Vụ Tân Tạo chuyển tiền ‘khủng’ sang Mỹ: Quy định chuyển tiền ra nước ngoài có lỏng?
Liên quan đến việc Tân Tạo tạm ứng gần 2.000 tỉ đồng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến đầu tư ở Mỹ nhưng sau đó đính chính chỉ chi 633 tỉ đồng gây xôn xao, Ngân hàng Nhà nước nói quy định chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài rất chặt chẽ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước cho hay quy định chuyển tiền ra nước ngoài, ngay cả để đầu tư dự án rất chặt chẽ.
Theo vị này, trước tiên dự án phải được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp phép. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, muốn chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư dự án, nhà đầu tư phải mở tài khoản, được chi mục nào và phải báo cáo định kỳ.
Cụ thể, thông tư 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở một tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép.
Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam thì nhà đầu tư phải mở và sử dụng đồng thời một tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và một tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép.
Nhà đầu tư phải đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước cũng hướng dẫn rất chi tiết các giao dịch chi cho dự án đầu tư ra nước ngoài gồm chi chuyển khoản; chi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh liên quan đến khoản bảo lãnh của nhà đầu tư cho chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài; chi chuyển khoản vào tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư…
Định kỳ hằng quý (chậm nhất vào ngày 5 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo), nhà đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài cho từng dự án cho Ngân hàng Nhà nước.
Tân Tạo đính chính, nói “hạch toán sai” 1.300 tỉ đồng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2022 công bố trước đó, chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến tạm ứng 1.936 tỉ đồng cho việc tham gia dự án tại Hoa Kỳ – Ảnh: NGỌC HIỂN chụp lại
Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo – Itaco (ITA) đã công bố báo cáo tài chính vào cuối tháng 7, trong đó nêu thông tin Tân Tạo tạm ứng cho chủ tịch HĐQT Maya Danglas (tên mới của bà Đặng Thị Hoàng Yến) số tiền 1.936 tỉ đồng để tham gia dự án ở Mỹ khiến dư luận xôn xao vì số tiền chuyển ra nước ngoài quá lớn.
Đáng chú ý, thời gian qua bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng kêu cứu về thông tin “buộc phá sản Tập đoàn Tân Tạo”.
Tuy nhiên, vào ngày 5-8, Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo công bố lại báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2022 bởi trước đó đã “hạch toán sai”.
Theo báo cáo mới được sửa này, chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến không tạm ứng 1.936 tỉ đồng cho việc tham gia dự án tại Mỹ, thay vào đó chỉ 633 tỉ đồng với mục đích “hợp đồng chuyển nhượng cổ phần” theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua vào ngày 29-4-2022.
Vào cuối tháng 6, cổ phiếu ITA có những phiên bị bán tháo dữ dội sau khi thông tin Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITA) bị mở thủ tục phá sản sau 4 năm tranh chấp được lan truyền trên các diễn đàn.
Sẽ kiểm tra đột xuất các xe cấp cứu tại TP.HCM
Sở Y tế phối hợp cùng Công an TP.HCM kiểm tra đột xuất các xe cấp cứu tại TP.HCM, tránh tình trạng xe không phép vận chuyển người bệnh không đúng quy định.
Sở Y tế TP.HCM nhận được thông tin từ báo chí phản ánh tình trạng nhiều người sử dụng xe cấp cứu không phép vận chuyển người bệnh, bóp còi hụ với tên gọi cấp cứu 115 gây hiểu nhầm cho người dân, không đảm bảo an toàn khi vận chuyển người bệnh.
Bên trong xe cấp cứu phục vụ người bệnh tại TP.HCM trong đợt dịch Covid-19. Ảnh: Ngọc Tân.
Trả lời về vấn đề trên, chiều 21/7, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, thông tin sở thẩm định và cấp phép về chuyên môn dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài.
Ngoài ra, các xe cứu thương này khi lưu thông trên đường sẽ có còi hụ phát tín hiệu được ưu tiên. Việc cấp và thu hồi hoạt động phát tín hiệu của xe cấp cứu do cơ quan công an thực hiện. Lực lượng CSGT khi thi hành nhiệm vụ có chức năng xử lý vi phạm theo quy định.
Để xử lý triệt để tình trạng xe cấp cứu không phép, Sở Y tế TP.HCM đã gửi công văn đến UBND quận,huyện, TP Thủ Đức, Phòng CSGT Công an TP.HCM (PC08) để phối hợp kiểm tra các cơ sở cấp cứu vận chuyển người bệnh.
Theo đó, PC 08 sẽ phối hợp kiểm tra, không để tình trạng xe cấp cứu không phép lưu thông trên đường, phát tín hiệu không được phép.
Sở Y tế sẽ hậu kiểm về chuyên môn, tổ chức những đoàn kiểm tra đột xuất đến các cơ sở y tế nhà nước cấp phép, theo dõi hoạt động của xe cấp cứu.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sẽ phối hợp truyền thông cho người dân về an toàn sức khỏe khi sử dụng dịch vụ cấp cứu, phòng tránh sử dụng những dịch vụ không phép.
Người dân TP.HCM chen chúc đi làm hộ chiếu mẫu mới Ngày đầu tiên Bộ Công an triển khai cấp hộ chiếu theo mẫu mới đã xảy ra cảnh người dân chen chúc trước phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an TP.HCM. Sáng 1/7, sau nửa tháng tạm ngưng cấp hộ chiếu để chờ cấp theo mẫu mới, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an TP.HCM tiếp nhận hồ sơ cấp hộ...