Vụ tập kích Sơn Tây (2): Thất bại muối mặt của người Mỹ
Để thực hiện cuộc tập kích này, biệt kích Mỹ đã trải qua 170 lần diễn tập với sự tham gia của hơn 100 lính đặc nhiệm, 30 máy bay, gần 20 phi công trực thăng giỏi nhất của Mỹ.
Cùng với sự hiệp đồng, chặt chẽ của các tàu sân bay tại Vịnh Bắc bộ, dự tính khả năng thành công của chiến dịch là gần 100%. Nhưng kết quả cuối cùng là con số 0 tròn trĩnh, vì sao?
Theo quyết định của Tổng thống Nixon chiến dịch được tổ chức vào đêm 20 rạng sáng 21/11/1970. Từ sân bay Udon bên Thái Lan, 103 biệt kích Mỹ được 3 chiếc trực thăng cỡ lớn HH-53 chở đến mục tiêu. Cùng đi với 3 trực thăng này còn có chiếc C-130 dẫn đường cùng 2 chiếc C-141 để chở tù binh từ Sơn Tây về. Không quân và Hải quân Mỹ cũng điều hơn 100 máy bay đủ loại để ném bom, bắn phá các nơi nhằm nghi binh hỗ trợ cho chiến dịch này.
Biên đội được máy bay tiếp dầu AC-130P dẫn đường, cất cánh theo hướng đã định lúc 11 giờ 18 phút trên bầu trời Lào, nhằm tập hợp cùng lực lượng chi viện (đội A-1). Chiếc C-130 số 1 lúc đầu dự định sử dụng làm máy bay dẫn đường, nhưng do động cơ bị trục trặc nên cất cánh chậm 23 phút. Lúc 0 giờ 4 phút ngày 21, đội chi viện A-1 do máy bay C-130 dẫn đầu cũng cất cánh từ căn cứ không quân Nakon Phanom (Thái Lan) nhằm tập hợp lực lượng với nhóm hành động.
Toán hành động và lực lượng chi viện tập hợp trên không phận Lào, đội hình bay về hướng Sơn Tây dưới ánh trăng bàng bạc. Để giữ bí mật cho chiến dịch, suốt trong quãn đường hành trình, ngay cả ở những khu vực an toàn họ cũng đều bay rất thấp. Qua 3 giờ bay với tốc độ và độ cao thấp, biên đội đã vượt qua quãng đường 550km tính từ Udon, khi đến vùng trời Sơn Tây thì đã quá 2 giờ sáng ngày 21-11.
Chiếc HH-53 số 3 tách khỏi biên đội, bay vòng sang bên trái, Đội A-1 cũng lượn vòng trên vị trí đợi lệnh. Lúc này, chiếc C-130 thả pháo sáng, trại giam tù bình bỗng chốc được chiếu sáng rực. Chiếc HH-53 số 1 lao xuống, nhằm thẳng vào chòi canh của trại tù vừa xuất hiện trong tầm mắt và dội xuống đó một trận bão lửa, rồi bay sang vị trí đợi lệnh.
Chiếc C-130 dẫn đầu, chiếc HH-53 số 4 và số 5 cũng tách ra khỏi biên đội đổ bộ xuống lập một sở chỉ huy nhẹ rồi sau đó phá sập cầu sông Tích, nhằm chặn đường tiếp viện của các lực lượng vũ trang ta. Trên đường tiến quân, toán lính này đã đạp cửa xông vào một trong 3 ngôi nhà dân hiếm hoi trong vùng đang còn thắp điện sáng. Chúng xả súng giết chết người mẹ và một bé gái, còn một bé trai và một bé gái khác bị thương nặng.
Lúc này, nhóm chi viện đã hạ cánh nhầm xuống trường Đảng cách trại tù 400m về phía Nam. Chiếc HH-53 số 2 phát hiện ra điều này, vội vàng cho máy bay vòng sang hướng Bắc nhằm thẳng hướng trại tù. Chỉ huy của nhóm yểm trợ ngay lập tức phán đoán không thể trông đợi gì vào nhóm chi viện được nữa, nên ra lệnh lập tức chuyển sang kế hoạch “Màu xanh” (kế hoạch dự phòng, chỉ có lực lượng yểm trợ và tập kích gồm 34 người tham chiến).
Video đang HOT
Vụ tập kích được hoạch định tiến hành trong vòng 26 phút (Ảnh minh họa)
Nhóm chi viện hạ cánh xuống khu vực trường Đảng, khi xông vào trong sân, thì phát hiện tình hình có vẻ không ổn. Chúng chỉ tìm thấy và xả súng bắn chết 5 cán bộ an dưỡng khi họ đang ngủ, sau đó dùng súng phun lửa cỡ nhỏ tiêu hủy tất cả những gì nhìn thấy. Chiếc HH-53 số 1 lúc này mới phát hiện ra sai lầm, nên quay lại đón tất cả nhóm đưa đến khu vực trại tù. Lúc này, trận chiến đã bắt đầu được 8 phút.
Chiếc HH-3 hạ cánh xuống sân trại tù gặp khó khăn hơn dự đoán, các thân và cành cây bị phạt đổ, cánh quạt máy bay rời ra, máy bay đổ kềnh trên mặt đất, những người trên máy bay bị đập mạnh xuống đất. 2 giờ 17 phút, đặc nhiệm Mỹ gào to: “Chúng tôi là người Mỹ, đừng ngẩng đầu lên” rồi xông vào các phòng giam nhưng không có bất cứ tù binh Mỹ nào. Tại 1 căn phòng nhỏ, đám biệt kích gặp 6 người trông coi trại không có vũ trang đang cởi trần ngủ, chúng liền xả súng giết chết họ.
Sau khi xác định chắc chắn không có bất cứ tù binh nào ở đây, các máy bay trong biên đội nhận được lệnh kết thúc chiến dịch của chỉ huy biên đội, trước khi đi chúng còn cài thuốc nổ vào chiếc HH-3 bị hỏng khi hạ cánh để phá hủy. Biên đội an toàn trở về căn cứ không quân Udon lúc 5 giờ 28 phút sáng. Kế hoạch tập kích thành công về mặt chiến thuật, khi đổ bộ và rút lui thành công mà không có bất cứ thương vong nào, nhưng lại không đạt được mục tiêu giải cứu tù binh.
Về phía ta, hơn 10 người đã bị giết, một số công trình như cầu sông Tích, trường Đảng Hà Tây bị phá hoại. Tuy nhiên kết quả chung cuộc thì chiến dịch Bờ biển Ngà của Mỹ đã thất bại ê chề dù nó được chuẩn bị hoàn hảo đến từng chi tiết. Câu hỏi làm đau đầu những người tham gia chiến dịch Bờ biển Ngà của Mỹ là tại sao trong các bức không ảnh vẫn thấy có tù binh Mỹ, mà đến khi tập kích lại không còn ai, vậy các tù binh đã bị đưa đi đâu?
Vén bức màn bí ẩn
Thất bại của cuộc đột nhập làm tình báo Mỹ không thể hiểu nổi. Rõ ràng là trước khi tiến hành đột kích, máy bay trinh sát vẫn thường xuyên theo dõi mục tiêu. Các bức ảnh chụp hồng ngoại vẫn cho thấy vẫn có người ở trong các buồng giam. Vậy nhưng khi tiến hành chiến dịch lại gặp một cái trại trống không. Nếu như đối phương đã biết trước thì tại sao biệt kích Mỹ không gặp phải một sự kháng cự nào? Đây là một cuộc chuyển trại tù binh một cách tình cờ?
Trong một cuộc điều trần tối mật tại Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1974, các nhân chứng đã tuyên bố rằng các tài liệu có liên quan tới chiến dịch tối mật mang tên “Kingpin” được bảo mật ở mức độ cao nhất, rất ít người có thể tiếp cận tài liệu này, bí mật đến nỗi các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống và ngay cả Ủy ban An ninh quốc gia cũng không hề biết gì về nó.
Sơ đồ đường bay của phi công Mỹ từ Udon sang Sơn Tây
Một nhân chứng khác nữa là vị phụ tá cho thứ trưởng quốc phòng đặc trách các sự vụ Đông Nam Á và Thái Bình Dương, người mà lực lượng phản ứng nhanh của Lầu Năm Góc tại Việt Nam phải trình báo mọi việc đã thú nhận rằng: “Lần đầu tiên tôi biết đến chiến dịch này là do đọc một bài báo của Jack Anderson”. Đội đặc nhiệm tham gia chiến dịch cũng chỉ biết luyện tập tác chiến chứ cũng không biết mình sẽ tập kích ở đâu, vào thời điểm nào, vì mục đích gì.
Sự thực không có gì là khó hiểu. Ngay từ sớm, an ninh và tình báo Việt Nam đã nắm được sơ bộ về vụ tập kích này. Trong cuốn sách “Phi công Mỹ ở Việt Nam”, ông Gia Huy – một sĩ quan tình báo của Bộ Công an cho biết, từ giữa tháng 10/1970 ông đã nhận được tin tức rằng Mỹ sắp tập kích vào phía Tây Hà Nội để giải cứu tù binh phi công. Tin tức đến từ một cựu sĩ quan DIA Mỹ có cảm tình với cuộc kháng chiến của Việt Nam.
Cũng theo tài liệu trên, Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự – Trưởng ban nghiên cứu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris đã biết sớm về mô hình trại giam ở bắc Việt Nam trên đất Mỹ qua tài liệu mật của Quốc hội Mỹ mà ông có được. Bằng suy luận cá nhân, tướng Tự đã nhận định Mỹ có khả năng tấn công giải cứu phi công vào một trại tù binh phi công Mỹ ở miền Bắc. Nghiên cứu sâu về mô hình và phân tích tình huống, ông cho rằng mục tiêu tấn công của Mỹ là trại tù binh phi công ở Sơn Tây.
Nhưng có điều là về sau này, cả ông Gia Huy và tướng Tự về nước mới biết rằng, từ trước khi các ông gửi tin về thì ở nhà đã nghe phong thanh. Khi có tin của ông Gia Huy và tướng Tự thì lãnh đạo Bộ Công an quyết định chuyển tù nhân đến 1 trại dự bị nằm cách đó 15 km. Ông Huy còn kể: Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nói rằng ta đã bố trí một lực lượng mai phục ở trại, nhưng vì không biết chính xác ngày giờ nên chờ mấy tuần không thấy, lực lượng này đã rút đi.
Căn cứ điều đó có thể phán đoán, những bức ảnh hồng ngoại của Mỹ chụp trước khi tấn công vẫn thấy người ở trong trại có thể là những người lính của ta phục kích. Sau khi họ rút đi vì tưởng Mỹ đã bỏ kế hoạch này, công tác cảnh giới, đề phòng đã bắt đầu lơi lỏng thì mới đến thời điểm chúng tập kích. Đây là một sự việc đáng tiếc, nếu không ta đã có thể tóm gọn lực lượng biệt kích này, lập được chiến công lớn, gây tiếng vang trên trường quốc tế.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh Thủ đô
Rộ tin vợ chồng Trương Gia Huy đã ly thân
Báo Trung Quốc đồng loạt đưa tin Trương Gia Huy và Quan Vịnh Hà đã ly thân với nhau từ 6 tháng nay.
Trang Ent đưa tin vợ chồng Trương Gia Huy và Quan Vịnh Hà đang sống trong tình trạng ly thân từ 6 tháng nay. Sự mâu thuẫn của cặp vợ chồng này xuất phát từ việc Gia Huy tham gia đóng phim nhưng không giữ sức khỏe. Vợ chồng anh thường tranh cãi và họ tránh mặt nhau sau cả nửa năm qua.
Các trang báo lớn của Trung Quốc cho biết, Trương Gia Huy khi nhận vai trong Đại truy bộ đã phải giảm cân thần tốc. Quan Vịnh Hà rất lo lắng cho chồng và yêu cầu Gia Huy phải đi khám. Bỏ qua lời khuyên của vợ, Gia Huy tiếp tục nhận vai trong bộ phim Unbeatable. Với bộ phim này, Trương Gia Huy đã cố gắng để có được vóc dáng cơ bụng 6 múi khi đóng phim trong thời gian ngắn. Việc áp lực trong tập luyện khiến anh gặp vấn đề về sức khỏe. Trương Gia Huy đã rơi vào trạng thái trầm cảm.Quan Vịnh Hà đã đề nghị chồng chỉ nên về nhà vào tối khuya sau khi cả nhà đi ngủ.
Trang HK cho biết, Trương Gia Huy đã ở phòng khách hoặc ngủ ở xưởng phim trong nửa năm vừa rồi. Trang QQ thông tin, cặp vợ chồng đã rơi vào trạng thái căng thẳng. Họ tránh gặp nhau ở mức độ tối đa và không xuất hiện cùng nhau trong suốt thời gian dài.
Trả lời phỏng vấn ngày hôm qua, Gia Huy cho biết đây chỉ là thông tin chưa chính xác. Anh nói: "Tôi chỉ không ngủ cùng vợ một lần khi tôi phải đi làm về muộn. Chúng tôi vẫn bình thường và chưa bao giờ ly thân. Tất nhiên, tôi không bị trầm cảm".
Trương Gia Huy và nữ diễn viên quen thuộc với vai Cát Tường trong Như Ý, Cát Tường - Quan Vịnh Hà tổ chức đám cưới vào năm 2003 và đã có 10 năm chung sống. Họ được xem là một trong những cặp tình nhân lý tưởng của làng giải trí xứ hương cảng.
Theo Trithuctre
Ảnh tuần qua: Dư luận "nóng bỏng" trước hành vi gian lận xăng dầu Những hành vi gian lận, "móc túi" khách hàng vô cùng tinh vi của các nhân viên bán xăng tại một số cây xăng ở Hà Nội đã bị các phóng viên Dân trí lật tẩy. Sự thật vốn đã tồn tại nhiều năm nay được đưa ra ánh sáng khiến độc giả phẫn nộ, bất bình. Hành vi gian lận "thủ công"...