Vụ sập mỏ đá Lèn Cờ: Phó Phòng TN&MT kêu oan
Liên quan đến vụ sập mỏ đá Lèn Cờ làm 18 người chết, ông Hoàng Thanh Long – Phó Phòng TN&MT huyện Yên Thành (Nghệ An) – đã bị khởi tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Long đã gửi đơn kiến nghị xin xem xét giảm nhẹ trách nhiệm.
18 sinh mạng của người dân vô tội đã bị vùi lấp dưới hàng nghìn tấn đá tại vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (ảnh chụp ngày 1/4/2011).
Ngày 25/7, tức là sau gần 4 tháng kể từ khi xảy ra vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (xã Nam Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) vào ngày 1/4/2011 làm 18 người chết, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Hoàng Thanh Long – Phó phòng TN&MT huyện Yên Thành về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Trước đó, ngày 4/4/2011, cơ quan điều tra cũng đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phan Công Chín – Giám đốc Công ty Chín Mến, chủ mỏ Lèn Cờ – về tội “vi phạm quy định an toàn lao động”.
Theo cơ quan điều tra, ông Hoàng Thanh Long đã có những hành vi sai phạm liên quan đến việc đề nghị gia hạn khai thác cho Công ty Chín Mến tại mỏ đá Lèn Cờ. Ngày 30/3/2010 và 8/12/2010, ông Long được UBND huyện Yên Thành được phân công làm trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thành, trong đó có kiểm tra việc khai thác khoáng sản tại mỏ đá Lèn Cờ. Ông Long và đoàn kiểm tra không phát hiện và không phản ánh việc khai thác khoáng sản không đảm bảo an toàn của Công ty TNHH Chín Mến trong các biên bản kiểm tra.
Ngày 21/4/2010, ông Long tham mưu cho UBND huyện Yên Thành có công văn số 273 gửi Sở TN&MT, UBND tỉnh Nghệ An đề nghị cấp phép gia hạn khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Chín Mến. Trong công văn ghi: “Qua kiểm tra thực tế, hơn hai năm (2008, 2009 – PV) công ty đã thực hiện khai thác tài nguyên đúng theo báo cáo khả thi, thiết kế mỏ được phân định. Các quy định của Luật Khoáng sản và các luật khác có liên quan. Thực hiện đúng báo cáo định kỳ theo quy định hiện hành. Thực hiện mở mỏ và phục hồi môi trường, đất đai theo quy định của pháp luật”.
Đơn kiến nghị của ông Hoàng Thanh Long.
Video đang HOT
Thế nhưng đến ngày 1/4/2011, tức là ngày xảy ra vụ sập mỏ khiến 18 người chết và 6 người khác bị thương, Công ty TNHH Chín Mến không có giám đốc điều hành mỏ; còn nợ các loại thuế và ký quỹ môi trường hơn 119 triệu đồng; Việc khai thác khoáng sản không đúng với thiết kế đã được thẩm định phê duyệt. Những sai sót này đã không được phản ánh trong báo cáo của UBND huyện Yên Thành.
Nghĩa là ông Hoàng Thanh Long đã tham mưu cho UBND huyện Yên Thành ký một văn bản không đúng thực tế, công văn này không được vào sổ và không được lưu lại ở văn phòng UBND huyện Yên Thành. Theo cơ quan điều tra, chính việc làm thiếu trách nhiệm này của ông Hoàng Thanh Long đã góp phần tạo lập hồ sơ không đúng thực tế để Sở TN&MT Nghệ An làm căn cứ tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy gia hạn khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Chín Mến và sau đó đã để xảy ra tai nạn sập mỏ đá. Với hành vi sai phạm đó, ông Hoàng Thanh Long đã bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cho rằng kết luận của cơ quan điều tra gây thiệt thòi và oan sai cho mình, ông Hoàng Thanh Long đã có đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng về việc xem xét lại việc bị khởi tố. Theo ông Long, ông chỉ là người được ủy quyền trưởng phòng ký nháy công văn xin gia hạn cấp phép khai thác của Công ty TNHH Chín Mến; vào thời điểm kiểm tra Công ty Chín Mến đã xuất trình quyết định bổ nhiệm chức vụ giám đốc điều hành mỏ tuy nhiên theo báo cáo của cán bộ công ty thì ông giám đốc vắng mặt tại buổi kiểm tra vì bận việc gia đình.
UBND huyện Yên Thành cũng có công văn đề nghị cơ quan chức năng xem xét tội danh truy tố đối với ông Hoàng Thanh Long
Lúc đoàn kiểm tra của UBND huyện Yên Thành làm việc thì Công ty TNHH Chín Mến đã hoàn tất hồ sơ ký quỹ phục hồi môi trường. Trong năm 2009, công ty này đã nộp tiền ký quỹ trên 13 triệu đồng (bằng 1 nửa số tiền phải nộp) trong khi đến năm 2010 mới hết hạn khai thác nên vào thời điểm kiểm tra không thể kết luận là công ty này còn nợ ký quỹ phục hồi môi trường. Còn đối với việc công văn số 273 của UBND huyện Yên Thành không lưu tại văn phòng UBND huyện theo ông Long đó là trách nhiệm của văn thư UBND huyện, không phải trách nhiệm của ông.
Ngay sau đó, UBND huyện Yên Thành đã công văn gửi Ban giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm và miễn tố cho ông Hoàng Thanh Long. Vào thời điểm được phân công làm trưởng đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thành, trong đó có mỏ đá Lèn Cờ, ông Long mới được chuyển về Phòng TN&MT huyện Yên Thành 3 tháng, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, không phải có hành vi cố ý làm sau, che giấu sai phạm của doanh nghiệp hoặc vụ lợi cá nhân.
Điều dư luận hết sức quan tâm là tính tới thời điểm này, liên quan đến vụ sập mỏ đá Lèn Cờ mới chỉ có ông Phan Công Chín – chủ mỏ và ông Hoàng Thanh Long – Phó Phòng TN&MT huyện Nam Đàn bị truy tố. Tội trạng của ông Phan Công Chín đã rõ ràng, chúng tôi xin phép không bình luận thêm. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép gia hạn khai thác khoáng sản tại mỏ đá Lèn Cờ đối với Công ty TNHH Chín Mến không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ông Hoàng Thanh Long. Thế nhưng ông Long lại bị truy tố vì ông đã “ký nháy” vào công văn đề nghị cấp phép gia hạn. Còn những cá nhân và cơ quan có thẩm quyền trong việc ký quyết định gia hạn cấp phép cho công ty Chín Mến đến thời điểm này vẫn bình yên vô sự.
Liệu cơ quan điều tra có bỏ lọt người, lọt tội trong vụ việc này không? Dư luận đang rất cần câu trả lời của những cơ quan hữu quan.
Theo Dân Trí
Đâu rồi đạo đức, liêm sỉ?
Hết chen lấn rồi đến i bia, i dưa hấu, thậm chí cả một vụn đau thương sập mỏ đá Lèn Cờ,... người ta cũng kng tha "i của"... những hình ảnh xấu xí cứ liên tiếp lặp đi lặp lại trong thời gian gần đây.
Điều đó kng những làm mất đi văn hóa ứng xử người Việt mà còn chạm vào cái tôi sĩ diện với kng biết bao nhiêu người khi chứng kiến những hình ảnh phản cảm.
Từ lon bia cho đến quả dưa hấu chẳng đáng là bao, nhưng hễ có cơ hội là họ sẵn sàng đỗ ra đường bất chấpn hay ùn tắc giao tng để i của. Họ sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để lượm nhặt, còn người bị nạn thì bất lực đứng nhìn, buông suôi nhìn người ta dẫm đạp lên nỗi đau của mình.
Nhìn hình ảnh này liên tưởng đến hình ảnh đất nước Nhật Bản.
Người dân dù có gặp hoạn nạn cũng kng đi i của kiểu này.
nh: Internet).
Thiết nghĩ những người tham gia i của kng những cướp của ở người bị nạn mà còn là hành vi cướp đi mất cái sự dạy dỗ của bao nhiêu bậc cha mẹ hàng ngày dạy con mình "nhặt của rơi trả cho người mất", khi trẻ em chứng kiến những hành vi này thì còn đâu là cái tình giúp nhau lúc hoạn nạn được dỗ dạy bởi lòng bao dung...
Một hình ảnh thật đối nghịch, đó là trong cơn cùng cực của người dân Nhật Bản sau trận siêu động đất và sóng thần, nhưng họ vẫn tử tế xếp hàng nhận cứu trợ, nay các cơ quan hành chính của Nhật lại nhận hàng trăm thứ đồ thất lạc, hàng chục triệu yên mỗi ngày từ chính những người mà hoàn cảnh của họ còn đang thiếu thốn trăm bề.
Sự thay đổi từ giàu - nghèo, khó khổ đến mặt ấm ăn no người ta có thể xoay xở bằng cách này cách nọ nhưng phải cho sạch, cho thơm. Còn hình ảnh "i của" kng những nó làm tổn thương đến cái tôi sĩ diện với bao nhiêu người chứng kiến... mà còn trầm trọng hơn cho những thế hệ khi sự "vô cảm" sẽ được đem ra đối xử khi họ gặp vấn nạn.
Theo Dân Trí