Vụ tài xế Mercedes: 3 cái đúng nhưng sao vẫn thấy sai?
Ba quy định pháp luật được ba cơ quan vận dụng là không sai, nhưng áp vào vụ án với những diễn biến cụ thể thì lại thấy sai.
Vụ án Nguyễn Trần Hoàng Phong (tài xế Mercedes gây tai nạn khiến một người lái xe ôm thiết mạng và nữ tiếp viên hàng không thượng tật 79%), chúng ta thấy điều vô lý trong việc áp dụng quy định pháp luật.
Đó là ba ba quy định đã được ba cơ quan áp dụng không sai nhưng áp vào các tình tiết của vụ án thì lại thấy sai. Vì sao vậy?
Nếu chiếu theo các quy định thì có thể khẳng định ba cơ quan là cơ quan điều tra, văn phòng công chứng, và tòa án cấp sơ thẩm đều làm đúng theo những gì pháp luật quy định.
Nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Bích Hường may mắn sống sót sau tai nạn nhưng bị thương tật 79%. Ảnh: P.LOAN
Cụ thể không có quy định nào bắt buộc cơ quan điều tra phải ra quyết định kê biên tài sản khi giải quyết vụ án hình sự này.
Luật cũng cho phép công chứng viên được công chứng ngoài trụ sở trong trường hợp người đề nghị công chứng là bị can, bị cáo.
Tòa án cấp sơ thẩm được để lại phần giải quyết bồi thường dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết bằng thủ tục dân sự nếu thấy cần.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dù tất cả đều đúng (với những thông tin được biết đến thời điểm này – NV), thì dư luận vẫn cảm thấy có gì đó rất sai.
Một vụ tai nạn đau lòng không ai mong muốn, nhưng phần bồi thường để bù đắp phần nào những thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu đang đi vào ngõ cụt. Chỉ bởi vì bị cáo khai “không có tài sản gì” với lý do tài sản duy nhất bị cáo đã kịp chuyển dịch trước khi tòa xét xử vụ án.
Các nạn nhân và gia đình của họ đã phải mất thời gian đeo đuổi vụ án hình sự mà họ là người bị hại. Với phán quyết của tòa sơ thẩm, họ sẽ còn phải tiếp tục đeo đuổi chuỗi những thủ tục khiếu kiện, khiếu nại, yêu cầu… để có thể nhận được số tiền bồi thường mà bị cáo Phong đã chấp nhận.
Hy vọng với phiên phúc thẩm (nếu có), những vấn đề được dư luận nêu ra sẽ được giải quyết rốt ráo.
Nữ tiếp viên bị Mercedes tông: Sống đã khó, giờ làm sao lo nổi cho con
Chị Nguyễn Thị Bích Hường, nạn nhân trong vụ bị xe Mercedes tông thương tật 79% cho rằng, bản án đối với Phong còn quá nhẹ, sẽ kháng cáo.
Bị cáo Phong lĩnh 7 năm, 6 tháng tù
Chiều 16/12, TAND quận Phú Nhuận, TP HCM đã tuyên phạt tù 7 năm 6 tháng đối với bị cao Nguyễn Trần Hoàng Phong về tội "Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ". Đồng thời phải bồi thường hơn 400 triệu đồng cho gia đình ông Lê Mạnh Thường, tài xế Grabike đã tử vong và hơn 1,4 tỷ đồng đồng cho chị Nguyễn Thị Bích Hường, nữ tiếp viên hàng không.
Tòa buộc gia đình bị cáo Phong thi hành ngay việc bồi thường đối với hai bị hại. Tuy vậy phía bị hại cho rằng, mức án trên là chưa thoả đáng. Báo Giao thông có cuộc trao đổi với nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Hường xung quanh những uẩn khúc của vụ án.
"Bản án quá nhẹ và nhiều uẩn khuất"
Hường có thể cho biết cảm giác của em thế nào sau khi nghe toà tuyên án?
Em cảm thấy rất hụt hẫng. Bản án mà tòa tuyên bị cáo Phong là quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe. So với những gì bị cáo Phong gây ra thì không có gì phải giảm nhẹ nhưng tòa lại áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Hơn nữa, những nội dung liên quan như Phong sử dụng bằng lái giả, có dấu hiệu tẩu tán tài sản nhưng không được toà xem xét. Luật sư của em đã yêu cầu toà trả hồ sơ để điều tra nhưng không được chấp nhận. Em sẽ nhờ luật sư bảo vệ lợi ích cho mình để kháng cáo bản án.
Theo quy định của pháp luật, phía bị hại và bị cáo sẽ có 15 ngày để làm đơn kháng cáo lên Toà phúc thẩm TAND cấp cao TP.HCM sau khi bản án sơ thẩm được tuyên.
Ngoài mức án, Hường còn điều gì bức xúc?
Em rất bức xúc với thái độ của gia đình bị cáo Phong đối với người bị nạn. Từ lúc xảy ra sự việc, gia đình Phong chưa hề có động thái thăm hỏi, xin lỗi đối với em. Thế nhưng, tại phiên toà, mẹ của Phong lại nói rằng bà đã đến thăm em nhưng bị gia định em ngăn cản.
Tại toà, em đã nói thẳng luôn là những lời nói trên của mẹ Phong là hoàn toàn sai sự thật. Nếu gia đình Phong còn nói như vậy em sẽ tố cáo mẹ Phong tội vu khống.
Nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Bích Hường tại phiên tòa
Nhiều hôm ôm con mà rơi nước mắt
Cuộc sống của Hường hiện tại ra sao?
Em bị thương tật với tỷ lệ đến 79%, đi lại bằng nạng, bàn chân trái bị lệch, mọi sinh hoạt hàng ngày rất khó khăn và đau đớn. Lúc bị tai nạn, con em mới hơn một tuổi. Hôm xuất viện về nhà con không nhận ra mẹ vì em nằm viện quá lâu. Nhiều lúc ôm con chỉ biết khóc. Giờ không tự chăm lo được cho mình, không chăm được cho con, không biết tương lai thế nào.
Giờ em mong muốn điều gì?
Những ngày nằm viện để giành giật lại sự sống thật kinh khủng, mỗi khi nhớ lại em vẫn còn ớn lạnh. Nhiều tháng phải trải qua các ca phẫu thuật nặng, xong rồi nằm một chỗ khiến cơ thể bị loét da thịt. Những ngày đó em nghĩ mình sống không bằng chết. Không có gia đình, bạn bè không động viên chắc em không qua nổi.
Em giờ chỉ biết bán hàng online chứ không biết làm gì, ngồi lâu cũng không được. Phía Vietnam Airlines có thông tin là hỗ trợ em làm công việc phục vụ mặt đất, nếu được em sẽ chống nạng đi làm, nhưng để tới công ty xem có làm nổi với công việc không.
Nói thật tương lai của em giờ mịt mù, thương nhất là con em. Hồi trước đi làm tiếp viên hàng không thu nhập rất ổn định, giờ bán hàng để mẹ con kiếm sống qua ngày, không biết tương lai của cháu ra sao. Em mong sao toà tuyên xử đúng người, đúng tội, không bao che để đủ sức răn đe với bị cáo.
Vụ nữ tiếp viên bị Mecerdes tông: Bị cáo kịp tẩu tán tài sản Trong thời gian chờ tòa xử, bị cáo Phong đã ký công chứng sang tên nhà chung cư mua trả góp chung với mẹ cho mẹ, nên giờ không còn tài sản để chịu bồi thường cho bị hại. Sáng nay, 15-12, TAND quận Phú Nhuận, TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về tham...