Vụ sập cầu ở Lai Châu: 7 nạn nhân vẫn nguy kịch
“Hiện nay còn 7 ca chấn thương nặng trong vụ sập cầu ở Lai Châu vẫn trong tình trạng nguy kịch”, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu, Đỗ Văn Giảng, trao đổi với PV sáng nay (26/2).
Theo ông Đỗ Văn Giảng, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu, đến nay tổng số ca tử vong trong vụ sập cầu là 8 người. Ngoài ra, trong vụ sập cầu còn 28 ca đang nằm viện, hiện sức khỏe của 7 nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Số còn lại đã tạm ổn, tinh thần ổn định, không còn hoảng loạn.
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đại diện cho đoàn công tác của các chuyên gia, bác sĩ đến từ Hà Nội – khẳng định không cần thiết phải đưa bệnh nhân nào về Hà Nội điều trị.
“Sau khi thăm khám 28 bệnh nhân và hội chẩn, tôi khẳng định không cần thiết phải đưa bệnh nhân nào về Hà Nội điều trị.”, Bác sĩ Quyết nói.
Nạn nhân trong vụ sập cầu đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BS Ngô Văn Hào
Chiều tối ngày 25/2, TS Đào Xuân Cơ, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai), trưởng đoàn bác sỹ bệnh viện Bạch Mai lên Lai Châu tham gia cấp cứu bệnh nhân cho biết, ngoài có 3 ca chấn thương cột sống kèm gãy xương đùi cũng trong tình trạng nặng, 4 ca chấn thương sọ não chưa có chỉ định mổ vẫn đang được hồi sức. Số bệnh nhân còn lại ngoài chấn thương sọ não còn đi kèm các đa chấn thương khác (như dập gan, lách, thận, …) nên xử lý rất phức tạp.
Theo BS Cơ, Bệnh viện Bạch Mai mang lên Lai Châu 100 đơn vị máu, huyết tương, thuốc và các phương tiện cấp cứu, gây mê hồi sức và tới thời điểm này vẫn đáp ứng được nhu cầu.
Các chuyên gia đầu ngành của 2 bệnh viện lớn ở thủ đô đánh giá, ngoài 2 kíp bác sỹ của bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai, đội ngũ bác sỹ, cán bộ y tế của địa phương cũng tham gia phối hợp tích cực để kịp thời cứu chữa người bị nạn. Các bác sỹ sẽ làm hết sức có thể để giúp đỡ đồng bào và chia sẻ với đồng nghiệp tại địa phương.
Video đang HOT
Trước đó (25/2), ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, sau khi sự việc xảy ra, Bộ Y tế đã chỉ đạo BV Bạch Mai và BV Việt Đức chuẩn bị máu, dịch truyền để trợ giúp. Cục Khám chữa bệnh cũng cử 1 Phó Cục trưởng đến trợ giúp, thuốc và phương tiện cấp cứu, gây mê hồi sức.
Cây cầu nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm ở Lai Châu
Theo ông Khuê, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có văn bản chỉ đạo Sở Y tế Lai Châu phân loại bệnh nhân và tập trung mọi nguồn lực cứu chữa người bệnh. Bộ Y tế đã cử cán bộ lên giúp đỡ Sở Y tế Lai Châu, nếu địa phương cần gì sẽ tiếp tục được hỗ trợ để sẵn sàng cấp cứu tốt nhất, giảm tối đa tỉ lệ tử vong và chấn thương thương tích cho bệnh nhân.
Như đã đưa tin, ngày 24/2, vụ tai nạn xảy ra khi đoàn đưa tang một người đàn ông dân tộc Mông (ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình) đang đi trên cầu được khoảng 15m thì bất ngờ cầu sập, khiến tất cả đoàn đưa tang rơi xuống suối.
Sở Y tế Lai Châu cho biết, đã có 8 người thiệt mạng, 7 người chết tại hiện trường, 1 người đưa đến Bệnh viện thì tử vong. Tuy nhiên với năng lực của bệnh viện, trong ngày hôm qua, bệnh viện mới mổ được cho 12 nạn nhân, còn lại rất nhiều nạn nhân vẫn đang phải nằm chờ phẫu thuật.
Theo Khampha
Những chỉ đạo khẩn từ hiện trường vụ đứt cầu treo của Bộ trưởng Đinh La Thăng
Bộ trưởng Đinh La Thăng ngay khi có mặt tại Lai Châu kiểm tra hiện trường vụ sập cầu treo khiến 8 người chết, 38 người bị thương, đã đưa ra những chỉ đạo khẩn.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhờ Bí thư xã Sơn Bình chuyển phần tiền hỗ trợ cho các gia đình có người bị chết
Điều trực thăng chở bác sỹ tăng cường
Sau hơn 7 tiếng đi liên tục (vừa bằng máy bay, vừa bằng ô tô) và có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Lai Châu ngay trong đêm xảy ra tai nạn (24/2), chứng kiến cảnh các y, bác sỹ làm việc hết công suất nhưng vẫn còn rất nhiều nạn nhân phải nằm xếp hàng chờ mổ, Bộ trưởng Đinh La Thăng lập tức gọi điện trao đổi với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Rất nhanh, hai Bộ trưởng đã thống nhất tăng cường bác sỹ và lượng máu cần thiết sớm nhất để kịp thời cấp cứu các ca nguy kịch. Phương án đưa bác sỹ lên bằng trực thăng được Bộ trưởng Thăng đề xuất với Phó Thủ tướng - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc lập tức được chấp nhận. Không chỉ điều một, mà Phó Thủ tướng điều tới hai trực thăng và một trực thăng tiền trạm để đảm bảo an toàn.
Tại Bệnh viện Đa khoa Lai Châu, Bộ trưởng Đinh La Thăng đến từng giường bệnh trao quà và chia sẻ với bệnh nhân. Ông gửi lời chia buồn và thăm hỏi của Thủ tướng, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch UB ATGT Quốc gia tới gia đình những người chết, các nạn nhân bị thương. "Thay mặt Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia, tôi cảm ơn những người tham gia cứu hộ, các bác sỹ tại bệnh viện đã nỗ lực hết sức trong điều kiện có thể để cứu chữa kịp thời các nạn nhân", Bộ trưởng nói.
Gần 22h, Bộ trưởng Đinh La Thăng và đoàn công tác của bộ mới rời bệnh viện về nơi nghỉ, chuẩn bị cho sáng hôm sau tới hiện trường nơi sập cầu sớm.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng lãnh đạo tỉnh Lai Châu tìm hiểu nguyên nhân khiến óc neo mố cầu phải bị đứt
Truy tìm nguyên nhân chính vụ sập cầu
Từ thị xã Lai Châu, vượt gần 50 km, 7h30 sáng 25/2, Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu và đoàn công tác của Bộ GTVT đã có mặt tại hiện trường nơi chiếc cầu treo bị đứt óc neo trụ cầu khiến 8 người chết, 38 người bị thương.
Rời hiện trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng họp khẩn với lãnh đạo tỉnh Lai Châu. Sau khi nghe Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu - Nguyễn Khắc Chử báo cáo, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu các thành viên trong đoàn công tác của Bộ GTVT đánh giá sơ bộ nguyên nhân tai nạn. Ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho rằng cáp cầu treo chịu được trọng tải tới 79 tấn, tự trọng của cầu cũng lớn nhưng kết cấu neo lại không đồng bộ với cáp. Tai nạn đã xảy ra do đứt óc neo - chính là vị trí chịu tải yếu nhất.
Đồng quan điểm này, ông Trần Quốc Toản - Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng nhận định nguyên nhân đứt óc neo là do tăng đơ và cáp không đồng bộ. Không có bảo vệ tăng đơ nên bộ phận này rất dễ bị gỉ sét, qua thời gian rất dễ bị bào mòn, ảnh hưởng đến chất lượng.
Báo cáo Bộ trưởng, ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT khẳng định, không có cầu treo dân sinh nào có thể chịu được trọng lực khi đám đông hàng chục người cùng lúc đi qua, vì sẽ tạo dao động cộng hưởng. Trong khi đó, tại đây lại không có hướng dẫn kỹ về sử dụng và vận hành cầu treo, không có người giám sát nên số người qua cầu quá đông, quá khả năng chịu tải của cầu.
Trao đổi với PV, một chuyên gia cầu treo cho biết, có thể còn có nguyên nhân đơn vị xây cầu không kiểm soát được độ rung lắc khi có người và phương tiện đi qua, nên khi bị quá tải (trọng tải thiết kế 1,5 tấn), lập tức gây nên cộng hưởng lực, làm cầu đứt óc neo.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị lãnh đạo tỉnh Lai Châu yêu cầu Công an điều tra làm rõ nguyên nhân sập cầu. Từ vụ tai nạn này, tới đây, những cầu treo dân sinh vẫn phải có cơ quan chức năng của ngành Giao thông thẩm tra thiết kế, khi xong phải có nghiệm thu và hướng dẫn sử dụng, nếu ở vùng dân tộc thiểu số phải có hướng dẫn cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc.
Làm ngay đường tạm, rà soát cầu treo
Chia sẻ với người dân, Bộ trưởng đề nghị tỉnh sớm ổn định và chăm lo cho gia đình người bị nạn, tiếp tục khắc phục hậu quả vì phần lớn các gia đình dân tộc này đều có cuộc sống khó khăn. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh Lai Châu chỉ đạo Sở GTVT trước mắt khẩn trương làm đường tạm và nhanh chóng nghiên cứu làm lại cây cầu treo tại vị trí cầu cũ để phục vụ bà con đi lại lâu dài.
Đặc biệt, Bộ trưởng đề nghị tỉnh kiểm tra ngay chất lượng các cầu treo tại địa bàn, nhất là cầu Chu Va 8 ngay gần đó vì cầu này có cùng đơn vị thiết kế thi công với cầu vừa bị sập. "Trong vụ việc này, xét ở khía cạnh quản lý Nhà nước, ngành GTVT Lai Châu đã thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành, tuy nhiên lại chưa đáp ứng được những đòi hỏi từ thực tế cuộc sống. Ví dụ như, quy định tải trọng cầu treo đã có nhưng đáng ra phải hướng dẫn cụ thể, là tải trọng ấy thì cùng lúc đi được bao nhiêu người, phải như thế người dân mới dễ hiểu...", Bộ trưởng Thăng nói, đồng thời phê bình Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT Lai Châu chậm báo cáo vụ việc. "Tôi chỉ biết thông tin khi xem bản tin truyền hình buổi trưa trong khi sáng sớm đã xảy ra tai nạn, như vậy chế độ báo cáo là có vấn đề", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan của Bộ nghiên cứu đưa ứng dụng công nghệ hiện đại vào xây cầu, thậm chí cần xây dựng cảnh báo tự động khi cầu quá tải trọng. Hiện nay, Bộ đang xây dựng đề án xây trên 1.000 cầu giao thông nông thôn trên cả nước trong đó có 198 cầu treo. Qua sự việc này, các cầu xây mới sẽ phải rà soát lại thiết kế, áp dụng công nghệ mới, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cao nhất cho người qua lại. Ví như khi vượt quá số lượng người cùng lúc qua cầu thiết bị sẽ báo động như kiểu của thang máy.
Tỉnh Lai Châu thông tin chính thức về sự cố đứt cầu treo Chiều 25/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu chính thức phát ngôn về sự cố đứt cầu treo tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường. Hiện trường vụ đứt cáp cầu treo. (Ảnh: Vietnam ) Vào khoảng 8h30 ngày 24/2, tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, sự cố đứt óc neo kéo cáp cầu...