Vụ tấn công xưởng gas và chặt đầu tại Pháp: Bắt giữ 2 nghi phạm
Hai nghi phạm thực hiện vụ tấn công tại xưởng gas Air Products tại vùng Isere, Pháp ngày 26.6 đã bị bắt giữ và một người được xác định danh tính. Y từng bị liệt vào danh sách có thể thực hiện những hành động khủng bố.
Lực lượng cảnh sát có mặt tại hiện trường – Ảnh: AFP
Nghi phạm được xác định là Yassin Salhi, sống tại vùng Saint-Priest gần thành phố Lyon. Salhi sinh tháng 3.1980, theo Le Monde.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho biết Salhi chưa từng có tiền án tiền sự, nhưng từng bị lập “hồ sơ S” vào năm 2006, dành cho những người được coi là có khả năng phạm những hành động cực đoan. Hồ sơ của Salhi không được làm mới sau đó.
Salhi cũng từng bị chú ý vì nghi có liên kết với phong trào Hồi giáo Salafist, theo ông Cazeneuve.
Sau khi thực hiện vụ tấn công, nghi phạm đã bị lực lượng cứu hỏa và cấp cứu vùng (SDIS) bắt giữ.
Lính cứu hỏa có mặt tại hiện trường vụ tấn công ngày 26.6 – Ảnh: AFP
Theo bộ trưởng Nội vụ Pháp, Salhi có thể có đồng phạm trong vụ tấn công này và các cuộc thẩm vấn đang diễn ra.
Video đang HOT
Vụ tấn công xảy ra vào khoảng 14 giờ 50 phút ngày 26.6 (giờ Việt Nam) khi nghi phạm gây ra vụ nổ tại xưởng gas Air Products (của Mỹ) ở thị trấn Saint-Quentin-Fallavier, vùng Isère. Hai người đi trên một chiếc xe hơi đã xông vào xưởng và đâm vào các bình gas.
Vụ nổ khiến 2 người bị thương. Các lực lượng sau đó phát hiện một người bị chặt đầu tại khu vực này. Nghi phạm thứ hai cũng đã bị bắt giữ.
Theo Le Dauphine, nạn nhân bị chặt đầu được xác định là quản lý của một công ty vận tải đến đây để giao hàng.
Tổng thống Pháp gọi đây là vụ tấn công có bản chất khủng bố và sẽ mở cuộc họp khẩn tại điện Elysee vào 20 giờ 30 (giờ Việt Nam). Thủ tướng Pháp Manuel Valls đang công du tại Nam Mỹ cũng rút ngắn chuyến đi và quay về Pháp.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bốn vụ hành quyết nhà báo gây chấn động thế giới
Hình ảnh những nhà báo bị chặt đầu và những đoạn video quay cảnh hành quyết được tung lên internet là nỗi ám ảnh đối với công chúng cũng như những người làm báo nói riêng, và bị dư luận thế giới lên án dữ dội.
Daniel Pearl (năm 2002)
Cả thế giới bàng hoàng trước việc ông Daniel Pearl chết trong tay al-Qaeda - Ảnh: Reuters
Ông Daniel Pearl sinh ngày 10.10.1963, là một nhà báo người Mỹ gốc Israel. Ông bị tổ chức khủng bố al-Qaeda bắt và chặt đầu trong lúc đang làm việc cho báo The Wall Street Journal (Mỹ) năm 2002.
Ngày 21.2.2002, một cuốn băng ghi lại cảnh giết ông Pearl được phát tán với tựa đề: Vụ hành quyết kẻ gián điệp trong vai nhà báo, tên Do Thái Daniel Pearl. Đoạn băng giết người man rợ này nhanh chóng gây sốc dư luận toàn cầu và được xem là phát súng đầu tiên cho hàng loạt thủ đoạn hành quyết sau đó của các tổ chức cực đoan nhằm vào nhà báo.
James Foley (2014)
IS bắt đầu chiến dịch bắt giữ và hành quyết nhà báo từ vụ chặt đầu ông James Foley - Ảnh: Reuters
Nhiều năm sau vụ Daniel Pearl, thế giới lại một lần sửng sốt vì đoạn video chặt đầu một nhà báo Mỹ khác, ông James Foley, vào ngày 19.8.2014.
Đoạn video chặt đầu ông James Foley do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên Youtube với tựa đề: Một thông điệp gửi nước Mỹ. Trước đó, IS đã đòi tiền chuộc hàng triệu USD để thả ông Foley, tuy nhiên phía Mỹ đã không có động thái đáp trả.
IS là một nhánh của tổ chức al-Qaeda, tách ra vào khoảng đầu năm 2013. Vụ chặt đầu ông Foley được xem là cú tấn công trả đũa Tổng thống Mỹ Barack Obama vì nó đến không lâu sau khi Mỹ bắt đầu không kích nhắm vào các mục tiêu của IS tại Iraq.
Steven Sotloff (2014)
Nhà báo Sotloff chịu chung cảnh bị hành quyết như ông Foley - Ảnh: Reuters
Hình ảnh nhà báo Sotloff xuất hiện đầu tiên trong video hành quyết người đồng nghiệp James Foley kể trên. Khi ấy, IS cũng dọa sẽ giết luôn Sotloff nếu Mỹ không đưa tiền chuộc ông Foley. Rốt cục vào ngày 2.9.2014, ông Sotloff cũng bị hành quyết.
Steven Joel Sotloff sinh ngày 11.5.1983, cũng là một người Mỹ gốc Do Thái như Daniel Pearl. Trước lúc bị bắt, ông đã làm việc cho tạp chí Time (Mỹ), sống lâu năm ở Yemen và nói thông thạo tiếng Ả Rập.
"Ngươi, Obama, một lần nữa, qua hành động của mình, đã giết thêm một công dân Mỹ khác. Vì thế khi tên lửa của ngươi tiếp tục bắn vào người của chúng ta, con dao của chúng ta sẽ tiếp tục cứa vào cổ dân của ngươi", sát thủ che mặt mặc đồ đen tuyên bố trong đoạn video hành quyết ông Sotloff.
Kenji Goto (2015)
Ông Goto trước lúc bị hành quyết - Ảnh: Reuters
Tháng 1.2015, IS tiếp tục gây choáng váng trên thế giới khi ra tay hành quyết nhà báo người Nhật Bản Kenji Goto, một phóng viên tự do tác nghiệp tại Syria.
Ông Goto được biết đã bất chấp nguy hiểm đi vào vùng đất do IS kiểm soát để điều tra và tìm tung tích người bạn Haruna Yukawa. Trước khi đi, ông có để lại lời nhắn với nội dung biết trước hiểm nguy rình rập.
Cũng như các trường hợp trước đó, IS đòi tiền chuộc từ chính phủ Nhật Bản, nhưng sau cùng đã hành quyết ông Goto do không nhận được hồi đáp.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
13 năm báo chí bất khuất trước vấn nạn khủng bố Từ vụ tổ chức khủng bố al-Qaeda chặt đầu nhà báo Mỹ Daniel Pearl năm 2002 đến trường hợp James Foley năm 2014 và cuộc thảm sát ở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Pháp, chưa bao giờ các nhà báo chịu đầu hàng trước hiểm nguy. Ngày 7.1.2015, dư luận thế giới chấn động trước vụ thảm sát tại tòa soạn...