Vú sữa “thắng” lớn nhờ chín đúng dịp Tết
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm, vú sữa đầu mùa có từ tháng 10 âm lịch, nhưng cao điểm thu hoạch là thời gian sau Tết.
Riêng năm nay, do nhuận thêm 1 tháng âm lịch, nên vú sữa lúc này đã chín nhiều nhà vườn đã thu hoạch rộ vào những ngày trước Tết. Vậy là bên cạnh những trái cây truyền thống như quýt, cam, bưởi, dưa hấu… đón Tết, vú sữa cũng là một mặt hàng trái cây bà con ưa chuộng mua trưng bày và dùng trong dịp xuân về.
Nông dân Cần Thơ đang ra sức thu hoạch vú sữa bán trong dịp Tết
Hiện nay, nhà vườn cũng trồng nhiều loại vú sữa, nhưng vú sữa Vĩnh Kim, vú sữa Lò Rèn, vẫn nổi tiếng và có giá từ 22.000 – 24.000 đồng/kg. Ông Lâm Văn Phon, ấp Thới Thạnh, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) trồng 17 gốc vú sữa đang cho trái bán Tết cho biết, cây vú sữa giống trồng khoảng 3 – 4 năm bắt đầu cho trái chiến và vú sữa cho trái sai nhất từ khoảng 6 – 15 năm tuổi. Cây cho trái một đợt hơn 150kg.
Hiện tại vườn vú sữa của ông Phon vào vụ, hái trái bán gần 1 tháng nay. Vườn của ông Phon cứ cách 3 – 4 ngày hái trái một lần khoảng 200 – 300 kg và kéo dài qua Tết Nguyên đán. Ước tính vụ vú sữa năm nay gia đình ông lãi được 20 triệu đồng. Do vậy, Tết năm nay gia đình ông Phon ăn Tết có phần xôm tụ hơn so với mọi năm.
Thương lái vào tận vườn thu mua vú sữa
Tại Việt Nam, cây vú sữa được trồng nhiều ở miền Nam, nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ… Trong đó Tiền Giang là tỉnh trồng nhiều nhất. Tính riêng huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã có diện tích trồng vú sữa lên đến 2.300 ha. Dự kiến năm 2015, toàn tỉnh Tiền Giang sẽ có 5.000 ha đất trồng cây vú sữa; trong đó, có nhiều địa phương thực hiện theo hướng Gap.
Hình ảnh nông dân Đồng bằng sông Cửu Long rộn ràng với mùa thu hoạch vú sữa bán Tết:
Video đang HOT
Niềm vui của nhà vườn trồng vú sữa bán trong dịp Tết
Vú sữa tím ăn có vị ngọt hơn, giá cao hơn vú sữa trắng từ 1.000- 2.000 đồng/kg
Bình quân 1 cây cho trái một đợt hơn 150kg
Nhà vườn trồng vú sữa, đưa trái cây bán ở tuyến QL 91B (tuyến đường Cần Thơ – An Giang)
Khách đến chọn mua vú sữa, loại trái ngon và bổ cho sức khỏe
Thương lái ở khắp nơi đổ về vùng vú sữa Vĩnh Kim (Tiền Giang) mua đem về bán chợ Tết
Theo 24h
Tết của những người vợ lính Trường Sa
Có những người chưa từng được ăn Tết cùng chồng, nhưng họ luôn tươi cười và ủng hộ, vì đơn giản các anh là người lính.
Cháu Nguyễn Thị Hà Vy (10 tuổi) ê a đọc lại lá thư vừa viết gửi cho bố là Trung tá Nguyễn Văn Dũng - Chính trị viên - Phó đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa. Tết này, bố cháu xa nhà làm nhiệm vụ trên đảo.
Bé Hà Vy hờn dỗi sao bố cứ đi đảo biền biệt, không ở nhà chở bé đi sắm quần áo mới ăn Tết cùng gia đình. Vy cho biết: "Tết đến cháu rất nhớ bố, nhưng cháu biết bố đi là để bảo vệ cho biển đảo Tổ quốc...".
Cháu Hà Vy là kết quả của mối tình giữa anh lính Trường Sa Nguyễn Văn Dũng và chị Nguyễn Thị Lan Hương. Cả hai cùng quê ở Nghệ An. Anh là lính đảo Trường Sa, còn chị là giáo viên trong đất liền.
Cưới nhau 10 năm nhưng mỗi năm chỉ vài chục ngày phép là anh chị được gần nhau. Cả hai lần sinh con chị đều "vượt cạn" một mình. Bây giờ, nhà chỉ có 3 mẹ con. Ông bà nội, ngoại người thân đều ở xa, mọi công việc trong nhà đều do một tay chị lo liệu, từ nuôi dạy con, xây nhà đến cả những việc như thay bóng đèn, sửa ăngten... Tết đến, ba mẹ con chị không khỏi chạnh lòng.
Tại khu gia đình vùng D Hải quân, phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, thường được gọi là "Làng Trường Sa ở đất liền". Nơi đây, gần 100 hộ có chồng đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa.
Những người vợ lính đảo thay chồng chăm lo cho con cái, gia đình (Ảnh: Tiền phong)
Các chị ở nhà gánh vác công việc của người chồng, người cha. Chị Phan Thị Vân, giáo viên trường THPT Ngô Gia Tự, phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh cho biết, chồng chị là Thiếu úy Trần Văn Hùng. Anh ra đảo Trường Sa Lớn từ khi cậu con trai vừa tròn 1 tuổi. Ở ngoài đảo, anh Hùng thường xuyên gọi điện về hỏi thăm vợ và hát ru con.
"Hôm ở nhà bố hay ru cháu ngủ, bây giờ nó cũng thuộc luôn lời bố ru. Anh hay hát cho con nghe: Trường Sa ơi Hoàng Sa, người chiến sỹ ngày đêm canh gác biển trời, mặc bão tố, sá gì...", chị Vân tâm sự
Trong khu tập thể, gia đình chị Phạm Thị Hằng và anh Nguyễn Văn Hồng, công tác tàu HQ 639, Hải đội 413 vất vả hơn. Cô nữ sinh đại học Thương mại Hà Nội ngày nào giờ đã trở thành nhân viên của trường mầm non Trường Sa, phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh.
Rời Hà Nội vào vùng đất đầy cát, nắng Cam Ranh nhưng anh Hồng lại theo tàu thường xuyên trực tại quần đảo Trường Sa nên chị Hằng rất ít khi được gần chồng. Cách đây 4 tháng, chị sinh lần thứ hai được hai cháu gái. Một mình, ba con nhỏ, ở nhà thuê, cuộc sống của gia đình chị Hằng lắm lúc "giật gấu vá vai".
Vào sống ở TP Cam Ranh được 7 năm nhưng chưa bao giờ được ăn Tết cùng chồng. Chị Hằng tâm sự: "Bố cháu đi đảo xa, ở nhà có con nhỏ nên tôi cũng chưa chuẩn bị được gì cho Tết. Chồng ra biển vào dịp Tết, sóng gió nhiều nên ở nhà tôi cũng lo. Tôi chỉ mong sao chồng ra đến đảo, gọi điện, được nghe thấy tiếng chồng là yên tâm. Tối nào mẹ con cũng cầu mong cho trời yên biển lặng...".
Những người vợ lính đảo Trường Sa luôn lặng thầm hy sinh. Niềm vui đoàn tụ ngày Tết của họ tuy chưa được trọn vẹn nhưng các chị vẫn vui cười, chung thủy với người lính đang thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng nơi đảo xa.
Theo 24h
Chúc tết công nhân Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước Ngày 5.2, ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, đã đến thăm, kiểm tra công tác chuẩn bị xử lý rác phục vụ vệ sinh dịp Tết Nguyên đán tại Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh (TP.HCM). Ông David Dương, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam...