Vụ sập cầu treo ở Lai Châu: Nỗi oan của con ốc
Khi clip về vụ sập cầu Chu Va kinh hoàng ở Lai Châu được đưa lên mạng, có lẽ bất cứ người xem nào cũng sốc nặng.
Thật khó để nói chừng đó con người tham dự một đám tang đi qua, và chiếc cầu treo đứt lật nghiêng quăng cả người sống lẫn người chết xuống dòng suối cạn lốc nhốc đá.
Câu chuyện đáng bàn xung quanh thảm họa cầu treo là cái cách giải thích nguyên nhân vụ sập cầu, rằng “số lượng người đi trên cầu vượt quá tải trọng 1,5 tấn” – cái cách mà chính Cục trưởng Quản lý chất lượng và công trình giao thông (Bộ GTVT) Trần Xuân Sanh cũng cho rằng: “Thời điểm này mà đặt vấn đề do người dân đi quá đông là phản cảm. Trước hết phải xem xét chất lượng cầu. Khi chất lượng có vấn đề, tuỳ theo kết quả mà xem trách nhiệm của đơn vị thiết kế, giám sát hay thi công”.
Xin cảm ơn sự tế nhị của ông Sanh, một quan chức có trách nhiệm của Bộ GTVT. Bởi đó không chỉ là sự tế nhị. Chẳng có sự tế nhị nào khi cách giải thích giống y với sự đổ vấy trách nhiệm lên những người đang còn nằm trong bệnh viện, trách nhiệm cả với những người đã mất. Bởi ngay trong câu chuyện tải trọng 1,5 tấn, chính các chuyên gia cầu đường đã xác định 1,5 tấn là tải trọng thiết kế trên mỗi mét dài. Chứ nếu là tải toàn bộ thì trên mỗi mét chỉ là 1,5/54 = 0,028 T/m = 28 kg/m, mức tải trọng, nói chua chát “chỉ cho gián, hoặc cùng lắm là chuột đi qua cầu”. Và còn bởi chừng nào mà những người có trách nhiệm chỉ nhìn thấy lỗi của người dân thì chừng đó, thảm họa vẫn cứ còn tiếp tục xảy ra.
Hôm qua, tổ điều tra tai nạn của Bộ GTVT và UBND tỉnh Lai Châu được thành lập, và, cái mà các quan chức cũng như những người còn sống có thể nhìn thấy bằng mắt thường là ngay đầu dây cáp gắn với hố neo, chiếc tăng đơ bằng sắt – ốc nối giữa cáp với hố neo, to bằng cổ chân người lớn đã “đứt đôi như gạch vỡ”. Chính từ điểm đứt gãy này, cáp bị lôi đi làm nghiêng mặt cầu, hất văng toàn bộ người trong đám tang xuống cầu, gây ra một hậu quả là “một đám tang nhân lên thành nhiều đám tang”.
Video đang HOT
Nhưng sẽ thật oan ức cho con ốc nếu đó chính là nguyên nhân gây ra thảm họa thảm khốc. Con ốc không tự mình bớt xén. Con ốc không tắc trách. Và nếu con ốc có miệng, nó hẳn sẽ phải bảo rằng chẳng còn ký lạng lương tâm con người nào trong những con ốc ấy.
Điều gì sẽ xảy ra khi vụ tai nạn thảm khốc được nhìn nhận bằng việc con ốc nối “ngẫu nhiên đứt đôi như gạch vỡ” hay cả cây cầu treo sập đổ vì một đám tang vài chục người?
Thật không dám tưởng tượng nữa!
Theo Đào Tuấn
Lao động
Thông xe cầu tạm cạnh cầu treo bị sập ở Chu Va
Cây cầu tạm bằng tấm sắt, dầm thép rộng hơn 1m cạnh cầu Chu Va 6 bị sập đã được khánh thành sau 3 ngày thi công. Thay vì việc phải đi qua cầu gỗ nhỏ hẹp dưới lòng suối, người dân có thể đi xe máy, xe đạp qua.
Cây cầu tạm bằng dầm thép và những tấm sắt được khánh thành vào chiều tối 28/2 cạnh cây cầu treo bị sập. Ảnh: Sơn Thủy
Cuối giờ chiều 28/2, sau nỗ lực của hơn 150 người gồm lực lượng của Trung đoàn 880, công an viên và dân quân tự vệ, cầu tạm bằng sắt cạnh cầu Chu Va 6 bị sập đã khánh thành trước dự kiến 2 ngày.
Cây cầu tạm được xây dựng cách cầu Chu Va 6 bị sập vài mét, hai điểm đầu cầu nằm sát cầu treo. Trụ cầu là những lồng sắt đựng đá, dầm cầu bằng thép, mặt cầu bằng tấm sắt ghép lại rộng hơn 1m, xe máy, xe đạp có thể đi qua.
Theo lãnh đạo xã Sơn Bình đây là cây cầu được xây dựng để phục vụ tạm thời cho bà con địa phương qua lại trong mùa khô. Cây cầu này không thể đáp ứng được trong mùa mưa sắp tới vì hiện tượng lũ ống, lũ quét, nên người dân nơi rất cần cây cầu treo vững chãi.
Trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Đức Long, Giám đốc Sở GTVT Lai Châu cho biết, hiện nay có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quyên góp, ủng hộ tiền để xây dựng cầu, về phía Sở cũng rất cần sự chung tay, ủng hộ, chia sẻ của người dân khắp nơi để xây dựng cầu cho bà con Chu Va.
Ông Long cũng cho biết thêm, Sở cũng đang nghiên cứu để xây dựng cây cầu treo vững chãi có tải trọng lớn hơn để phục vụ người dân qua lại và cố gắng hoàn thành trước mùa mưa lũ.
Trước đó, trong khi chờ cây cầu tạm khánh thành, để người dân không phải lội qua suối, chính quyền địa phương đã cho bắc tạm những tấm gỗ qua những tảng tá.Ảnh: Sơn Thủy
Trước đó, vào 8h30 sáng 24/2, đoàn người đưa tang đang qua cầu treo nối bản Chu Va 8 với Chu Va 6 ở xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) thì bất ngờ cầu đứt cáp. Hơn 40 người rơi xuống suối, 8 người chết và 33 người khác bị thương. Sau 4 ngày cứu chữa, nhiều nạn nhân đã được xuất viện và phần lớn những người bị thương nặng đã qua khỏi cơn nguy kịch.
Trong phiên họp báo Chính Phủ thường kỳ diễn ra vào ngày 28/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Đinh La Thăng cho biết nguyên nhân ban đầu khiến cầu treo Chu Va bị đứt được xác định là do ốc neo cáp đã được hàn nối thay vì đúc nguyên khối.
Công an tỉnh Lai Châu cũng đang triệu tập nhiều đơn vị và người liên quan trách nhiệm trong vụ sập cầu treo đến làm việc. Tuy nhiên ông Bùi Gia Lượt, Phó giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết hiện chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án, mà phải chờ kết luận giám định về mẫu ốc neo, qua đó làm rõ nguyên nhân sập cầu.
Theo VNE
Lật cầu treo: Hoàn thành cầu tạm thay cầu Chu Va 6 Sáng 28/2, cây cầu bằng thép thay thế cho cầu Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu) đã chính thức lưu thông. Những ngày qua, sau khi cầu Chu Va 6 bị lật, việc đi lại của người dân 2 bản Chu Va 6 và Chu Va 8 rất khó khăn. Bà con dân bản phải đi qua suối...