Vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm hỏng: Yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh
Cục Lãnh sự và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu điều tra, xác minh thông tin vụ việc tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm hỏng, lấy tài sản và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao vừa có thông tin ban đầu liên quan đến vụ việc tàu QNg 96416 TS từ các cơ quan chức năng.
Theo đó, ngày 10-6, trong khi đang di chuyển cách đảo Lin-côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 7 hải lý về phía Nam, tàu cá QNg 96416 TS bị một tàu sắt mang số hiệu 4006 và một ca nô của Trung Quốc áp sát gây ra sóng lớn, khiến 16 ngư dân cùng nhiều vật dụng trên tàu cá Việt Nam rơi xuống biển; tàu bị nước tràn vào, có nguy cơ chìm.
Các ngư dân trên tàu QNg 96416TS cập cảng trình báo sự việc – Ảnh: T.Trực
Một số người từ tàu Trung Quốc đã lên tàu cá Việt Nam bơm nước ra ngoài và đưa các ngư dân trở lại tàu. Trước khi rời đi, phía Trung Quốc dùng vũ lực ép thuyền trưởng tàu cá điểm chỉ vào một số giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, lấy đi số lượng lớn hải sản, ngư cụ và trang thiết bị của tàu QNg 96416 TS.
Ngay trong ngày 10-6, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết.
Ngày 12-6, tàu cá QNg 96416TS và toàn bộ ngư dân trên tàu đã về tới cửa Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi an toàn. Các ngư dân hiện đang cách ly tại Trung tâm y tế Bình Sơn, Quảng Ngãi theo quy định phòng chống dịch Covid-19.
Hiện, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực thu thập và xác minh thông tin, làm rõ vụ việc và sẽ tiếp tục có các biện pháp giao thiệp với phía Trung Quốc, kiên quyết bảo vệ chủ quyền cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Ngày 13-6, Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản lên án và phản đối hành động vô nhân đạo của lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã gây nguy hiểm đến tính mạng và thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thuyền trưởng Nguyễn Lộc (áo trắng) kể lại sự việc – Ảnh: T.Trực
Hội Nghề cá Việt Nam cho biết theo báo cáo của Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi và ngư dân trình báo, khoảng 10 giờ sáng 10-6, tàu cá QNg 96416 của ngư dân Nguyễn Lộc (46 tuổi, trú tại huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 15 lao động đang đánh bắt tại khu vực cách đảo Lin-Côn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khoảng 8 hải lý về phía Tây Nam.
Ngay sau đó, tàu cá này đã bị tàu của lực lượng hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 4006 cùng 1 xuồng cao tốc truy đuổi, tông va khiến tàu cá bị hư hỏng. Khi khống chế được tàu cá, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã có hành vi đánh đập ngư dân, bắt ký và điểm chỉ dấu vân tay vào văn bản do lực lượng hải cảnh Trung Quốc viết.
Trước khi rút đi, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã lấy đi 2 máy dò cá, 1 thuyền thúng, 5 bành dây hơi, 1 tấn hải sản và làm hư hỏng nhiều bộ phận trên tàu cá với ước tính tổng thiệt hại lên tới 500 triệu đồng.
Ngày 12-6, tàu cá QNg 96416 cùng các lao động về đến đất liền không tiếp tục đi sản xuất được.
Người phát ngôn BNG Trung Quốc trắng trợn bịa đặt: Tàu cá VN đâm tàu Hải cảnh TQ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đổi trắng thay đen sự thật vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trong tuyên bố mới đây.
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/4, khi phóng viên đặt câu hỏi liên quan tới việc tàu cá Việt Nam bị chìm sau va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết:
"Vào sáng 2/4, một tàu hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tuần tra định kỳ phát hiện tàu cá Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Tây Sa (thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - PV) và ngay lập tức kêu gọi con tàu rời đi.
Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch giải cứu và cả 8 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu mà không có bất cứ thương tích nào. Tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó đã để ngư dân Việt Nam rời đi sau khi hoàn thành thủ tục điều tra và thu thập bằng chứng cần thiết".
Phát ngôn của bà Hoa là sự bịa đặt trắng trợn, vốn song hành các tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc về Biển Đông trước đây.
Trên thực tế, vào khoảng 3h ngày 2/4, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Trên tàu khi đó có 8 thuyền viên.
Sau khi bị đâm chìm, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS đưa về đảo Phú Lâm.
Tàu QNg 90617 TS bị đâm chìm ở Hoàng Sa. (Ảnh: Ngư dân chụp)
Sáng cùng ngày, nhận được tin báo, các tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, QNg 90045 TS của ông Đăng Tâm và tàu QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng cùng chạy đến cứu nạn, cứu hộ.
Lúc này, các tàu cá tiếp tục bị tàu Trung Quốc truy đuổi, 2 tàu cá QNg 90929 TS và QNg 90045 TS sau đó cũng bị bắt, lai dắt vào đảo Phú Lâm.
Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá QNg 90929 TS, QNg 90045 TS và thả 2 tàu cá này cùng 8 ngư dân của tàu chìm về.
Đây thực chất mới là diễn biến của vụ việc chứ không phải "sự thật", mà do bà Hoa thêu dệt trong phát ngôn của mình.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong tuyên bố sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng cáo buộc "tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy của 'quần đảo Tây Sa' của Trung Quốc để đánh bắt cá".
Cái mà Trung Quốc gọi là "quần đảo Tây Sa" thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chủ quyền với quần đảo này để biện minh cho các hành động phi pháp của mình tại đây nhưng chưa từng đưa ra bất cứ bằng chứng thuyết phục nào cho các tuyên bố đó.
Video: 6 ngư dân kêu cứu ở Hoàng Sa
Bà Hoa còn ngang nhiên khẳng định "tàu cá Việt Nam phớt lờ và thậm chí có hành động nguy hiểm để chống lại việc thực thi pháp luật của Trung Quốc".
"Phía Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc với Việt Nam về vấn đề này, yêu cầu Việt Nam thông báo với ngư dân của mình và điều chỉnh hoạt động đánh cá của họ để đảm bảo không tái phạm việc xâm phạm vùng biển liên quan tới quần đảo Tây Sa của Trung Quốc hoặc thực hiện các hành động nguy hiểm chống lại lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc", bà Hoa nói.
Đây là sự dối trá không thể chấp nhận bởi các ngư dân Việt Nam hoàn toàn đánh bắt cá hợp pháp tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và cũng không hề có hành động nguy hiểm đối đầu với Trung Quốc như bà Hoa vu cáo.
Đáp trả hành động vô lối của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 3/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".
SONG HY
Hành vi phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông xuất phát từ bế tắc trong nước Chuyên gia cho rằng, những hành động phi pháp gần đây tiếp tục thể hiện dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và bộc lộ những bế tắc bên trong đất nước này. Đẩy mâu thuẫn trong nước ra bên ngoài Ngày 18/4, Bắc Kinh tiếp tục leo thang các hành động ngang ngược trên Biển Đông khi phê chuẩn thành...