Vụ tá hỏa với hóa đơn tiền nước 57 triệu đồng: Sawaco có phản hồi chính thức
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV ( Sawaco) đã trả lời thông tin về trường hợp ông Nguyễn Quốc Huy (ngụ quận 3, TP HCM) nhận hóa đơn tiền nước tháng 2-2024 hơn 57 triệu đồng.
Chiều 21-3, Ban Tuyên giáo Thành ủy – Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Liên quan tới vụ việc một hộ dân ở quận 3 nhận hóa đơn tiền nước tháng 2 cao bất thường với 57 triệu đồng, ông Lê Trọng Thuần, Giám đốc kinh doanh Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco), đã thông tin làm rõ sự việc.
Ông Lê Trọng Thuần, Giám đốc kinh doanh Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) thông tin làm rõ vụ việc. Ảnh: PHAN ANH
Ông Thuần cho biết địa chỉ cấp nước này thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định. Vào kỳ hóa đơn tiền nước tháng 1, nhân viên đến đo đồng hồ nước nhưng gia đình đi vắng, phía công ty lấy mặc định lượng nước sử dụng những tháng trước đó để ra hóa đơn.
Đến kỳ tính hóa đơn tháng 2, nhân viên đã tiếp cận đồng hồ nước của hộ gia đình này và thấy khối lượng sử dụng nước tăng lên như trong hóa đơn.
Nhân viên của công ty sau đó đã kiểm tra, rà soát hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống nước trong ngôi nhà, kiểm định đồng hồ nước.
Ông Thuần cho hay trong trường hợp này, Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định áp dụng phương án tính hóa đơn nước kỳ tháng 2 vẫn bằng trung bình các kỳ trước là khoảng 20m3. “Sau khi có kết quả kiểm định đồng hồ nước, chúng tôi sẽ thông tin tới khách hàng và đưa ra hướng xử lý tiếp theo”- ông Thuần thông tin.
Trước đó, ông Nguyễn Quốc Huy (41 tuổi, ngụ 490 Lê Văn Sỹ, quận 3) tá hỏa khi nhận hóa đơn tiền nước tháng 2 hơn 57 triệu đồng.
Theo ông Huy, tháng 1 (trước Tết), nhân viên đến đo đồng hồ nước nhưng gia đình đi vắng. Phía công ty lấy mặc định lượng nước sử dụng những tháng trước đó để ra hóa đơn và tính toán lại sau.
Tháng 2, khi nhận mức phí sử dụng nước trên, ông Huy quá bất ngờ với số tiền 57 triệu đồng, tăng đột biến, tương đương 3.000 m3. Trung bình mỗi tháng gia đình ông sử dụng khoảng 20m3 nước với số tiền hơn 200.000 đồng.
Ngày 20-3, ông Huy đã làm việc với Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định về hóa đơn nước gia đình trong tháng 2. Ông nghi đồng hồ nước có vấn đề mới xảy ra chuyện như vậy.
Bên trong Thủy đài cổ nhất ở Sài Gòn
Thủy đài cổ nhất Sài Gòn được TP.HCM công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP và trở thành phòng Truyền thống của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO).
Nếu ai đó đã có dịp ghé thăm Hồ Con Rùa, chắc hẳn đã ít nhiều nhìn thấy bóng dáng Di tích Thủy đài (đài nước) cổ kính giữa một TP sôi động.
Thủy đài cổ nhất Sài Gòn đang nằm trong khuôn viên của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Hiện đây là Thủy đài xưa nhất của Sài Gòn còn tồn tại, tuy đã xuống cấp nhưng vẫn giữ nguyên vẹn phần kiến trúc. Trước đó, Thủy đài đầu tiên được xây dựng từ năm 1878 - 1880 tại vị trí Hồ Con Rùa đã bị đập bỏ năm 1921.
Video đang HOT
Thủy đài đã tồn tại 136 năm
Thủy đài này nằm trong khuôn viên của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, được người Pháp xây dựng vào năm 1886. Đây là một trong hai thủy đài xưa nhất của Sài Gòn và Đông Dương, đã tồn tại 136 năm.
Tuy cũ kỹ nhưng Thủy đài vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Thủy đài được thiết kế theo hình oval, cao khoảng 25 m. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Thủy đài được người Pháp xây dựng làm đài chứa nước, một trong những công trình thuộc hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn vào những năm đầu thế kỷ XX.
SAWACO cho biết Thủy đài là công trình tồn tại gần 140 năm qua và là một trong những di tích kiến trúc cổ của người Pháp còn lưu lại tại TP.HCM cùng với các biểu tượng hơn 100 năm như: Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP.HCM, Trụ sở UBND TP.HCM, Nhà hát TPHCM...
Tới ngày 28-3-2014, UBND TP.HCM đã có quyết định công nhận Thủy đài là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp TP.
Thủy đài có sức chứa 1.000 - 1.500 m3 nước từ đó cung cấp nước cho các hộ dân ở lân cận. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Đài nước có khoảng 20 lỗ thông gió, trong đó có 5 lỗ lắp quạt, chủ yếu ở mặt sau của công trình với thiết kế nhỏ. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Bức tường bao quanh đài nước có độ dày lên tới 2 m - được ví như pháo đài thời trung cổ. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Di tích Thủy đài - một đài nước được thiết kế theo hình oval, cao khoảng 25 m. Phía trên là hai bồn nước bằng thép không gỉ, hình tròn màu đen, với sức chứa 1.000 - 1.500 m3.
Những bức tường bao quanh đài nước có độ dày từ 1,6 đến 2 m làm nhiệm vụ chịu lực, tạo hình ảnh như một pháo đài thời trung cổ. Điểm nhấn của Di tích Thủy đài là hàng loạt cửa chính, cửa sổ, lỗ thông gió được chạm khắc hoa văn.
Phần nền móng của Thủy đài được xây dựng bởi các tầng đá hoa cương bền chắc, vẫn còn lưu giữ theo dấu tích thời gian.
Khi thủy đài còn hoạt động, vào mùa mưa, nước từ các giếng sẽ chảy về giếng trung tâm, mùa khô thì phải dùng máy bơm. Từ giếng trung tâm, nước sẽ được xử lý rồi bơm lên hồ chứa tạo áp lực để đẩy nước về lại các hộ dân.
Hiện nay, Thủy đài đã trở thành phòng Truyền thống của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Thủy đài có diện tích khoảng 100m2, được bày trí như không gian văn hóa của SAWACO. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Sảnh chính trưng bày của Thủy đài. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Từ năm 2014, Thủy đài đã trở thành Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP, được trưng bày nhiều kỷ vật của ngành nước.
Từ cung cấp nước, đến trở thành Nhà truyền thống của SAWACO
Trải qua những thâm trầm của lịch sử và sự tiến bộ ngày càng tăng của kỹ thuật, Thủy đài đã dừng hoạt động vào khoảng năm 1930 - 1940. Sau đó, Thủy đài được dùng làm hệ thống cấp nước dự phòng trong trường hợp Sài Gòn thiếu nước.
Sau một thời gian thực hiện "sứ mệnh" của mình, đài nước chính thức ngừng hoạt động từ năm 1965 đến nay.
Sau khi được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP, UBND TP đã giao cho SAWACO quản lý, sử dụng làm Nhà truyền thống của ngành nước.
Đồng phục của Công ty Cấp nước TP những năm 1995. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Logo của Công ty Cấp nước TP.HCM năm 1992. Ảnh: ĐT.
Hơn 200 hiện vật, tư liệu đang được SAWACO lưu trữ tại Thủy đài. Ảnh: ĐÀO TRANG.
SAWACO cũng đã triển khai phát động, cuộc vận động sưu tầm kỷ vật, tư liệu về ngành cấp nước TP. Qua đó, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, công nhân, nhân viên Tổng công ty và người thân.
Ngành nước TP đã nhận được nhiều kỷ vật có giá trị lịch sử đã được trao tặng. Hiện nay, phòng Truyền thống đang trưng bày 218 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về ngành cấp nước TP qua các thời kỳ.
Bên cạnh đó, Phòng Truyền thống cũng giới thiệu các công nghệ, thiết bị, vật tư ngành nước hiện đại, tạo cho không gian trưng bày thêm phong phú.
Các vật tư, thiết bị của ngành nước qua các thời kỳ. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Đồ họa mạng lưới nước TP. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Hệ thống máy bơm, đẩy nước lên phía trên cũng được trưng bày. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Tất cả đều được trưng bày, lưu giữ trong Nhà truyền thống của SAWACO. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Phòng Truyền thống được chia thành 2 khu vực A, B và 10 vị trí trưng bày về quá trình hình thành và phát triển Ngành nước TP qua 5 giai đoạn: (1880-1961), (1961-1985), (1985-2005), (2005-2010) và (2010-2016) cùng với những thành tích đạt được và định hướng phát triển của Ngành nước TP.HCM.
Mỗi hiện vật, mỗi tấm ảnh trưng bày trong không gian này là một câu chuyện kể đầy sinh động về những đóng góp của các thế hệ cán bộ, công nhân viên, người lao động của SAWACO. Từng khoảng không gian, thời gian là những mốc son đánh dấu bước thăng trầm trong lịch sử ngành cấp nước TP.
Sàn gỗ của Thủy đài vẫn giữ nguyên giá trị. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Khu vực B của Nhà truyền thống ngành nước, cùng với máy móc theo từng thời kỳ. Ảnh: ĐÀO TRANG.
Nhà máy nước sạch Sông Đà ngừng cấp nước 20 tiếng từ 20h tối mai Từ 20h ngày 29-10 đến 15h ngày 30-10, Nhà máy nước sạch Sông Đà (Hòa Bình) sẽ tạm ngừng cấp nước cho người dân thủ đô để đấu nối đường ống kỹ thuật. Người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước sạch sau khi VIWASUPCO ngừng cấp nước trong ngày 21-9 - Ảnh: G.K. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 28-10, ông...