Vụ sinh viên Mỹ chết: Ông Trump gay gắt với Triều Tiên
Donald Trump dùng từ ngữ gay gắt để lên án Triều Tiên sau cái chết của sinh viên người Mỹ Otto Warmbier – người bị Bình Nhưỡng cầm tù trong 17 tháng.
Tổng thống Mỹ đã gửi lời chia buồn với gia đình Warmbier, người qua đời sau khi trở về Mỹ từ Triều Tiên.
“Melania và tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình của Otto Warmbier”, ông Trump nói.
“Với các bậc cha mẹ, không có gì bi thảm hơn là mất con trong giai đoạn đầu của cuộc đời. Tôi xin gửi lời cầu nguyện của chúng tôi đến gia đình, bạn bè của Otto và tất cả những ai yêu mến người đàn ông trẻ”.
Video đang HOT
Tiếp sau, Tổng thống Mỹ nói rằng cái chết của Warmbier nhắc nhở chính quyền ông phải đảm bảo chuyện này không lặp lại.
Ông Trump nói nước Mỹ đang than khóc tưởng nhớ Otto Warmbier và lên án “sự tàn bạo” của Triều Tiên.
Otto Warmbier bị giam giữ ở Triều Tiên 17 tháng
Warmbier bị giam giữ trong một nhà tù Triều Tiên vào năm ngoái, bị kết án 15 năm lao động khổ sai sau cáo buộc cố trộm cắp khẩu hiệu chính trị của Triều Tiên. Warmbier được trao trả cho các quan chức Mỹ và bay về Mỹ vào tuần trước.
Các bác sĩ cho biết Warmbier không có dấu hiệu hiểu ngôn ngữ hay nhận thức về môi trường xung quanh và không có “hành động hoặc cử chỉ nào có mục đích”.
Hoàn cảnh giam giữ Warmbier và phương thức điều trị y tế anh nhận được ở Triều Tiên vẫn là điều bí ẩn.
Theo Danviet
Nhà Trắng nói Triều Tiên bắt công dân Mỹ 'gây quan ngại'
Nhà Trắng cho biết việc Triều Tiên gần đây bắt một công dân Mỹ, nâng tổng số người Mỹ bị giữ tại Bình Nhưỡng lên 4, 'gây quan ngại'.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer. Ảnh: Reuters.
"Rõ ràng, việc này gây quan ngại. Chúng tôi đã biết tin và sẽ hành động thông qua Đại sứ quán Thụy Điển, qua Bộ Ngoại giao Mỹ, để các cá nhân bị giữ ở đó được thả", Reuters dẫn lời Sean Spicer, người phát ngôn Nhà Trắng, cho biết ngày 8/5, nhắc đến các công dân Mỹ bị Triều Tiên bắt.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA thông báo công dân Mỹ Kim Hak-song bị bắt ngày 6/5 tại Bình Nhưỡng vì có "hành động thù địch" chưa xác định. Kim giảng dạy tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng. Ba công dân Mỹ còn lại bị giữ ở Triều Tiên là Kim Sang-dok, Otto Warmbier và Kim Dong-chul.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói các vụ bắt người cho thấy "rủi ro đi kèm với việc đến Triều Tiên". "Bộ Ngoại giao khuyến nghị công dân Mỹ không nên đến Triều Tiên", người này cho biết.
Truyền thông Nhật Bản ngày 8/5 đưa tin Choe Son-hui, người đứng đầu bộ phận phụ trách vấn đề Bắc Mỹ, Bộ Ngoại giao Triều Tiên, đang trên đường tới châu Âu dự đàm phán không chính thức với các cựu quan chức chính quyền Mỹ.
Theo một nguồn tin hiểu vấn đề, đàm phán diễn ra tại thủ đô Oslo, Na Uy. Phái đoàn Mỹ do Suzanne DiMaggio, giám đốc viện chính sách New America, dẫn đầu.
Dù có ít nhất một cựu quan chức chính phủ Mỹ tham gia, chính quyền Mỹ hiện tại không liên quan đến hoạt động này, nguồn tin cho biết thêm. DiMaggio xác nhận bà đang ở Oslo nhưng từ chối nêu chi tiết.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo đàm phán không chính thức nêu trên là "hoạt động thường lệ, bàn về nhiều vấn đề trên thế giới và không liên quan đến chính phủ Mỹ".
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ lên tiếng về việc công dân bị Triều Tiên bắt Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo họ đã biết tin Triều Tiên bắt một công dân nước này và từ chối bình luận thêm về vụ việc. Ông Kim Hak-song. Ảnh: CNN. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo công dân Mỹ Kim Hak-song bị bắt ngày 6/5 tại Bình Nhưỡng vì có "những hành động thù địch" chưa xác...