Vụ sập giàn giáo ở Hà Tĩnh: Ai phải chịu trách nhiệm?
Vụ sâp giàn giáo ở Hà Tĩnh đã khiến ít nhất 2 người chết, 6 người bị thương. Một tai nạn mà theo một số công nhân đã được dự báo trước. Vậy ai phải chịu trách nhiệm về tai nạn nghiêm trọng này?
Như tin tức đã đưa trước đó, vào thời điểm 8h ngày 9/12, hàng chục công nhân thuộc 2 đội là Đội thợ xây và Đội bê tông đang tiến hành đổ bê tông tại công trình xây dựng cây xăng thuộc thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn. Đến 13h30 cùng ngày, toàn bộ kết cấu bê tông bị đổ sập khiến các công nhân bị giàn giáo và bê tông sắt thép đổ lên.
Vụ tai nạn lao động nói trên đã khiến 2 công nhân tử vong, 6 người khác bị thương hiện đang được điều trị tại bệnh viện.
Thông tin được biết, cửa hàng xăng dầu nói trên là do Công ty xăng dầu Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty Minh Hưng.
Trách nhiệm pháp lý trước hết thuộc về chủ thầu.
Liên quan đến vụ việc này, thượng tá Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng Công an huyện Hương Sơn cho hay, nguyên nhân vụ việc hiện đang được điều tra. Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ sập giàn giáo, phía công an huyện đã nhanh chóng huy động toàn bộ cán bộ chiến sỹ phối hợp cùng bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương khẩn trương có mặt, dọn dẹp đống đổ nát để đưa các nạn nhân đi cấp cứu
Video đang HOT
Đến 18h30, công tác cứu hộ tạm dừng, không có thêm người thương vong. Hiện trường được giữ nguyên để tiến hành khám nghiệm điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Trao đổi với PV Người đưa tin về vụ việc, luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn Luật sư Hà Nội nhận định: “Đây là vụ tai nạn lao động thương tâm gây tử vong hai người và nhiều người bị thương. Theo tôi cơ quan chức năng cần xác minh, điều tra nguyên nhân của việc sập giàn giáo từ đó xác định trách nhiệm các bên có liên quan.
“Cần xác minh, điều tra để xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong việc bảo đảm an toàn lao động, an toàn trong thi công, xây dựng. Nếu có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về đảm bảo an toàn lao động, an toàn trong thi công xây dựng thì xử lý vi phạm hành chính trường hợp có đủ cơ sở cấu thành tội phạm thì xử lý hình sự về tội danh tương ứng”.
Trong khi đó, chia sẻ với PV về trách nhiệm pháp lý liên quan đến vụ tai nạn, luật sư Nguyễn Tường Linh – Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa cho hay: “Trước tiên trách nhiệm tai nạn lao động thuộc về chủ thuê (chủ thầu công trình xây dựng). Chủ thuê phải ứng tiền để chữa trị cho những người công nhân bị thương.
Theo Điều 144 Bộ luật lao động 2012 về trách nhiệm của người lao động đối với người lao động khi xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm thanh toán chi phí viện cũng như bồi thường cho người lao động. Việc lỗi thuộc về ai sau khi cơ quan chức năng xác minh sẽ rõ.
Theo báo chí nêu thì đã có người chết trong vụ sập giàn giáo này nên công an sẽ vào cuộc điều tra và có thể khởi tố hình sự về hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao hoãn xử vụ sập giàn giáo Formosa làm 13 người chết?
1 bị cáo xin vắng mặt vì lý do sức khỏe, nhiều đại diện bị hại không có mặt, HĐXX vụ sập giàn giáo Formosa quyết định hoãn phiên tòa
Sáng 16/11, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án sập giàn giáo xảy ra ngày 25/3/2015 ở công trường Dự án Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13 người chết và 29 người bị thương.
4 bị cáo bị truy tố, nhưng chỉ có 3 bị cáo có mặt, 1 bị cáo xin vắng mặt vì lý do sức khỏe
Bốn bị cáo bị truy tố trong vụ án này là Lee Jae Myeong và Kim Jong Wook mang quốc tịch Hàn Quốc cùng Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thái Đức.
Sau khi sự việc xảy ra, các lực lượng chức năng ở tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập tổ công tác để điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ. Ngày 31/3/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn lao động (theo Điều 227 Bộ luật Hình sự).
Khi xảy ra vụ sập giàn giáo, ông Lee Jae Myeong là Giám đốc đơn vị quản lý công nhân làm việc tại giàn giáo ở khu vực cầu cảng Sơn Dương, thuộc Dự án Formosa. Còn Kim Jong Wook làm Chỉ huy trưởng công trường sản xuất. Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thái Đức là công nhân vận hành hệ thống thủy lực của giàn giáo.
Vào tối 25/3, ông Kim Jong Wook kiểm tra hệ thống giàn giáo. Dù phát hiện có sự cố nguy hiểm nhưng ông này vẫn để công nhân tiếp tục làm việc. Khoảng 20h cùng ngày, toàn bộ giàn giáo đổ sập xuống, khiến 13 công nhân tử vong và 29 công nhân bị thương. Trong khi đó, khi giàn giáo có sự cố, rung lắc mạnh, phát ra tiếng động lớn, công nhân sợ hãi bỏ chạy, ông Lee Jae Myeong lên kiểm tra nhưng không chỉ đạo ngừng thi công mà yêu cầu công nhân tiếp tục làm việc, gây ra hậu quả trên.
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa
Do bị cáo Nguyễn Thái Đức vắng mặt tại phiên tòa vì sức khỏe yếu, đồng thời một luật sư bào chữa cho các bị cáo có đơn xin hoãn phiên tòa, một số người bị hại và người đại diện hợp pháp cho người bị hại cũng vắng mặt tại phiên tòa nên đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị hoãn phiên tòa để xét xử sau. Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa./.
Đình Hiếu
Theo_VOV
Hoãn phiên tòa xử vụ sập giàn giáo Formosa Hà Tĩnh vì vắng...bị cáo Do vắng mặt một số bị cáo và bị hại nên phiên tòa xét xử vụ sập giàn giáo formosa sáng 16/11 đã tạm hoãn. Sáng nay (16/11), TAND tỉnh Hà Tĩnh đã phải tạm hoãn phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án "Vi phạm quy định về an toàn lao động" trong vụ sập giàn giáo tại công trường Formosa làm...