Vụ sập cầu Chu Va: Người dân được “minh oan”
Chiều 4/3, Bộ Giao thông cho biết, cầu Chu Va có thể chịu tải trọng rải đều trên chiều dài là 210 kg/mét, tương ứng với tổng tải trọng 11,34 tấn. Như vậy, với kết luận này, việc người dân đi đông hôm vừa qua không phải là nguyên nhân gây sập cầu.
Như tin đã đưa, khoảng 8h30 phút sáng ngày 24/2, khi hàng chục người dân ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình (Lai Châu) đang đi bộ đưa tang một người thân trong bản, trong lúc vượt qua cây cầu treo thì dây cáp bất ngờ đứt, khiến 8 người chết và 38 người bị thương.
Sau vụ tai nạn trên, Sở Giao thông vận tải Lai Châu đã quy trách nhiệm gây sập cầu cho người dân với lý lẽ cho rằng, theo xác định sơ bộ ban đầu do đoàn người tham gia đám tang quá đông cho nên lúc đi qua cầu đã làm đứt tăng đơ, tuột một dây cáp chủ, làm nghiêng hệ mặt cầu dẫn đến đoàn người bị rơi xuống suối từ độ cao khoảng 9m.
Tuy nhiên, chiều qua (4/3), Bộ Giao thông vận tải đã chính thức “minh oan” cho người dân trong vụ sập cầu vừa qua. Theo Bộ này, cầu Chu Va 6 có thể chịu tải trọng rải đều trên chiều dài là 210 kg/m, tương ứng với tổng tải trọng 11,34 tấn. Hệ cáp chủ dùng loại cáp đường kính D32 xuất xứ Hàn Quốc có khả năng chịu tải 72,4 tấn/1 bên cáp chủ, tổng khả năng chịu lực là 148,8 tấn gấp 4,43 lần khả năng lực kéo yêu cầu.
Như vậy, sau công bố này của Bộ Giao thông vận tải, người dân đưa đám qua cầu Chu Va 6 hôm xảy ra vụ tai nạn thương tâm ngày 24/2 vừa qua đã chính thức được “minh oan” vì lỗi không phải do đoàn người đi quá đông dẫn đến quá tải làm sập cầu.
Hình ảnh cầu treo Chu Va 6 bị lật nghiêng khiến 8 người chết và 38 người bị thương. Ảnh: Khánh Công
Thông tin sâu hơn về nguyên nhân dân đến vụ sập cầu thương tâm xảy ra cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải cho biết, nguyên nhân trực tiếp gây sự cố sập cầu Chu Va 6 làm 8 người chết và 38 người bị thương là do đứt ắc neo tăng đơ tại đầu neo cáp ở đầu cầu hướng bản Chu Va 8, phía thượng lưu cầu dẫn đến mất khả năng chịu lực của cáp chủ thượng lưu gây lật mặt cầu, hất người đi trên cầu xuống sông.Hiện bộ phận ắc neo tăng đơ bị đứt đã được cơ quan chức năng thu giữ làm tang vật để giám định phục vụ điều tra nguyên nhân sự cố.
Video đang HOT
Cũng theo Bộ này, bộ phận ắc neo tăng đơ theo thiết kế bằng vật liệu thép đúc có khả năng chịu lực 100 tấn /bên, tổng khả năng chịu lực là 200 tấn, lớn hơn khả năng chịu lực yêu cầu 6,1 lần.
Tuy nhiên, qua quan sát hiện trường thấy, ắc neo nói trên có hiện tượng phá hoại giòn, đứt vỡ đột ngột. Bề mặt lỗ chốt ắc neo phía trong lồi lõm, biểu hiện được gia công tạo lỗ bằng cách gia nhiệt thổi xuyên chiều dày, làm thay đổi tính chất cơ lý của vật liệu, giảm khả năng chịu lực.
Mặc dù khẳng định như vậy nhưng Bộ Giao thông vận tải vẫn cho rằng, đó chỉ là suy đoán còn nguyên nhân chính thức gây đứt ắc neo còn phải chờ kết luận giám định của cơ quan chức năng.
Trụ cầu ốp gạch là do tư vấn yêu cầu
Trước thông tin trụ cầu treo Chu Va 6 vừa mới sập được xây bằng gạch, Bộ GTVT cho biết, tại thời điểm xảy ra sự cố, trụ cổng cầu cả 2 bờ không phát hiện hư hỏng đáng kể. Kích thước đo được tại chân trụ cổng là 66 x 36cm, tại vị trí cách chân trụ cổng 1,2m là 59 x 36cm. Kích thước cột trụ cổng theo thiết kế tại chân trụ cổng là 50 x 30cm, trên đỉnh là 25 x 30 cm, suy ra kích thước thiết kế tại vị trí cách chân trụ cổng 1,2m là 45 x 30 cm.
Theo Bộ này, báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu cho thấy, trụ cổng cầu được đổ bằng bê tông cốt thép M200 theo đúng kích thước thiết kế. Tuy nhiên, sau khi tháo dỡ ván khuôn, do thấy bề mặt bê tông xấu, không được phẳng, để tạo thẩm mỹ cho cổng cầu, tư vấn giám sát đã yêu cầu nhà thầu ốp thêm hàng gạch và trát vữa tạo phẳng.
“Về chất lượng bê tông cổng cầu, Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục phối hợp với Ban Quản lý dự án huyện Tam Đường và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá cụ thể và báo cáo Bộ GTVT. Hiện nay Bộ GTVT đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các công việc tiếp theo để làm rõ nguyên nhân và khắc phục hậu quả sự cố lật cầu treo Chu Va 6 trong thời gian sớm nhất”, Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Được biết, để kiểm tra toàn diện chất lượng cây cầu Chu Va 6, ngày hôm qua (4/3) các đơn vị liên quan của huyện Tam Đường (Lai Châu) đang hoàn thành thủ tục để tiến hành tháo dỡ cây cầu.
Hiện UBND huyện Tam Đường đã chỉ đạo Phòng Công thương huyện thuê một đơn vị độc lập riêng để kiểm định tất cả các vị trí chịu lực của cây cầu, trong đó có chất lượng lõi thép và chất lượng bê tông của cây cầu…
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Không được đổ lỗi cho dân
Tìm kiếm đầy đủ các nguyên nhân gây ra "sập" cầu Chu Va 6 là việc làm rất có trách nhiệm của người đứng đầu ngành giao thông vận tải. Song, tiếc rằng việc triển khai tìm kiếm nguyên nhân đang có vấn đề.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu.
Trước hết, cây cầu treo này không sập mà chỉ đứt ốc neo - dân dã gọi là đứt dây chằng. Hàng trăm bức ảnh chụp ốc neo đứt đôi cho ta thấy chất lượng của ốc rất kém, kể cả từ vật liệu cho tới công nghệ tạo ra nó. Với 3 ốc neo còn lại chúng ta có thể xác định được: Độ chịu căng dãn, độ chịu nén, độ chịu uốn và độ chịu xoắn của mỗi con ốc.
Tôi đảm bảo rằng, dù có kéo 4 cái ốc neo này với một lực bằng tổng trọng lượng cầu, trọng lượng những người đi qua và quan tài, ốc neo cũng không thể tách làm đôi với mặt cắt rất phẳng như vậy vì bốn ốc neo này có thể chịu được lực kéo dãn còn lớn hơn rất nhiều lần.
Đây là hiện tượng vật lý không thông thường, không được học trong trường phổ thông, đại học, mà chỉ có những người nghiên cứu áp dụng xung lực lớn trong thời gian ngắn để bẻ gãy những thanh gang lớn mới biết đến - tôi đã giảng về bài học này cho các học viên khoa xe năm 1977 trong chương trình "sức bền vật liệu".
Nói khác đi việc ốc neo tách làm hai không phải do nguyên nhân quá tải như một số cán bộ cơ quan chức năng Lai Châu đã nói.
Ốc neo đứt làm đôi cũng không phải là do hiện tượng cộng hưởng. Không muốn giải thích về lý thuyết của hiện tượng này vì mất thì giờ của bạn đọc. Chỉ biết rằng, trong trường hợp tai nạn ở cầu treo Chu Va, số người đi qua có thể nhiều hơn 50 người, nhưng không bước đều nhau, nhất là những người khiêng quan tài thì hiện tượng cộng hưởng càng không thể xảy ra.
Đặc biệt từ ngày 3.3, các báo đưa tin trụ cầu được xây bằng gạch nung màu đỏcó lỗ với kích thước 650x300mm trong khi đó trụ cổng nhà người viết bài này là 500x500mm chịu lực kéo xuống của hai cánh cửa được làm bằng ống tuýp nước chỉ sau một năm đã có vết rạn ở chỗ chôn giá bản lề. Với cấu tạo là gạch nung chất lượng kém có lỗ và xi măng rởm thì tru cầu này làm sao mà vững được, làm sao mà có thể chôn giữ dây chằng?
Một ốc neo của cầu Chu Va 6 bị tách làm đôi với mặt cắt rất phẳng mà ai cũng có thể thấy được là nguyên nhân gây ra tai nạn. Tại sao ốc neo này bị tách làm hai? Rất dễ trả lời. Ngoài ra người ta còn thấy nhiều sai phạm khác mặc dù chưa được biết bản thiết kế, chưa được biết quá trình giám sát và thẩm định cầu như thế nào.
Để không xảy ra tai nạn như ở cầu Chu Va 6, tốt nhất tiến sĩ Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ GTVT cho mọi người quan tâm tới vụ này thấy rõ sơ đồ thiết kế yêu cầu các thông số kỹ thuật của các vật liệu, dụng cụ, linh kiện xây dựng cầu, hình ảnh cầu khi hoàn thành sẽ có nhiều người góp ý. Đây là hiện tượng vật lý sẽ có rất nhiều người giải thích được chứ không chỉ có những người trong ngành giao thông hoặc công an.
Theo LĐO
Ắc neo cầu Chu Va kém khả năng chịu lực Tuy chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân sập cầu treo Chu Va 6, nhưng theo Bộ Giao thông Vận tải thì ắc neo tăng đơ cầu có biểu hiện được gia công nên làm thay đổi tính chất cơ lý của vật liệu, giảm khả năng chịu lực. Bộ phận ắc neo tăng đơ theo thiết kế bằng vật liệu...