Vụ ‘tảng đá bán quý nặng 30 tấn’: Phải xác định giá trị mới áp mức xử phạt thỏa đáng
Ngày 15.4, ông Nguyễn Đức Luyện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết UBND tỉnh đang xem xét hồ sơ của Công an tỉnh đề xuất xử lý vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Chí Thanh và ông Trương Quốc Hảo (cùng trú xã Đắk Gằn, H.Đắk Mil, Đắk Nông) mỗi người 550 triệu đồng về hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép.
Tảng đá khoảng 27 tấn được tạm giữ tại Công an tỉnh Đắk Nông – Ảnh: Nguyên Bình
Như Thanh Niên đã thông tin, giữa tháng 2, tại H.Đắk Mil (Đắk Nông) Công an tỉnh bắt vụ vận chuyển tảng đá được xác định là canxedon (loại đá bán quý) nặng gần 30 tấn. Sau thời gian điều tra, công an đề xuất UBND tỉnh tịch thu tảng đá, đưa vào Bảo tàng tỉnh Đắk Nông; xử lý hành chính những người tham gia khai thác, vận chuyển đá.
Chiều 14.4, ông Nguyễn Chí Thanh cho biết chưa nhận được thông tin về việc đề xuất xử phạt nói trên. Theo ông Thanh, tảng đá được phát hiện ngay trong đất vườn của gia đình khi ông đào ao lấy nước tưới cà phê. Khi thấy tảng đá ngày 10.2, ông báo cho ông Hảo đến mua. Ông Hảo đưa trước 60 triệu đồng và thuê máy đào với thỏa thuận nếu bán được giá sẽ chia thêm cho ông Thanh. “Sau khi tảng đá bị bắt giữ, công an có mời tôi làm việc, tôi cũng khai khi đào ao lấy nước gặp tảng đá trong vườn nhà mình”, ông Thanh nói.
Xung quanh việc xử lý tảng đá trên, luật sư Tạ Quang Tòng, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk, cho rằng phải có biên bản giám định tảng đá của cơ quan hoặc hội đồng có thẩm quyền chuyên môn cao về khoáng sản, xác định tảng đá bị tạm giữ là đá quý, bán quý hay đá thông thường mới có căn cứ ra quyết định xử lý phù hợp. Trong trường hợp không có giám định của cơ quan có thẩm quyền, việc tranh cãi có thể xảy ra vì người bị xử phạt không chấp nhận khi cho rằng đó là đá thông thường.
“Theo tôi, các cơ quan quản lý cấp tỉnh không thể giám định chính xác loại đá, mà cần có chuyên gia của Tổng cục Địa chất và khoáng sản, Viện Vật lý địa cầu, ĐH Mỏ – Địa chất mới có thể cho biết tảng đá bị tạm giữ thuộc loại đá gì”, ông Tòng nhấn mạnh.
Theo luật sư Tòng, nếu tảng đá là đá bán quý và việc khai thác diễn ra ngoài tự nhiên, có chủ ý thì việc xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật. “Trong trường hợp này, nếu chủ vườn không có chủ ý khai thác đá vì lợi nhuận mà trước hết do mục đích đào ao lấy nước thì ngẫu nhiên gặp đá, hành vi khai thác đá dù là đá bán quý là ngay tình, chủ vườn không bị xử lý”, luật sư Tòng nói.
Về mức tiền xử phạt, luật sư Tòng cho biết đối với khoáng sản trái phép được tính dựa trên giá thị trường của tang vật nhân lên 2 lần. Đá bán quý có giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg; tảng đá gần 30 tấn, sau khi bóc lớp phong hóa ước còn khoảng 20 tấn. Nếu lấy mức giá thấp nhất là 25.000 đồng/kg thì tảng đá có giá khoảng 500 triệu đồng; vậy mức xử phạt nhân lên 2 lần sẽ khoảng 1 tỉ đồng.
Trung Chuyên – Ngọc Anh
Theo Thanhnien
Video đang HOT
"Hối lộ tình dục" thì... đo thế nào?
Sau khi cuộc Hội thảo công bố dự thảo báo cáo chuyên đề "Thu hồi tài sản tham nhũng" do Ban Nội chính Trung ương tổ chức trong tuần qua. Báo chí cũng nóng lên với những khái niệm mới được đưa ra tại hội thảo như "hối lộ tình cảm", "tham nhũng tình dục", hoặc những thứ "tài sản" khó tính được bằng tiền, chẳng hạn công chức cắp ô đến cơ quan không làm việc cũng là tham nhũng. Và vấn đề đặt ra là những tài sản vô hình đó thì thu hồi thế nào, thu hồi cái gì? Xưa nay, Luật Phòng chống tham nhũng vẫn xác định hối lộ tham nhũng dựa trên thước đo là tiền, là những tài sản có giá trị vật chất, vậy "hối hộ tình cảm" thì đo thế nào?
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu tại hội thảo, thiệt hại về tài sản do tham nhũng gây ra ngày càng lớn, thu hồi tài sản tham nhũng còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu hồi còn thấp. Năm 2013 tỷ lệ số tiền, tài sản thu hồi đạt được chưa đến 10%; năm 2014 đạt trên 22%, thấp hơn nhiều so với số tiền, tài sản thực tế bị tham nhũng.
Tài sản thu hồi được thấp hơn nhiều tài sản thực tế bị tham nhũng. Nhưng các hình thực tham nhũng hiện nay lại biến thể, lại được "ẩn" trong các hình thức khác, thì vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng càng rơi vào các tình huống khó. Hành vi hối lộ tình cảm, hối lộ tình dục đang gia tăng ở một số nước châu Á, một số nước cũng đã bàn tới việc phải có một cơ chế pháp lý để kiểm soát tình trạng này.
Tại cuộc hội thảo vừa qua, GS-TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN, cho rằng thu hồi tài sản tham nhũng mà chỉ dùng từ "tài sản" thì sẽ không phù hợp với thực tế vì sẽ có nhiều hành vi hối lộ, tham nhũng nhưng sẽ "khó thu hồi" và thu hồi tài sản tham nhũng phải tính đến không chỉ tài sản mà phải hủy bỏ tất cả những lợi ích có được từ hành vi tham nhũng.
Giáo sư Lê Hồng Hạnh cho rằng, hậu quả giữa hối lộ tình dục và hối lộ tài sản khác là như nhau. Hối lộ tình dục cũng có thể làm tê liệt bộ máy. Ông đưa ra ví dụ, có một cô gái đẹp đã tốt nghiệp đại học hoặc không tốt nghiệp đại học, đang làm việc ở một cơ quan Nhà nước nào đó, vị trí mà người ta bổ nhiệm cô đòi hỏi trình độ cao hơn như thạc sĩ hoặc số năm công tác lâu hơn. Nhưng tại sao những người khác trong cơ quan đủ tiêu chuẩn không được mà cô này được. Vậy là do quy trình thực hiện có vấn đề không minh bạch, nếu đằng sau đó không phải là vấn đề tiền bạc, quan hệ thì có thể liên quan tới chuyện tình dục. Từ đó, ông khẳng định, dù khó nhưng hoàn toàn có thể xác định được có hay không hành vi hối lộ tình dục. Việc này thế giới vẫn làm. Hay như có cô người mẫu nào đó "khoe" trên mạng rằng người nào muốn rủ cô đi qua đêm thì phải ít nhất là 20.000 USD cô mới chịu đi. Nếu một vị quan chức nào nhận quà "hối lộ tình dục" của ai đó bằng cô gái này thì đương nhiên vị đó đã được hưởng gần một khoản tiền tương đương 20.000 USD.
Đưa ra các ví dụ, Giáo sư Lê Hồng Hạnh khẳng định giá trị vật chất của "hối lộ tình dục" nhiều khi không hề nhỏ và cũng không quá khó để xác định, ông nhấn mạnh: Hối lộ tình dục cũng là một loại hối lộ và nó có thể làm tê liệt bộ máy của chúng ta. Hậu quả nó gây ra chẳng kém gì hậu quả của việc hối lộ bằng tài sản. Chính vì thế, đã đấu tranh phòng chống tham nhũng thì phải đấu tranh toàn diện ở mọi khía cạnh mà thực tiễn cuộc sống đã chỉ ra.
Các ý kiến tham gia trên Báo An ninh Thủ đô cũng đồng tình với quan điểm này và cho rằng cần phải mở rộng khái niệm tài sản tham nhũng bên cạnh những tài sản là vật chất, tài sản hữu hình thì cũng có những lợi ích khác.
GT.TS Lê Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN: Hối lộ tình dục, cũng như hối lộ tài sản khác đều có hậu quả như nhau
- Thưa Giáo sư, "hối lộ tình dục" đang gia tăng ở một số nước châu Á và đã có một số nước tìm cách kiểm soát được hành vi này? Đó là một thực tế, mà pháp luật Việt Nam cần phải tính tới?
- Tôi cho rằng đây là một thực tế không thể không tính tới vì những lý do sau. Hối lộ tình dục cũng như hối lộ tài sản khác đều có hậu quả như nhau, chỉ khác là công cụ để thực hiện việc đưa hối và nhận hối lộ mà thôi. Ai bảo rằng quan chức nhận tiền hối lội để trao một dự án cho chủ doanh nghiệp không nguy hại hơn việc quan chức đó trao dự án cho nữ nhân nào vì "tấm thân ngàn vàng". Rõ ràng hậu quả như nhau: Dự án được giao một cách không minh bạch, vi phạm cạnh tranh lành mạnh và gây mất niềm tin vào Nhà nước. Những vụ tham nhũng tình dục chấn động mang lại hậu quả nghiêm trọng ở Trung Quốc là những ví dụ.
Thứ hai, là nếu đặt vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng thì không chỉ thu hồi tài sản hữu hình như cách nhìn của nhiều người, đó là tiền bạc, đất đai. Tài sản hiểu đúng nghĩa thì còn bao gồm lợi ích, địa vị, quyền đối với tài sản v.v... Khi tham nhũng xảy ra, việc thu hồi không chỉ dừng ở tài sản hữu hình mà cả những tài sản vô hình nữa. Trong trường hợp nêu trên, quyền được thực hiện dự án chính là tài sản cần phải thu cho dù người nhận được dự án này sử dụng tiền hay sử dụng tình dục để có được.
Thứ ba, Việt Nam đã gia nhập Công ước chống tham nhũng. Quy định về xử lý hành vi tham nhũng tình dục của Công ước chắc chắn phải có hiệu lực đối với Việt Nam. Vì thế, đã đến lúc cũng cần tham khảo kinh nghiệm pháp luật của các quốc gia khác về thu hồi tài sản trong trường hợp này.
- Tại cuộc Hội thảo về "Thu hồi tài sản tham nhũng" mà Giáo sư cũng tham gia vừa qua, có ý kiến cho rằng "đến cơ quan không làm việc cũng là tham nhũng". Thực tế tình trạng này đang rất phổ biến. Đó cũng là một thứ tài sản "ẩn", Giáo sư có cho rằng có thể kiểm soát được hành vi này hay không?
- Đúng là có tình trạng công chức lãng phí thời gian làm việc đang diễn ra. Công chức tới cơ quan làm việc riêng hoặc đến một lúc rồi bỏ đi nhậu. Đúng là đang diễn ra sự lãng phí tài nguyên thời gian. Tuy nhiên, ở thời điểm này, chưa có nước nào đưa vào pháp luật khái niệm tham nhũng thời gian cả. Có lẽ ở các nước, kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ được đề cao, việc quản lý nhân sự rất hiệu quả nên thực trạng này không phổ biến. Tình trạng này xảy ra là do lỗi của Nhà nước, của những nhà quản lý. Hơn nữa, khó có thể xác định đó là hành vi tham nhũng. Điều mà chúng ta cần làm để khắc phục tình trạng này không phải là ban hành luật để xử lý "tham nhũng thời gian" mà cần xem lại cơ chế quản lý và trách nhiệm của công chức và hoàn thiện nó.
- Thưa Giáo sư, vậy tại sao chúng ta không bàn đến giải pháp cho việc phòng, chống tham nhũng là cần xây dựng con người có văn hóa, con người tử tế để họ không tham nhũng, trước khi bàn đến việc "thu hồi tài sản đã tham nhũng"?
- Điều này về về lý thuyết rất đúng. Đáng tiếc thực tế cho thấy không dễ như cách đặt vấn đề. Chúng ta ở trong giai đoạn mà tham nhũng có thể thấy ở mọi lĩnh vực, mọi cấp độ, ngày càng trở nên nghiêm trọng của quốc gia. Đâu phải chúng ta không chú trọng xây dựng con người tử tế. Hơn thế, chúng ta đã đủ mọi cách để xây dựng con người mới XHCN, ra không biết bao nhiêu là nghị quyết, chỉ thị về xây dựng con người mới XHCN. Đặc biệt, như lời một lãnh đạo cao cấp của Đảng, chúng ta đang thực hiện cuộc vận động long trời lở đất học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đó sao. Chúng ta ở một thời điểm mà chỉ có hành động kiên quyết, triệt để mới chống đỡ được tham nhũng và thu hồi tài sản là một trong những hành động cần làm. Tôi không cho rằng chúng ta đầu tư thật nhiều vào việc xây dựng con người mới XHCN với những phẩm chất vô cùng cao đẹp trước rồi mới bàn về việc chống tham nhũng. Nói thêm một ý là chúng ta đã bắt đầu xây dựng con người mới XHCN từ cách đây 55 năm rồi.
- Phóng viên An ninh Thủ đô Cuối tuần cũng đã trao đổi với một Tiến sĩ khoa học nghiên cứu về văn hóa về vấn đề này. Tiến sĩ có nói một câu rằng: "những kẻ tham nhũng đương nhiên là những kẻ vô văn hóa". Quan điểm của Giáo sư như thế nào? Chúng ta có nên bàn đến vấn đề văn hóa trong phòng chống tham nhũng?
- Đúng là câu hỏi cân não. Trước hết cần hiểu văn hóa là tập hợp những giá trị và những giá trị được tạo ra bởi thế hệ trước và được thế hệ sau sử dụng để tạo nên những giá trị mới cho sự phát triển. Bác Phạm Văn Đồng đã từng nói văn hóa bao gồm giá trị tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh. Nếu hiểu văn hóa như vậy thì chắc chắn hành vi tham nhũng là hành vi phản văn hóa vì tham nhũng đang làm triệt tiêu nền tảng phát triển của xã hội, làm xã hội tha hóa và bạo lực hơn. Ý của TS nào đó về "những kẻ tham nhũng là những kẻ vô văn hóa" thể hiện sự phản ứng mạnh mẽ với hành vi tham nhũng và đúng trong nội hàm của khái niệm văn hóa. Dĩ nhiên, những kẻ tham nhũng đa phần là quan chức được học hành, có trình độ nên hiểu vô văn hóa theo nghĩa thông thường là vô học thì chưa hẳn đã đúng. Vốn dĩ ban đầu họ cũng tử tế, song đến khi làm quan, do lòng tham cộng với điều kiện tốt cho lòng tham nảy nở nên họ trở thành những kẻ tham nhũng.
Chống tham nhũng không chỉ là vấn đề của chính trị và pháp luật đâu. Chúng ta đang nói nhiều về việc học tập kinh nghiệm của cha ông, đặc biệt của Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông trong việc chống tham quan đấy thôi. Đấy chính là chúng ta đang nói về văn hóa trong chống tham nhũng mà. Hơn nữa, bàn về việc sử dụng những giá trị văn hóa, truyền thống để nâng cao hiệu quả chống tham nhũng cũng có nghĩa là chúng ta tiếp cận nó từ góc độ văn hóa. Vấn đề chỉ ở chỗ bàn đến yếu tố nào của văn hóa và sử dụng nó như thế nào cho việc chống tham nhũng.
- Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Đinh Kiều Nguyên (Thực hiện)
TS Đinh Văn Minh, (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra): Thu hồi tài sản tham nhũng, mới chỉ làm phần ngọn
Tôi nghĩ là tài sản tham nhũng thu hồi chúng ta hiện nay không nhiều lắm, vì ngay cả những vụ việc tham nhũng được phát hiện đã rất ít, chỉ mấy phần trăm. Phát hiện chỉ vài phần trăm, rồi trong vài phần trăm ấy lại chỉ thu được vài chục phần trăm, như vậy là quá ít. Chính vì vậy, khi đưa vấn đề thu hồi tài sản vào luật thì nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội.
Thực tế hiện nay, chúng ta mới làm được phần ngọn, tức là khi phát hiện người nào đó có hành vi tham nhũng thì mới phong tỏa tài sản, chứng minh nguồn gốc tài sản ấy. Lúc này thì số tiền tham nhũng đã chảy đi rất nhiều chỗ khác, mua nhà cho vợ, cho con đi học, thậm chí là cho bồ nhí... rất khó chứng minh. Chúng ta chưa có nền tảng pháp lý và quản trị tài sản đủ minh bạch để ngăn chặn ngay từ đầu việc tài sản tham nhũng ấy nó chảy đi chỗ khác. Vì vậy chúng ta cần nỗ lực xây dựng một nền quản trị tài sản tốt, thông qua đăng ký tài sản, thông qua thuế... thì mới có hiệu quả bền lâu.
Bên cạnh đó, hình thức hối lộ hiện nay cũng rất đa dạng, có thể là vật chất, có thể là phi vật chất như hối lộ tình dục, hối lộ thành tích, thông tin... Ngay cả vật chất ngày nay cũng đã vô hình rồi, có thể quy ra cổ phần, cổ phiếu... Nhưng cái cứng nhắc của ta là tất cả đều quy ra vật chất. Theo tôi, chúng ta cần phải mở rộng ra, ví dụ như hành vi nhận hối lộ nên mở rộng phạm vi, bên cạnh nhận tiền, tài sản thì phải quy định thêm về việc nhận "các lợi ích khác"... Ít nhất phải có thêm cụm từ đó, còn sau này cái "lợi ích khác" ấy có cái chúng ta thu hồi được, có cái không thu hồi được thì phải xem xét các biện pháp khắc phục.
Luật sư Trương Anh Tú - Trưởng VP Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Cần thu hồi tài sản tham nhũng ở mức cao nhất
Thực tế việc thu hồi tài sản tham nhũng không phải là vấn đề mới mà đã được đặt ra từ khá lâu trong công tác phòng chống tham nhũng. Đối với những việc đó nếu chủ thể họ không tự nguyện, thì thu hồi tài sản tham nhũng tương đối khó. Nhưng việc thu hồi tải sản tham nhũng còn chưa khó bằng việc truy tìm nguồn gốc tài sản. Những cái nhìn thấy như tài khoản trong ngân hàng, bất động sản, vàng, phương tiện... thì dễ nhưng những tài sản đã được đối tượng tẩu tán là rất khó. Việc thu hồi tài sản tham nhũng là rất cần thiết và quan trọng trong mọi giai đoạn. Bởi tài sản đó là mồ hôi nước mắt của nhân dân, thuế do nhân dân đóng.
Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ giá trị tài sản tham nhũng được thu hồi qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trên phạm vi cả nước, song theo báo cáo của cơ quan chức năng, tỉ lệ số tiền, tài sản tham nhũng được thu hồi được còn quá thấp so với thực tế. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thu hồi tài sản trong tố tụng hình sự chưa được thực hiện kịp thời dẫn đến tình trạng người phạm tội tẩu tán tài sản. Như vậy có thể khẳng định, phòng chống tham nhũng bên cạnh những hình phạt nghiêm minh đối với các bị can, bị cáo và các biện pháp xử lý khác đối với người có hành vi tham nhũng thì đòi hỏi phải tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng ở mức cao nhất. Đặc biệt có chế tài kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn trong xã hội, nếu có dấu hiệu của tài sản bất hợp pháp hoặc không chứng minh được nguồn gốc tài sản sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc thu hồi và tịch thu sẽ triệt tiêu được động cơ tham nhũng.
Theo ANTD
Chính phủ đặt mục tiêu đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức xã hội Chính phủ thống nhất Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33 năm 2014 của Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam với mục tiêu đến 2020 ngăn chặn sự xuống chấp đạo đức và 2030 đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức xã hội. Nghị quyết ban hành Chương trình hành động...