Vụ tài xế lái xe Camry tông chết 3 người: Hình phạt cao nhất 15 năm tù
Tài xế lái xe Camry gây tai nạn làm 3 người tử vong ở Long Biên, Hà Nội phải đối mặt với hình phạt từ 7-15 năm tù. Đặc biệt tài xế còn được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì đã đầu thú.
Sau quá trình điều tra, xác minh thu thập lời khai nhân chứng và trích xuất camera vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Ái Mộ, phường Bồ Đề quận Long Biên, khiến 3 người tử vong vào sáng ngày 29/2, Công an quận Long Biên xác định người điều khiển xe Camry gây tai nạn là Nguyễn Quang Vinh (SN 1977, trú tại tổ 15, phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội).
Ngày 1/3, Viên kiêm sat nhân dân quân Long Biên đã phê chuẩn lệnh khơi tô bi can va băt tam giam đôi vơi Nguyễn Quang Vinh tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật Hình sự.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường vụ xe ô tô Camry tông liên hoàn làm 3 người chết
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Anh Dũng, Giám đốc Công ty Luật Đại Phúc (Đoàn luật sư Hà Nội ) nhận định, việc tài xế Nguyễn Quang Vình điều khiển phương tiện không có bằng lái, có hơi men gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù theo quy định tại khoản 3, Điều 202, Bộ luật Hình sự.
PV: Thưa luật sư người điều khiển xe ô tô Camry gây ra vụ tai nạn làm chết 3 người sẽ bị truy tố về tội gì?
Luật sư Trần Anh Dũng: Hành vi điều khiển xe ô tô gây tai nạn khiến 3 người tử vong của người lái xe sẽ bị truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202, Bộ luật Hình sự với tình tiết tăng nặng định khung là Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Với tội danh này, người điều khiển xe gây tai nạn phải đối mặt với mức hình phạt từ 7 – 15 năm tù theo quy định tại khoản 3, Điều 202, Bộ luật Hình sự.
PV: Sau khi gây tai nạn nghiêm trọng, tài xế đã bỏ trốn khỏi hiện trường sau đó mới đến cơ quan công an trình diện. Hành vi bỏ trốn của tài xế có phải là tình tiết tăng nặng không, xử phạt như thế nào?
Luật sư Trần Anh Dũng: Điều 38, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, cho phép người điều khiển phương tiện gây tai nạn vì lý do lo sợ bị đe dọa tính mạng thì có thể rời khỏi hiện trường vụ tai nạn, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
Video đang HOT
Trong trường hợp này, sau khi gây tai nạn, người lái xe đã rời khỏi hiện trường và sau đó đã đến cơ quan công an để tự thú. Như vậy, theo tôi hiện tại chưa có đủ cơ sở kết luận người lái xe có ý định bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
Để xác định hành vi bỏ đi khỏi hiện trường của người lái xe có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không thì cơ quan chức năng cần phải tiếp tục điều tra, lấy lời khai của những người liên quan, người làm chứng và căn cứ vào hành vi ứng xử sau đó của người lái xe và người thân của người lái xe để có kết luận đúng người, đúng tội.
PV: Việc tài xế sử dụng xe ô tô của khách khi đến rửa xe sau đó lái xe và gây tai nạn nghiêm trọng thì chủ phương tiện có bị liên đới trách nhiệm không thưa luật sư? Ai sẽ là người phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn nói trên?
Luật sư Trần Anh Dũng: Pháp luật không phân biệt người vi phạm điều khiển xe của họ hay xe của người khác. Người điều khiển phương tiện cứ vi phạm là bị xử lý theo quy định.
Trong vụ việc này, cơ quan điều tra cần phải điều tra làm rõ nội dung lời khai trên của tài xế Vinh, đồng thời cũng phải xác định rõ chủ phương tiện khi vào rửa xe có cho phép Vinh được lái xe và điều khiển xe đi sửa chữa sự cố của xe hay không.
Trường hợp mà tài xế Nguyễn Quang Vinh không được chủ sở hữu cho phép hoặc đề nghị được lái xe đi sửa thì Vinh đã sử dụng trái phép xe ô tô. Thiệt hại xảy ra, Vinh phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu phương tiện và các nạn nhân.
Còn trong trường hợp chủ xe đã biết người mượn xe của mình không có bằng lái mà vẫn cho mượn xe thì chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới. Còn nếu người mượn xe đã có bằng lái hợp pháp thì người đó sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn, chủ xe sẽ không bị liên đới trách nhiệm.
Luật sư Vũ Tiến Vinh, Giám đốc Công ty Luật Bảo An (Đoàn luật sư Hà Nội): Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự thì ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ. Khoản 4 Điều này quy định, trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy, với quy định nói trên thì người điều khiển phải bồi thường cho những người bị hại. Đối với chủ xe, nếu họ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, cơ quan chức năng cần điều tra, lấy lời khai của những người có liên quan thì mới có đủ cơ sở để xác định trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện.
Theo Công lý
Từ vụ xe Camry đâm chết 3 người: Đừng lái xe như sứ giả của Thần Chết
Hãy xóa bỏ nỗi sợ và sự bất an khi tham gia giao thông từ chính bản thân mỗi người. Hãy lái như một con người!
Vụ tai nạn giao thông do người không có bằng lái điều khiển xe Camry đâm chết 3 người ở phố Ái Mộ (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) khiến dư luận bàng hoàng và bức xúc. Trên Facebook hôm qua và hôm nay tràn ngập những link được chia sẻ, những dòng cảm thán đầy phẫn nộ.
Một tích tắc cuộc sống của hai ông cháu trước mũi xe Camry.
Lướt qua các tít báo là đủ cảm nhận sự thảm khốc của vụ việc nên tôi đã cố tránh không đọc, không xem, nhưng đã không tránh được một đoạn video chạy tự động trên Facebook để rồi tim quặn lại, và giận run người lên khi thấy 3 người vô tội bị hất lên không trung, cuộc đời bỗng chốc bị tước đoạt, bị đặt dấu chấm hết và với người thân của họ là sự bắt đầu của chuỗi ngày đau khổ triền miên... Rồi tiếp đến là sự chậm trễ và lẩn tránh cứu hộ của những người lái ô tô qua đường với cô bé 6 tuổi khiến tôi lặng đi vì buồn...
Cùng ngày 29/2, tại Hà Giang cũng xảy ra một vụ đối đầu xe ô tô khiến 4 người chết (trong đó có 2 bố con và 2 ông cháu), ngoài ra còn làm 3 người khác bị thương. Sáng nay 1/3 tại Đồng Nai, nhiều học sinh đã khóc ngất khi chứng kiến bạn học cùng lớp chết thảm dưới bánh xe tải khi đang trên đường đến trường...
Phó Thủ tướng, Chủ tịch UB ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc từng thốt lên rằng nhiều nước đang xảy ra chiến tranh trên thế giới cũng không có nhiều người chết như ở nước ta.
Tranh Thiếu nhi Việt Nam với an toàn giao thông. Ảnh: VNE
Trong dịp Tết Bính Thân vừa qua (từ 7/2-13/2) cả nước có 303 vụ tai nạn giao thông khiến 188 người chết và 304 người bị thương. Dù có giảm so với dịp Tết năm ngoái nhưng đó vẫn là những con số khủng khiếp. Chỉ trong 7 ngày, có gần 200 gia đình ly tán trong đau khổ, khắc khoải.
Tôi đã từng chứng kiến nhiều người vượt đèn đỏ dịp Tết và trong lòng thực sự không hiểu nổi, Tết nhất thì vội gì mà phải vượt đèn đỏ?!
Theo thống kê của UBATGT Quốc gia, mỗi năm, tai nạn giao thông ở Việt Nam cướp đi sinh mạng của hơn 9 nghìn người và làm bị thương khoảng 50 nghìn người. Điều này có nghĩa là mỗi ngày, có khoảng 25 người ra khỏi nhà không bao giờ trở về; hơn 130 người phải mang thương tật suốt đời do tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông không chỉ để lại gánh nặng cho gia đình các nạn nhân mà còn là nỗi đau của toàn xã hội. Đặc biệt, đối với những gia đình có người thân bị tai nạn gặp phải nhiều hệ lụy khi mất đi trụ cột kinh tế, hầu hết họ đều rơi vào hoàn cảnh bi đát, khó khăn.
Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn được thống kê là do rượu bia, do không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, do vượt đèn đỏ và chở quá số người cho phép...
Ảnh minh họa
Một đồng nghiệp của tôi sau khi đi học lái xe về bảo rằng không dám đi xe máy vượt ô tô hay đỗ xe trước ô tô khi chờ đèn đỏ. Chị bảo học lái ô tô mới biết là dễ nhầm chân phanh với chân ga thế nào và biết rằng việc thi cử lấy bằng lái ở Việt Nam mình còn thiếu chặt chẽ, và rất nhiều người lái ẩu.
Trở lại vụ xe Camry đâm chết 3 người ở phố Ái Mộ, ngoài người lái xe không có bằng lái không làm chủ tốc độ và tay lái, thì người đi bộ cũng đã không đi đúng nơi qui định trên vỉa hè mà đi dưới lòng đường, bé gái lớp 1 đáng thương được cho ngồi phía trước xe và cũng không được đội mũ bảo hiểm.
Vụ tai nạn khiến chúng ta bàng hoàng, chúng ta giận dữ lên án kẻ gây ra những cái chết bất thình lình cho những người vô tội và thấy lo lắng cho số phận của mình khi tham gia giao thông. Nhưng hãy tự vấn bản thân, ai trong chúng ta từng tặc lưỡi không đội mũ bảo hiểm, từng vượt đèn đỏ hay phóng nhanh vượt ẩu vì đủ thứ lí do, từng suýt chết vì những bất cẩn giời ơi và cũng từng suýt gây tai nạn cho người khác vì sự bất cẩn của mình...
Tai nạn giao thông là nỗi đau và sự bất an của toàn xã hội.
Hãy xóa bỏ nỗi sợ và sự bất an ấy từ chính bản thân mỗi người.
Đừng tham gia giao thông như một sứ giả của thần chết. Hãy lái như một con người
Theo VOV Online
Đủ căn cứ xác định người lái xe vi phạm Chiều 1-3, phóng viên đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Viết Chức Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CAQ Long Biên, Hà Nội xung quanh vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên phố Ái Mộ, phường Bồ Đề. Nguyễn Quang Vinh khai nhận hành vi phạm tội tại CQĐT Mới đi vài trăm mét đã gây tai nạn Đó chính là Nguyễn...