Vụ tai nạn máy bay chở 49 người tại Lào: Đã tìm thấy được 26 nạn nhân
Theo thông tin mới nhất cho đến 17 giờ chiều ngay 18/10, các ngành chức năng của Lào đã tìm được 26 thi thể nạn nhân, trong đó có 3 Việt kiều cung năm trong danh cach nay.
Ngay 18/10, bước sang ngày thứ 3 của công tác tìm kiếm nạn nhân vụ tai nạn thảm khốc rơi máy bay tại tỉnh Chăm pa sak, Lào ngày 16/10 cách thủ đô Viêng chăn hơn 700km về phía Nam. Công tác cứu nạn đang diễn ra hết sức tích cực, đối chọi với dòng nước lớn và chảy xiết là các đội cứu nạn chuyên nghiệp Lào và Thái Lan cùng những người dân địa phương nô lưc hêt minh.
Măc dâu trơi đa hết mưa, nhưng vao dip nay ở Lao nắng rất gắt, cộng với dòng nước lớn và chảy xiết của sông Mê Kông làm cho công tác tìm kếm các nạn nhân hết sức khó khăn. Đối với những người dân sống tại bản pha ling, tỉnh Cham- pa- sak đến nay vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng.
Ông Vy Lay – Bản Pha Ling – Champasak, kể lại: “Luc đo tôi nghe tiếng máy bay như mọi khi, nhưng lần này tiếng máy bay gầm dữ lắm. Tiếp đó là tiếng nổ như tiếng bom. Tôi cố ngoái tìm phía tiếng nổ nhưng không thấy gì. Tôi mới chạy ra tìm. Đó, tôi nghe tiếng nó rơi phía ấy đấy. Tiếng nổ ầm. Khi tôi chạy tới thì thấy xác người đã nổi lên mặt nước bồng bềnh, cùng với một số mảnh vỡ máy bay cũng nổi lên mặt nước và trôi đi.
Theo những nhân chứng địa phương thì chiếc máy bay đã đâm xuống vùng đất ở bờ sông, sau đó mới văng xuống dòng nước. Hôm ấy trời đang mưa rất to và có gió. Hiện trên bờ còn có rất nhiều mảnh vỡ vụn của chiếc máy bay bị nạn mà các nhà chức trách đang khoanh lại để điều tra tìm nguyên nhân. Cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng và vẫn chưa định vị được vị trí chiếc máy bay dưới lòng sông. Nhưng nhiều khả năng cho thấy rằng, chiếc máy bay này đã bị vỡ làm nhiều mảnh và đang trôi theo dòng sông. Trong khi đó nhiều nguồn thông tin các báo lại cho rằng, máy bay đã đâm xuống sông.
Nhà chức trách Lào cho Đại sứ quán Việt Nam tại Lào thông tim: Toàn bộ số người đi trên máy bay đã không còn ai sống sót, gồm 44 hành khách cùng với phi hành đoàn 5 người.
Ngay sau khi nhận tin vụ tai nạn, các cơ quan chức năng của Lào đã triển khai các phương án tìm kiếm cứu nạn, phối hợp với các đội trục vớt và thợ lặn của Thái Lan tìm kiếm xác máy bay và trục vớt các nạn nhân. Tuy nhiên, những nạn nhân được tìm thấy chủ yếu là trôi dạt theo dọc bờ sông, có nạn nhân được tìm thấy cách vị trí tai nạn khoảng hơn 40km.
Hiện lực lượng cứu nạn của Lào cùng với người dân địa phương vẫn đang tích cực quần thảo theo dọc sông Mê Kông, đồng thời phối hợp với các lực lượng chuyên nghiệp của Thái Lan tìm kiếm, định vị vị trí máy bay rơi. Nhưng cho đến nay, các lực lượng vẫn chưa thể tìm thấy chiếc máy bay được cho là đã nổ trước khi nó trượt xuống dòng nước sâu.
Bên cạnh đó các lực lượng chức năng Lào và Thái Lan còn phối hợp bảo quản thi thể nạn nhân, xác định quốc tịch và nhận dạng các nạn nhân. Theo thông tin mới nhất, cho đến 17 giờ chiều hôm nay, 18/10, các ngành chức năng của Lào đã tìm được 26 thi thể nạn nhân, trong đó có 3 Việt kiều.
Ông Yakua Lopangkao – Cục trưởng hàng không dân dụng Lào, có mặt tại hiện trường cho biết: “Chúng tôi chưa thể tìm thấy xác máy bay, có lẽ những thi thể còn lại vẫn đang mắc kẹt trong chiếc máy bay gặp nạn kia. Cũng đã có một vài người được phát hiện bị dạt vào bờ sông Mê Kông. Ngày mai chúng tôi tiêp tuc tìm kiếm lúc 7 giờ 30 sáng”.
Ngay từ chiều 16/10, khi nhận được thông tin vụ tai nạn thảm khốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã chỉ đạo Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Chăm -pa -sak, Hội người Việt Nam tỉnh Chăm- pa- sak và các cơ quan liên quan của Việt Nam tại Lào khẩn trương phối hợp với phía Lào xử lý các vấn đề liên quan cũng như động viên thăm hỏi các gia đình Việt kiều có người thân bị nạn.
Có 3 người mang hộ chiếu Quốc tịch Việt Nam là ông Lê Huề, bà Vương Thị Ngân – Việt kiều Chăm -pa- sak và bà Đào Thị Liễu – Việt kiều Ca -na- da, từng sống ở Cham- pa- sak. Bảng thống kê danh sách cũng cho thấy, trong số thiệt mạng có 16 người Lào, 6 người Australia, 3 người Hàn Quốc, 5 người Thái Lan, 7 người Pháp, 1 người Mỹ, 1 người Trung Quốc, 1 người Đài Loan, và 1 người Malaysia. Ngoài ra theo ông Cao Đình Hạnh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Chăm- pa -sak và người dân địa phương, thì trong số những người tử nạn có 2 người Lào gốc Việt là chị Chin- đa -Phôm- ma -sỏn (Chida Phomasone) con gái ông Lê Huề và bà Vương Thị Ngân và Nang- kê- sỏn (Nang Kesone) nữ tiếp viên hàng không. Như vậy có 5 người gốc Việt.
Môt sô hinh anh canh truc vơt may bay găp nan ơ Lao lam 49 ngươi chêt:
Đông đao ngươi dân đia phương theo doi công tac tim kiêm cưu nan.
Video đang HOT
Cac lưc lương đia phương cung đươc huy đông ưng tim.
Hiên trương cho thây nhưng manh vơ may bay trươc khi lao xuông sông Mê Kông no đa va cham vơi măt đât.
Môt ngươi dân đia phương cho biêt vu tai nan xay ra.
Nhưng nan nhân xâu sô đươc tim thây va đưa vao nha chưa đê kham nghiêm.
Các lực lượng chức năng Lào và Thái Lan còn phối hợp bảo quản thi thể nạn nhân, xác định quốc tịch và nhận dạng các nạn nhân.
Lưc lương chưc năng tiêp tuc tim kiêm trên dong sông Mê Kông.
Cơ quan chưc năng Lao đa huy đông nhưng chiêc câu lơn đê cưu vơt cac nan nhân va xac may bay xâu sô.
Lưc lương chưc năng tiêp tuc tim kiêm nhưng ngươi con lai đang mât tich dươi sông Mê Kông.
Cac nan nhân xâu sô đươc đăt vao quan tai đê di chuyên vê cac nươc.
Khanh Quôc – Nguyên Duy
Theo Dantri
Các loài móng guốc bên bờ vực tuyệt chủng
Các loài thú hoang dã thuộc bộ móng guốc, bao gồm cả một số loài đặc hữu của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên - WWF vừa lên tiếng cảnh báo vấn đề này trong một báo cáo mới mang tên "Vùng vẫy nơi rừng sâu".
Báo cáo đề cập đến 13 loài thuộc bộ móng guốc: từ loài nai có kích thước chỉ bằng chú chó nhà cho đến những loài mang biểu tượng văn hoá đặc sắc; từ những loài thú có sừng lớn cho tới những loài hiếm khi được bắt gặp đến nỗi thông tin về chúng phần nhiều là phỏng đoán. Chúng đang ở các tình trạng khác nhau, nhưng báo cáo cho rằng tương lai của chúng vô định; thậm chí đối với một số loài, đã quá muộn để bàn chuyện tương lai.
Sao la- một trong những loài thuộc bộ guốc bị đe dọa tuyệt chủng
Hai loài đặc hữu của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng là bò xám và nai Schomburgk, đã tuyệt chủng trên toàn cầu vào đầu thế kỷ 20. Trong khi đó nai chó Đông Dương và sao la đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Rất nhiều loài khác cũng có số phận tương tự tại các quốc gia mà chúng từng sinh sống, trong đó có nai Cà Toong và bò rừng.
Tiến sĩ Thomas Gray, cán bộ quản lý chương trình Bảo tồn loài của WWF-Greater Mekong cho biết: "Mặc dù những áp lực do con người tạo ra, như săn bắn và phá huỷ sinh cảnh, đang xoá sổ nhanh chóng quần thể những loài kỳ diệu này, nhưng vẫn còn kịp cứu chúng nếu các chính phủ cân nhắc kỹ vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học khi đưa ra các quyết định".
Tư liệu về nhiều loài động vật móng guốc có vú của khu vực hiện còn hạn chế; sự phát hiện loài sao la năm 1992 được coi là một trong những phát hiện độc đáo của ngành động vật học thế kỷ 20, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể quan sát chúng trong tự nhiên và việc khó phát hiện ra loài thú bí ẩn này đã ngăn cản các nhà khoa học ước tính số lượng quần thể của loài này một cách chính xác. Ước tính số lượng sao la có thể từ hàng chục cho tới hai trăm cá thể.
"Tiến trình phát triển đang thu hẹp sinh cảnh của sao la. Thêm vào đó, mối đe doạ lớn nhất đối với chúng là săn bắn bất hợp pháp. Sao la thường bị mắc bẫy do thợ săn đặt để đánh bẫy các loài thú khác," Tiến sỹ Gray cho biết thêm.
Quần thể bò rừng, được coi là một trong những loài gia súc hoang dã đẹp và duyên dáng nhất, đã giảm 80% từ cuối những năm 1960. Đồng bằng phía đông Campuchia - rừng khô nhiệt đới rộng lớn nhất còn nguyên vẹn tại Đông Nam Á - là nơi có quần thể loài bò rừng lớn nhất trên thế giới, khoảng 2.700 - 5.700 cá thể. Săn bắn bất hợp pháp và buôn bán quốc tế sừng của chúng là một nhân tố chính khiến loài này bị suy giảm.
Tiến sĩ Gray cho biết thêm: "Bảo tồn các loài thú móng guốc của khu vực liên quan trực tiếp tới số phận của loài hổ, loài đã giảm từ 1.200 xuống còn 350 cá thể từ năm 1998, tại vùng tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Nếu các quần thể con mồi này tiếp tục giảm thì đó sẽ là một mối đe doạ nghiêm trọng tới quần thể hổ còn lại".
Hải Dương
Theo ANTD
Giăng lưới bắt cá lớn sông Hậu Từ đầu mùa nước đổ đến nay, ngày nào ông Phước cũng giăng lưới dính cá to. Đặc biệt, cá sửu có con nặng gần 8 kg; cá kết, cá leo nặng hơn 2 kg ông bắt được thường xuyên. Tháng bảy, dòng sông Hậu đỏ ngầu phù sa, báo hiệu một mùa lũ sắp về. Đây là thời điểm giao thoa giữa...