Vụ sập giàn giáo làm 3 người chết: “Phải khởi tố vụ án!”
Chiều 13/7, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp về sự cố sập giàn giáo xảy ra tại công trình xây dựng Tòa nhà văn phòng Nam Sài Gòn (phường Tân Phong, quận 7) khiến 3 người chết, 5 người bị thương vào sáng 10/7.
Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó Giám đốc Công an TPHCM – cho biết công tác cứu hộ được thực hiện nhanh chóng dù hiện trường vụ sập giàn giáo rất phức tạp với ngổn ngang sắt, thép, bê tông.
Thiếu tướng Phan Anh Minh báo cáo tình hình khắc phục sự cố sập giàn giáo
Theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, sự cố sập giàn giáo có thể do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, cơn mưa giông tối hôm trước đã làm xô lệch một số giàn giáo chống bên dưới mà khi thi công, mọi người không phát hiện. Vấn đề này phải xem lại hồ sơ thiết kế mức độ chịu lực giàn giáo. Trong thiết kế có tính đến tác động của các yếu tố tự nhiên khác và khi đó giàn giáo có chịu lực nỗi hay không? Khả năng thứ 2 thì phức tạp hơn rất nhiều, đó là lắp đặt giàn giáo chống bên dưới sai. Có thể thiếu thanh giằng,… chỉ cần sập một phía thì kéo nguyên sàn.
Với 2 nguyên nhân nêu trên, Thiếu tướng Phan Anh Minh đề nghị thu giữ các thanh sắt của giàn giáo mang đi kiểm định xem có đủ chịu lực hay không. Nếu chỉ cần một thanh rỉ sắt có thể gây ra sự cố… Từ đó, ông đề nghị trưng cầu tổ chức giám định độc lập có chuyên môn cao vào cuộc ngay từ đầu để đảm bảo tính khách quan.
Theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, đây là sự cố gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hiện nay chỉ mới có Thanh tra xây dựng lập biên bản và đình chỉ thi công công trình. Đề nghị Thanh tra lao động sớm có kết luận, kiến nghị khởi tố để Công an chính thức thụ lý.
Hiện trường xảy ra sự cố sập giàn giáo khiến 3 người tử vong, 5 người bị thương (ảnh Đình Thảo)
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng – cho biết Sở đang xác định nguyên nhân xảy ra sự cố. Theo ông, qua kiểm tra ban đầu cho thấy công trình có khả năng bị sập từ trên xuống chứ không phải bị xô ngang và cũng không phải do mưa. Nguyên nhân xảy ra sự cố có thể xuất phát từ giàn giáo, nhưng do thiết kế, quá trình lắp dựng hay quá trình thi công thì phải chờ kết quả phân tích, đánh giá. Việc giám định cũng đã được giao cho một đơn vị giám định độc lập và một tuần sau sẽ có kết quả đánh giá sơ bộ về nguyên nhân xảy ra sự cố.
Theo ông Tuấn, sau khi xác định rõ nguyên nhân sẽ có xử lý trách nhiệm nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn quản lý dự án, giám sát, chủ đầu tư và một số cá nhân khác.
Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân yêu cầu các ngành chức năng cần nhanh chóng kiểm tra, giám định các nguyên nhân sai phạm của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, đặc biệt là năng lực hành nghề của cac ca nhân, đơn vị thi công tham gia trong hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, phải kiểm tra hết các khâu về trách nhiệm của các bên liên quan đối với việc chất lượng giàn giáo có đảm bảo chịu lực hay không, để sớm có kết quả cho cơ quan Công an tiến hành khởi tố vụ án, vì đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.
Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đề nghị nhanh chóng tìm ra nguyên nhân sự cố để truy tố trách nhiệm đơn vị, cá nhân
Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đánh giá, công tác quản lý lao động tại công trình hiện nay chưa chặt chẽ. Thành phố với hàng ngàn công trình, quá trình dụng tuyển lao động không kiểm tra trình độ, trong khi lao động chủ yếu làm thời vụ, không được huấn luyện về an toàn lao động, ý thức lao động kém là nguyên nhân dễ gây ra sự cố gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong một công trình lớn, chỉ cần 1 – 2 người không hiểu biết về an toàn lao động thì có thể gây thiệt hại nghiêm trọng…
Theo ông Lê Hoàng Quân, sự việc lần này là một bài học “xương máu”. Qua đó, cần rút ra bài học lớn về lực lượng lao động, quản lý lao động. Việc nhà thầu sử dụng lao động thời vụ, không có bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội phải được các sở – ngành quan tâm. Cần tăng cường công tác kiểm tra tại các công trình về đảm bảo an toàn lao động, kiểm tra kỹ năng, ý thức của người lao động.
Để rút kinh nghiệm và tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở – ngành liên quan xây dựng quy chế để xác định trách nhiệm các đơn vị, cá nhân vi phạm và có chế tài xử lý nghiêm khắc. “Công ty nào để xảy ra tai nạn nhiều thì phải cấm (quy định thời hạn), phải kiên quyết xử lý chứ không thể để tình trạng sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi được. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố đã xảy ra 37 vụ tai nạn lao động làm 41 người chết rồi”, Chủ tịch thành phố nhấn mạnh.
Quốc Anh
Theo Dantri
Tạm dừng khách tham quan sau sự cố tượng Phật đổ sập
Sau sự cố tượng Phật đổ sập tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (còn gọi là chùa Sóc), ông Phạm Công Chính - Chủ tịch UBND xã An Mỹ khẳng định, trước mắt chinh quyền ra quyết định đình chỉ thi công công trình cũng như việc thăm viếng tại ngôi chùa này.
Đình chỉ công trình cho đến khi nguyên nhân sự cố được làm rõ.
Tại buổi làm việc với báo chí xung quanh sự cố tượng Phật bị đổ sập hoàn toàn xảy ra chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (xã An Mỹ, Quỳnh Phụ, Thái Bình), ông Phạm Công Chính, Chủ tịch UBND xã An Mỹ khẳng định, sẽ đình chỉ thi công công trình cũng như việc thăm viếng ngôi chùa cho tới khi có kết luận chính thức về vụ việc và yêu cầu nhà chùa hoàn thiện thủ tục cấp phép xây dựng.
Ông Chính cho biết, công trình tôn tạo và xây dựng tượng Phật tại ngôi chùa do Đại đức Thích Thiện Từ trụ trì và quyên góp tiền xây dựng từ những năm 2010 trên nền đất cũ. Trong quá trình xây dựng, nhận thấy thủ tục cấp phép xây dựng của nhà chùa còn chưa đầy đủ, chính quyền xã đã nhiều lần yêu cầu nhà chùa hoàn thiện hồ sơ nhưng phía nhà chùa chỉ trình được duy nhất bộ hồ sơ thiết kế.
Theo ông Chính, việc tôn tạo chùa và xây dựng tượng Phật là hoàn toàn do người dân góp tiền, không liên quan đến ngân sách nhà nước. Tại thời điểm xảy ra sự cố trên, tượng đã hoàn thiện cơ bản, đang được trang trí bên ngoài. Theo ước tính, tổng vốn đầu tư cho toàn bộ công trình này trên 20 tỉ đồng.
Ông Chính cho biết, việc thi công công trình hoàn toàn không có đơn vị giám sát. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay, nhà chùa thuê thợ của địa phương và thợ bậc cao từ Đà Nẵng đến thi công; tùy từng công đoạn mà nhà chùa sẽ thuê những nhóm thợ khác nhau.
Công trình thiếu đơn vị giám sát thi công.
Sắc Thiên Vương Quan Âm Tự là ngôi chùa cổ thuộc làng Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, được xây dựng từ đầu thế kỷ XIV. Năm 2009, nhân dân thôn Tô Xuyên đã họp và nhất trí đề nghị các cấp chính quyền cho phép thôn được xin lại 1.492m2 đất để xây dựng khôi phục lại ngôi chùa.
Căn cứ tờ trình số 55/TTr-UBND xã An Mỹ, ngày 7/5/2010, UBND huyện Quỳnh Phụ có Tờ trình số 51/UBND-NV về việc xin khôi phục lại chùa gửi UBND tỉnh Thái Bình, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Thái Bình.
Ngày 10/12/2010, UBND tỉnh Thái Bình có Quyết định số 2693/QĐ-UBND về việc giao đất cho tín đồ Phật tử và nhân dân thôn Tô Xuyên để xây dựng chùa. Quyết định giao đất này do UBND xã An Mỹ và Trưởng thôn Tô Xuyên lưu giữ và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi có quyết định giao đất của tỉnh, UBND xã An Mỹ đã làm việc với Đại đức Thích Thiện Từ hướng dẫn các thủ tục đầu tư dự án theo quy định.
Được biết, theo thiết kế: mặt bậc tượng Phật bằng đá chạm cánh sen, lớp vữa lót M75 dày 25; bậc thang xây gạch đinh, vữa trát M75 dày 15, trét MASTIC, sơn nước màu trắng. Hoạt tải mái 75kg/m2, hoạt tải sàn Ptc= 400kg/m2, hoạt tải gió tiêu chuẩn Wo=155kg/m2. Vật liệu sử dụng cho kết cấu công trình được quy định dùng vật liệu, cốt liệu, xi măng,...
Hiện nguyên nhân sự cố sập tượng Phật vẫn đang được làm rõ.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Giao công an TPHCM điều tra vụ sập giàn giáo làm 3 người chết Liên quan đến vụ sập giàn giáo công trình tòa nhà 17 tầng đang xây dựng khiến 3 người chết, chiều 11/7, Công an TPHCM đã giao cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) tiến hành điều tra nguyên nhân. Chiều 11/7, Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Khu đô thị...