn náo nhiệt với không khí đón mừng năm mới, giờ trông ảm đạm bởi những gương mặt hàng xóm não nùng ngóng về phía gia đình người xấu số.
Một bóng cờ tang rũ mình trơ chọi trước con hẻm nhỏ dẫn vào nhà ông Khải. Ảnh: Vũ Mai.
Trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng (khu phố 6, phường Tân Mai, TP Biên Hòa), di ảnh bố con ông Khải đặt trên hai chiếc quan tài nằm cạnh nhau dưới vài vòng hoa viếng. Trông đìu hiu xơ xác. Xung quanh, nhiều người thân của nạn nhân vẫn còn nguyên vẻ bàng hoàng sửng sốt về tai nạn kinh hoàng vừa ập đến với gia đình mình.
Mắt đẫm nước, anh Trần Ngọc Khuyến - em ruột ông Khải cho biết, tối qua ông đang ở nhà tại quận Gò Vấp (TP HCM) thì nhận được tin anh và cháu mình gặp nạn nên đã tức tốc chạy đến bệnh viện.
"Suốt quãng đường đi tôi luôn khẩn cầu người thân của mình bình an vô sự. Cứ tưởng chỉ là vụ tai nạn xe thông thường chứ đâu có ngờ anh ấy và con trai bị cả đoàn tàu húc vào. Tôi không thể tin lại có thể xảy ra vụ tai nạn quá đau thương với gia đình mình", anh Khuyến nghẹn giọng.
Anh Khuyến cũng cho hay, ông Khải là lao động chính trong gia đình có đến 8 thành viên. Vợ ông Khải chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc các con nên kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng có hơn chục năm kinh nghiệm trong nghề lái xe thuê. Buổi tối định mệnh đó, ông Khải được chủ thuê đi giao hàng ở TP HCM. Tuy đang là ngày tết nhưng ông vẫn nhiệt tình nhận lời vì mong muốn kiếm chút tiền cho gia đình. Thấy căn bệnh đau lưng và sức khỏe của cha ngày càng yếu, đứa con trai thứ hai là Trần Quang Tuấn (20 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai) đã xin cha đi cùng để phụ ông khuân vác hàng hóa. Tuy nhiên, vừa dời nhà khoảng 20 phút thì tai nạn kinh hoàng đã xảy ra.
"Chị dâu tôi đã kiệt sức vì quá đau đớn trước thảm kịch của gia đình. Tội nghiệp nhất là những đứa con của chị ấy, dường như chúng còn chưa tin vào sự thật đau lòng này. Đứa con út chỉ vừa 3 tuổi cứ quẩn quanh mãi bên chân mẹ để hỏi cha và anh đâu? Chết là gì? Tại sao lại nằm trong cái hộp (quan tài) này? khiến ai thấy cũng không cầm được nước mắt", anh Khuyến quệt nước mắt kể.
Quá trưa, một nhóm người thuộc Công ty đường sắt Sài Gòn tìm đến gia đình ông Khải để thăm hỏi, chia sẻ về nỗi đau mà họ vừa gặp phải. Anh Khuyến cho biết, ngoài số tiền 10 triệu đồng do đơn vị này hỗ trợ, phía UBND Tỉnh Đồng Nai, Ban an toàn Giao thông... cũng đã đến động viên gia đình vượt qua thảm cảnh này.
Di ảnh bố con ông Khải đặt trên hai chiếc quan tài nằm cạnh nhau dưới vài vòng hoa viếng. Ảnh: Đức Quang.
Theo một số người thân của nạn nhân, thi thể cha con ông Khải đã hoàn toàn biến dạng sau tai nạn. Rời quan tài của cha và em trai, Nhi (con gái lớn của ông Khải) ngồi nép mình trên chiếc ghế ngoài phòng khách, ánh mắt cô vẫn còn nguyên vẻ bàng hoàng, đau đớn. Phải một lúc lâu, cô gái vừa tốt nghiệp đại học này mới có thể cho hay, khi cha và em trai vừa dời nhà được một lúc thì gia đình nhận được điện thoại từ nhà xác bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai báo hung tin. Không ai có thể tin đó là sự thật. Hay nói đúng hơn, không muốn tin cha và em trai đã ra đi đột ngột và đau đớn như thế.
"Lúc đó đất trời như sụp xuống dưới chân tôi. Không hiểu vì sao những hình ảnh của cha, những kỷ niệm về cha cứ ùa về làm lòng tôi quặn thắt. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu mình không thể gục ngã lúc này. Là con gái lớn, tôi sẽ thay cha gánh vác gia đình...", nói thế nhưng giọng Nhi đầy nước mắt.
Ngoài cổng, vài bạn trẻ mang vòng hoa tìm đến tiễn đưa người bạn thân thiết, sinh viên Trần Quang Tuấn, về nơi yên nghỉ cuối cùng. Chưa vào đến nhà mà mắt ai cũng đỏ hoe. "Đọc báo VnExpress.net, chúng tôi không thể tin nạn nhân của vụ tai nạn trên cầu Ghềnh lại là cha con Tuấn. Trên đường đến đây, chúng tôi cứ cầu mong báo đưa tin không đúng sự thật. Nhưng bây giờ thì...", một nữ sinh viên bật khóc.
"Dù biết tai nạn là điều không ai mong muốn, nhưng chúng tôi tha thiết mong các cơ quan chức năng làm tròn trách nhiệm của mình để ngăn chặn những vụ tai nạn đau lòng như thế này không xảy ra nữa. Chỉ vì một sơ xuất nhỏ của những người gác chắn tàu mà gây ra tang thương quá lớn cho gia đình chúng tôi. Đừng để sự việc lúc nào cũng là "mất bò mới lo làm chuồng nữa"", ông Khuyến nói.
Ngay trong sáng nay, công an Đồng Nai đã ào cuộc điều tra nguyên nhân gây ra tai nạn khủng khiếp trên cầu Ghềnh. Ảnh: Vũ Mai.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Đinh Ngọc Sơn - trưởng tàu D19E cho biết, theo chứng kiến của ông, tại thời điểm đến khu vực cầu Ghềnh, thanh chắn barie đã đóng, đèn tín hiệu vẫn đang ở trạng thái cho phép tàu lưu thông trong vòng 20 giây. Cùng lúc, lái tàu phát hiện trước mặt vẫn có rất nhiều ôtô đi ngược chiều. Trước khi đoàn tàu va chạm với các xe đó, tàu đã thắng khẩn cấp 3 lần.
"Tại khu vực này trước đây cũng từng xảy ra trường hợp tàu lửa đụng phải một xe container trên cầu nhưng may mắn không gây thiệt hại. Còn lần này, trong trường hợp bất khả kháng đó, chúng tôi đã làm hết sức có thể nhưng không ngăn được tai nạn", ông Sơn nói.
Cũng theo vị trưởng tàu, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công ty Vận tải hành khách Sài Gòn đã hỗ trợ cho các nạn nhân bị thương 2 triệu đồng, trường hợp tử vong 3 triệu đồng.
Đến 15h chiều nay, còn 11 người bị thương đang điều trị tại bênh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai với các chấn thương phần đầu, ngực và bụng. Ngoài ra, hai trường hợp bị chấn thương sọ não đã được chuyển lên điều trị tại bênh viện Chợ Rẫy, TP HCM. 11 trường hợp bị thương nhẹ sau khi sơ cứu đã được bệnh viện cho về và theo dõi tại nhà.
Vũ Mai - Đức Quang - Quốc Thắng
Theo VNExpress
Xác định nguyên nhân tai nạn kinh hoàng tàu hỏa đâm ôtô Chiều 7/2, CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã có kết luận điều tra ban đầu vụ TNGT đường sắt làm chết 2 người, bị thương 26 người khác tại cầu Ghềnh (TP-Biên Hoà) vào tối ngày 6/2. Nguyên nhân vụ TNGT được xác định, do nhân viên gác chắn 3 và 4 không tuân thủ quy định điều khiển đèn tín hiệu...