Vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở cầu Ghềnh 4 năm mới xử xong
Do thiếu trách nhiệm nên một số nhân viên đường sắt đã để xảy ra tai nạn nghiêm trọng và sau 4 năm thì các bị cáo đã bị tuyên án.
Ngày 23/4 tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (vụ tai nạn nghiêm trọng ở cầu Ghềnh năm 2011), TAND TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt các bị cáo gồm Trần Minh Châu (tài xế taxi) 7 năm tù về tội cản trở giao thông đường sắt.
Các bị cáo Trần Văn Thời, Bùi Văn Thuấn, Nguyễn Văn Lương (đều là nhân viên gác chắn cầu Ghềnh) mỗi người 5,5 năm tù và Trần Viết Hải 3 năm tù cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, Trần Văn Thời (30 tuổi), Bùi Văn Thuấn (43 tuổi) cùng là nhân viên của Đội quản lý đường sắt Biên Hòa thuộc Công ty TNHH một thành viên Quản lý đường sắt Sài Gòn có nhiệm vụ trực tại chắn số 4 trong khoảng thời gian từ 14h đến 22h ngày 6/2/2011.
Tuy nhiên, đến khoảng 19h10 cùng ngày Thời tự ý bỏ gác đầu cầu để mặc các phương tiện tự do đi vào cầu Ghềnh.
Đến 19h18, điện thoại tàu SE2 xin đường, biết tàu sắp đến nhưng Thời vẫn ngồi ăn cháo trong trạm mà không ra đầu cầu hạ barie xuống mặc cho các phương tiện lưu thông. Còn Nguyễn Văn Lương (57 tuổi) và Trần Viết Hải (23 tuổi) được giao nhiệm vụ trực tại chắn số 3.
Vào khoảng 19h26 cùng ngày, Lương quan sát đầu chắn số 4 không có xe ô tô đi vào nên giơ đèn xách tay để báo bên kia không cho xe vào cầu. Không nhận được tín hiệu từ phía bên kia nhưng Lương vẫn cho 5 xe ô tô đi vào lòng cầu. Vào được khoảng 50 mét thì đoàn xe này bị kẹt lại do đối đầu xe chiều ngược lại.
Cùng lúc này tàu SE2 báo xin đường lần 2. Lúc này thấy nhiều xe dừng lại trên cầu, Thuấn cầm đèn tín hiệu ra đầu cầu, Thời ấn nút chuông và đèn tín hiệu đồng thời hạ chắn barie và kéo chắn phụ rồi chạy vào trong cầu hô to: “Tàu sắp đến lùi xe lại”.
Tuy nhiên, Trần Minh Châu (54 tuổi) điều khiển chiếc xe đi gần cuối đoàn không đồng ý lùi. Sau khi cãi nhau, Châu đồng ý lùi xe thì tàu SE2 cũng vừa đến gây ra vụ tai nạn.
Video đang HOT
Theo Hội đồng xét xử đây là vụ án phức tạp kéo dài từ năm 2011 đến nay. Đã nhiều lần vụ án được đưa ra xét xử, nhưng chưa tuyên được bản án nên phải hoãn toà, trả hồ sơ cho cơ quan công an điều tra bổ sung.
Vụ tai nạn này đã làm ông Trần Ngọc Khải và con trai Trần Thanh Tuấn (ngụ tại phường Tân Mai, TP.Biên Hòa) tử vong tại chỗ; 24 người khác bị thương; 2 chiếc xe ô tô bị hư hỏng hoàn toàn; 4 chiếc ô tô khác và một số xe máy bị hư hỏng nặng.
Bên cạnh đó, do vụ án kéo dài khá lâu nên nhiều nạn nhân cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Thông tin mới nhất vụ 5 công an đánh chết nghi can ở Phú Yên
Gia đình bị hại kháng cáo, đề nghị TAND Tối cao xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra sáu đề nghị.
Ngày 22/4, gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều (người bị công an đánh chết khi lấy lời khai nghi liên quan đến các vụ trộm cắp) đã gửi đơn đến TAND tỉnh Phú Yên, kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 7/4 của TAND tỉnh về vụ án dùng nhục hình, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Công an TP Tuy Hòa.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Tấn Lộc
Đơn kháng cáo do bà Ngô Thị Tuyết (chị và là đại diện cho cha mẹ nạn nhân Ngô Thanh Kiều), đứng tên, đề nghị TAND Tối cao xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án.
Về trách nhiệm hình sự, cha mẹ người bị hại đưa ra sáu đề nghị:
- Chuyển tội danh các bị cáo từ tội dùng nhục hình sang tội giết người;
- Khởi tố Lê Đức Hoàn, nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa và những người liên quan tội bắt người trái pháp luật;
- Tăng hình phạt đối với bị cáo Lê Đức Hoàn;
- Khởi tố ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng VKSND TP Tuy Hòa tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội;
- Làm rõ thương tích các vùng đầu, bụng, ngực của nạn nhân Ngô Thanh Kiều do ai gây ra;
- Làm rõ có hay không âm mưu "thí tốt" trong vụ án này.
Về trách nhiệm dân sự, cha mẹ người bị hại đề nghị tòa phúc thẩm căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước để bồi thường về dân sự vì cho rằng vụ án này thuộc trường hợp oan sai trong hoạt động tố tụng. Đồng thời buộc các bị cáo có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi cha mẹ già và người anh tàn tật của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, tăng mức tiền cấp dưỡng nuôi hai con nhỏ của người bị hại.
Đơn kháng cáo của chị Trần Thị Tâm (vợ nạn nhân Ngô Thanh Kiều) có nội dung tương tự trên, chỉ khác là đề nghị cấp phúc thẩm khi xử đúng tội danh theo yêu cầu của gia đình bị hại thì xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với ba bị cáo, gồm Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy.
Cùng ngày, LS Nguyễn Văn Thắng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành) cho biết bị cáo Thành cũng đã có đơn kháng cáo kêu oan, đề nghị tòa phúc thẩm xử lại toàn bộ vụ án.
Trước đó, tại phiên tòa diễn ra từ ngày 7 đến 15/4, TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt Lê Đức Hoàn (thượng tá, nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa) chín tháng tù cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa cũng tuyên phạt năm bị cáo cựu sĩ quan công an cùng tội dùng nhục hình, gồm Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát Công an TP Tuy Hòa) tám năm tù, Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45 Công an tỉnh Phú Yên) hai năm sáu tháng tù, Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy) hai năm ba tháng tù, Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá) hai năm tù, Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, đều cán bộ Công an TP Tuy Hòa) một năm tù cho hưởng án treo.
Bản án kết luận: ngày 13/5/2012, trong quá trình lấy lời khai anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên), Quyền, Mẫn, Quang, Huy, Thành đã đánh nạn nhân dẫn đến tử vong. Lê Đức Hoàn với vai trò phó Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên ban chuyên án đã thiếu trách nhiệm kiểm tra, để xảy ra việc dùng nhục hình, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ 26/3/2014 đến 3/4/2014, TAND TP Tuy Hòa tuyên phạt Nguyễn Thân Thảo Thành năm năm tù, Nguyễn Minh Quyền hai năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 18 tháng tù, Nguyễn Tấn Quang 15 tháng tù cho hưởng án treo, Đỗ Như Huy 12 tháng tù cho hưởng án treo. Các bị cáo đều phạm tội dùng nhục hình. Trong đó, Thành bị VKSND TP Tuy Hòa truy tố theo khoản 3 Điều 298 BLHS, các bị cáo còn lại bị truy tố theo Khoản 1 Điều 298 BLHS.
Sau khi báo chí phản ánh, dư luận bày tỏ bất bình vì cho rằng mức án trên đối với các bị cáo quá nhẹ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu viện trưởng VKSND Tối cao, chánh án TAND Tối cao chỉ đạo xử lý vụ án đúng quy định pháp luật.
Ngày 29/4/2014, VKSND tỉnh Phú Yên có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm của TAND TP Tuy Hòa, đề nghị TAND tỉnh xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 9/7/2014, TAND tỉnh Phú Yên tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP Tuy Hòa để điều tra lại.
Cuối tháng 9/2014, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao khởi tố bị can đối với Lê Đức Hoàn tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 21/11/2014, VKSND Tối cao ban hành cáo trạng của vụ án./.
Theo Tấn Lộc
Theo_VOV
Lợi dụng "cơ chế thoáng", cán bộ ngân hàng "mượn tạm" tiền Lợi dụng "cơ chế thoáng" này của ngân hàng và chức vụ của bản thân, Linh đã nói dối một số nhân viên trong phòng giao dịch là khách hàng có yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm. Cuối phiên xét xử hôm qua (20-4), nhận thấy hành vi của Trần Mạnh Linh (SN 1983, trú ở phố Trung Liệt, Đống Đa, Hà...