Vụ sập cầu ở Sài Gòn: Sẽ đề nghị khởi tố tài xế nếu cố tình chở quá tải
Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết nếu Công an điều tra có dấu hiệu tài xế cố tình chở quá tải lưu thông qua cầu Long Kiển gây sập cầu sẽ đề nghị khởi tố để tăng tính răn đe.
Tại buổi họp báo về sự cố sập cầu Long Kiển (huyện Nhà Bè) chiều 20/1, ông Bùi Xuân Cường – Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết cơ quan Công an vẫn đang điều tra.
“Nếu có dấu hiệu cố tình vi phạm gây thiệt hại công trình giao thông đường bộ chúng tôi sẽ đề nghị khởi tố, nghiêm trị để tăng tính răn đe, tránh lặp lại trường hợp tương tự về sau”, ông Cường nói.
Hiện tài xế Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) đang bị Công an huyện Nhà Bè tạm giữ để lấy lời khai, phục vụ công tác điều tra.
Hiện trường vụ sập cầu Long Kiển
Ông Nguyễn Thanh Thoản – Chủ tịch UBND xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) cho biết, lúc mới xảy ra sự cố, tài xế Lâm cho rằng do không biết đường nên mới cho xe ben chạy qua cầu Long Kiển khiến cây cầu này bị sập.
Ngay sau sự cố, Sở GTVT đã phối hợp với chính quyền địa phương lập hàng rào phong tỏa hiện trường, cử người trực gác 24/24, phân luồng đảm bảo giao thông.
Phần nhịp cầu Long Kiển bị sập
Video đang HOT
Theo một nhân viên trực gác cầu Long Kiển, cầu chỉ có một chốt gác phía xã Nhơn Đức, nên khi tài xế chạy từ hướng Phước Kiển qua thì nhân viên không thể ngăn cản được.
Sự cố sập cầu đêm 19/1 cũng nguyên nhân do tài xế xe ben chạy hướng Phước Kiển qua nên nhân viên gác cầu không thể phát hiện để ngăn chặn.
Trước đó như Dân trí đã thông tin, vào lúc 21h 40′ tối 19/1, tài xế Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe tải BKS:60C – 289.99 chở đá lưu thông trên đường Lê Văn Lương, hướng huyện Nhè Bè (TPHCM) về Long An.
Chiếc xe ben tại hiện trường
Khi xe đang di chuyển qua cầu Long Kiển (nối xã Nhơn Đức với xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM) thì bất ngờ cây cầu đổ sập, chiếc xe ben rơi xuống sông.
Lúc chiếc xe ben rơi xuống sông, tài xế Lâm nhanh chóng mở cửa thoát được ra ngoài. Thời điểm xảy ra vụ việc, có anh Đinh Hoàng Lực (35 tuổi, quê Tiền Giang, ngụ huyện Nhà Bè) điều khiển xe máy chạy phía sau xe ben cũng gặp sự cố khiến phương tiện ngã trên cầu, may mắn anh Lực bám vào cầu nên không xảy ra tai nạn về người.
Đình Thảo
Theo Dantri
Giám đốc Sở GTVT lý giải đường xuống cấp do... không sử dụng (?)
Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM Bùi Xuân Cường thừa nhận tình trạng xuống cấp ở các tuyến đường cửa ngõ. Theo ông, đường xuống cấp do làm trên nền đất yếu, yêu cầu về tiến độ và kinh phí nên chấp nhận lún, đường không khai thác nên xuống cấp và do ngập nước...
Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6 HĐND TPHCM khóa IX diễn ra sáng 5/12, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm phản ánh tình trạng hạ tầng giao thông ở cửa ngõ thành phố xuống cấp, dù mới đưa vào khai thác chưa bao lâu.
Đại biểu HĐND TPHCM tham dự phiên thảo luận tại hội trường
Đại biểu Trâm dẫn chứng đường dẫn cao tốc TPHCM - Trung Lương, đường Trần Văn Giàu (đi một số khu công nghiệp ở Long An), đường Nguyễn Hữu Thọ dẫn vào khu công nghiệp Hiệp Phước.
"Nguyên nhân đường xuống cấp tại đâu? Cử tri đặt vấn đề là do thi công ẩu hay có chuyện rút ruột công trình?", đại biểu Trâm hỏi.
Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm phản ánh tình trạng hạ tầng giao thông xuống cấp
Ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM - thừa nhận tình trạng hạ tầng xuống cấp tại các tuyến đường cửa ngõ kết nối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng như phản ánh của đại biểu.
Ông Cường cho biết những tuyến đường này được lập công tác khảo sát thiết kế từ nhiều năm trước và đều xây dựng trên nền đất yếu.
Ông dẫn chứng đường đường dẫn cao tốc TPHCM - Trung Lương do Bộ Giao thông vận tải đầu tư. Do yếu cầu tiến độ, kinh phí nên chấp nhận phương án xây trên nền đất yếu, chấp nhận lún. Khi đưa vào sử dụng nếu xuống cấp sẽ sửa chữa.
Cũng theo ông Cường, do đường lún nên ngay từ đầu không thể thảm bê tông nhựa mà chỉ láng nhựa mỏng để đi. Khi đưa vào khai thác, lưu lượng giao thông lớn thì đường sẽ lún, đơn cử là đường Trần Văn Giàu.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM Bùi Xuân Cường
Giám đốc Sở Giao thông vận tải cũng chỉ ra một nguyên nhân khác khiến đường Trần Văn Giàu xuống cấp là do làm xong nhưng... không sử dụng.
Cụ thể, khi làm đường Trần Văn Giàu thì gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, đường đã làm xong nhưng chưa có mặt bằng làm cầu. Dự án cầu, đường hoàn thành không đồng bộ.
"Khi đường làm xong không đưa vào khai thác, nhựa đường không trồi lên được nên ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường", ông Cường nói.
Người đứng đầu ngành giao thông thành phố khẳng định, các dự án đều có thanh kiểm tra, giám sát độc lập. Ông nói: "Cử tri hỏi có rút ruột công trình, thất thoát hay không thì tôi khẳng định đến giờ phút nữa chưa phát hiện ra".
Bài: Quốc Anh
Ảnh: Nguyễn Quang
Theo Dantri
TPHCM chưa cấm xe gắn máy từ năm 2030 Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, đến năm 2030 TPHCM chưa cấm xe gắn máy. "Chỉ khi nào chứng minh có đủ phương tiện giao thông công cộng cho người dân đi lại thì TP mới tính đến việc cấm xe máy", ông Cường khẳng định. Ngày 14/7, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông...