Vụ tấn công Isfahan ‘phá hủy’ hệ thống phòng không tiên tiến của Iran do Nga sản xuất
Cuộc tấn công được cho là của Israel vào Iran mới nhất nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng không tiên tiến bảo vệ các cơ sở hạt nhân.
Hình ảnh đăng trên website của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho thấy máy bay không người lái được cho là của Israel bị bắn rơi gần cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Telegragh (Anh) ngày 20/4 cho rằng, cuộc tấn công được cho là của Israel vào Iran hôm 19/4 dường như là một cuộc tấn công có độ chính xác cao, phá hủy bộ phận quan trọng của hệ thống phòng không do Nga sản xuất tại một căn cứ không quân lớn ở Isfahan.
Theo các nhà phân tích và tờ New York Times, hình ảnh vệ tinh cho thấy một bộ phận radar của tổ hợp phòng không S-300 bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hôm 19/4.
Chris Biggers, từng là nhà phân tích quân sự Mỹ và hiện đang làm việc tại công ty phân tích hình ảnh vệ tinh HawkEye 360, nêu rõ: “Có thể nhìn thấy radar tấn công mục tiêu 30N6E bị hư hỏng trong các hình ảnh được đăng tải”. Ông Biggers cho biết 4 phương tiện chở tên lửa cũng đã được di chuyển và dường như không bị hư hại.
Iran được Nga chuyển giao hệ thống phòng không S-300 vào năm 2016. Thiết bị radar bị hư hỏng được triển khai gần căn cứ không quân Shekari, ngay phía Đông Bắc Isfahan, một thành phố miền trung Iran, nơi có nhiều tiếng nổ vào sáng sớm 19/4.
Video đang HOT
Kênh CNN của Mỹ trích dẫn hình ảnh vệ tinh cho biết không có bằng chứng nào về thiệt hại lớn tại căn cứ không quân trên của Iran, cho thấy đây là một cuộc tấn công hạn chế có chủ ý.
Truyền thông Israel cũng đưa tin rằng cuộc tấn công là nhằm vào cơ sở hạ tầng được sử dụng để yểm trợ từ trên không cho Natanz, một cơ sở bí mật liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Nhà phân tích tình báo và quốc phòng Israel Ronen Solomon nói với Telegraph: “Từ những gì chúng tôi đã quan sát thấy, cuộc tấn công của Israel nhằm mục đích vô hiệu hóa các hệ thống phòng không tiên tiến của Iran bảo vệ các địa điểm hạt nhân của Natanz và Isfahan có liên quan đến hoạt động làm giàu uranium”.
Theo ông Solomon, “cuộc tấn công hạn chế” sẽ khiến Iran phải nỗ lực khôi phục các hệ thống phòng thủ, bắt đầu từ những hệ thống xung quanh thành phố Isfahan, một khu vực quan trọng về khả năng phòng thủ và hạt nhân của Iran.
Các nguồn tin quân sự cấp cao của Mỹ xác nhận với kênh Fox News rằng cuộc tấn công nhằm mục đích cảnh báo tới Tehran rằng Israel có khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân nếu căng thẳng leo thang hơn nữa.
Trong khi đó, các quan chức phương Tây nói với tờ New York Times rằng cuộc tấn công của Israel được tính toán để cho Tehran thấy rằng nước này có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ của Iran mà không bị phát hiện và làm tê liệt chúng.
Phía Iran đã tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của vụ tấn công và Israel chưa công khai nhận trách nhiệm về vụ việc, cho thấy cả hai bên đều mong muốn vạch ra một ranh giới trong tình trạng đối đầu hiện nay.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir- Abdollahian nói với NBC News: “Những gì xảy ra đêm qua (19/4) không phải là một cuộc tấn công”. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran cũng cảnh báo Israel không nên có thêm bất kỳ hành động quân sự nào và cho biết họ sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công lớn khác vào Israel nếu điều này xảy ra.
Iran khẳng định không tìm cách gây leo thang căng thẳng trong khu vực
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 16/4, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir- Abdollahian khẳng định Tehran không theo đuổi việc gây leo thang căng thẳng trong khu vực.
Hệ thống phòng không của Israel đánh chặn vụ tấn công bằng tên lửa trên bầu trời Tel Aviv ngày 14/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trên được ông Amir-Abdollahian đưa ra trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Indonesia, bà Retno Marsudi. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran cho biết hai Ngoại trưởng đã thảo về những diễn biến mới nhất ở Trung Đông, trong đó có xung đột giữa Iran và Israel, tình hình ở Dải Gaza, cũng như các vấn đề quan hệ song phương. Ngoại trưởng Amir-Abdollahian nhấn mạnh rằng Iran sẽ luôn là một phần quan trọng cho sự ổn định và an ninh bền vững trong khu vực. Ông cũng khẳng định cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa của Iran nhằm vào Israel nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Về phần mình, Ngoại trưởng Indonesia kêu gọi tiếp tục duy trì hợp tác giữa hai nước trong vấn đề Palestine, đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Gaza và sự nghiệp của người Palestine.
Trong diễn biến liên quan, ngày 16/4, người phát ngôn Quân đội Israel (IDF) Daniel Hagari tuyên bố Israel sẽ đáp trả cuộc tấn công của Iran. Người phát ngôn này nêu rõ Israel sẽ chọn thời điểm, địa điểm và cách thức đáp trả.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Israel kêu gọi 32 quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cũng như chương trình tên lửa của Iran. Chia sẻ trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Israel Yisrael Katz cho biết bên cạnh phản ứng quân sự, Israel cũng thực hiện các biện pháp ngoại giao đối với Iran, theo đó gửi thư tới 32 quốc gia và thảo luận với ngoại trưởng cũng như các nhân vật hàng đầu trên thế giới, kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với dự án tên lửa của Iran và IRGC.
Iran đã bắn hơn 300 tên lửa và thiết bị bay không người lái về phía Israel trong đêm 13/4. Tehran tuyên bố cuộc tấn công này nhằm đáp trả vụ không kích do Israel tiến hành nhằm vào tòa nhà lãnh sự thuộc Đại sứ quán Iran ở Syria khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có 2 tướng lĩnh của IRGC. Hầu hết các tên lửa và thiết bị bay của Iran đã bị chặn trước khi tới lãnh thổ Israel. Mỹ cùng với Anh, Pháp và Jordan kết hợp với thông tin tình báo từ một số quốc gia vùng Vịnh, bao gồm cả Saudi Arabia, đã hỗ trợ Israel đánh chặn vụ tấn công của Iran.
Cộng đồng quốc tế hiện đang liên tục kêu gọi giảm leo thang căng thẳng tại khu vực. Ngày 16/4, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi "hạ nhiệt ngay lập tức" các hành động thù địch tại Trung Đông. Trước đó, tại cuộc họp khẩn cấp ngày 14/4 của Hội đồng Bảo an LHQ, Tổng thư ký Antonio Guterres cũng cảnh báo Trung Đông đang bên bờ sụp đổ và giờ là lúc các bên phải lùi lại một bước. Cùng ngày 16/4, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Anh Rishi Sunak lưu ý rằng tình trạng leo thang căng thẳng ở Trung Đông không có lợi cho bất cứ bên nào. Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, ông Sunak kêu gọi các bên bình tĩnh, đồng thời nhấn mạnh rằng sự leo thang đáng kể sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn ở Trung Đông.
Tại Israel, kết quả khảo sát của Đại học Hebrew công bố ngày 16/4 cho thấy gần 3/4 số người được hỏi tại nước này phản đối việc tấn công trả đũa Iran nếu hành động đó gây tổn hại liên minh an ninh của Israel với các đồng minh. Ngoài ra, 59% cho rằng việc Mỹ hỗ trợ Israel chống lại cuộc tấn công của Iran buộc Tel Aviv phải phối hợp hành động về mặt an ninh trong tương lai với Washington.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 14 -15/4 qua internet và điện thoại, lấy ý kiến của 1.466 người Israel trưởng thành, bao gồm cả nam và nữ, người Do Thái và người Arab.
Nhiều nước nỗ lực giảm leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock đã điện đàm để trao đổi quan điểm về vụ không kích gần đây của quân đội Israel vào tòa nhà lãnh sự thuộc Đại sứ quán Iran tại thủ đô Damascus của Syria. Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm nhiệm vụ tại hiện...