Vụ sập biệt thự: Người dân trằn mình dọn nơi ở mới
13/16 hộ dân phải di tản đã dọn đến nơi ở tạm tại chung cư CT1B Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). Có thêm 8 hộ đăng ký tạm cư tại đây, nâng tổng số hộ cần sơ tán trong vụ sập biệt thự cổ lên 21 hộ.
Tòa nhà đang trong quá trình hoàn thiện, vật liệu ngổn ngang khắp các tầng.
Chưa có đồ đạc gì đáng kể trong các căn hộ, ngoài chiếc chiếu trải dưới sàn.
Điện, nước sáng nay đã được cấp đủ.
Từ sáng sớm, nhiều hộ đã quay về nhà 107 Trần Hưng Đạo để khắc phục hậu quả sau vụ sập và trông giữ tài sản. Một số người bắt đầu dọn dẹp nơi ở mới.
Các căn hộ hầu như chưa có gì ngoài một chiếc chiếu
Vừa cùng con trai đi sắm một số dụng cụ để làm vệ sinh như chổi lau nhà, khăn, xô, chậu, ông Nguyễn Quang Tuyến cho biết, đêm qua, chỉ có ông và người con trai ngủ lại nhà CT1B, còn 6 người khác, trong đó có cháu nhỏ mới 6 tháng tuổi, phải sơ tán đến nhà họ hàng, người quen.
Video đang HOT
Con trai ông Tuyến bắt tay ngay vào dọn dẹp nơi ở mới
Ông Tuyến cũng cho biết, lúc xảy ra vụ sập nhà, vì là buổi trưa nên cả gia đình đều ở nhà. “Tất cả thoát chết trong gang tấc là điều may mắn, ở đây thiếu thốn một chút cũng không sao, sẽ khắc phục dần”, ông chia sẻ.
Ông Tuyến và người con trai đang khẩn trương dọn dẹp nơi ở mới và sẽ mua sắm một số dụng cụ sinh hoạt cần thiết để cả gia đình có thể sớm đoàn tụ.
Chị Lê Thị Hải, được bố trí ở căn hộ 403, cho biết, gia đình chị có 7 người gồm 3 thế hệ sống chung nên đang đề xuất bố trí thêm phòng ở, tiện cho việc sinh hoạt.
Cũng trong sáng nay, ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cùng đại diện các đoàn thể, UBND phường Cửa Nam đã đến thăm hỏi và tặng quà người dân ở nơi tạm cư.
Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thăm và tặng quà người di tản tại CT1 Định Công
Ông Hoa chia sẻ với người dân về những khó khăn họ phải trải qua tại nơi ở mới và hứa sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu để người dân ổn định sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe cho người lớn tuổi và việc học hành của các em nhỏ.
Trao đổi với báo chí, ông Hoa cho biết, trước mắt quận sẽ cùng Cục Kiểm định, Bộ Xây dựng kiểm định đánh giá mức độ an toàn của các công trình liền kề và các hộ dân xung quanh.
Nếu cần, sẽ thực hiện các biện pháp gia cố, chống đỡ để đảm bảo an toàn. Chỗ nào có thể vào ở được thì cấp lại điện nước cho người dân.
Về việc đảm bảo an toàn tại các công trình kiến trúc cổ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, ông Hoa cho biết, cần rà soát, đánh giá lại các công trình kiến trúc cổ, nếu cần thiết phải tu bổ hoặc di dời người dân để vừa bảo tồn và giữ gìn những công trình kiến trúc có giá trị, đồng thời đảm bảo an toàn cho các cơ quan, tổ chức và người dân làm việc, sinh sống tại đây.
M.Thư
Theo_VietNamNet
Quận Hoàn Kiếm: 'Thận trọng triển khai lát đá 11 tuyến phố cổ'
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho hay mới đề xuất xin chủ trương của thành phố và sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp, thận trọng khi triển khai lát đá 11 tuyến phố cổ nếu đề xuất được đồng thuận.
Trao đổi với VnExpress sáng 13/8, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Nguyễn Quốc Hoa cho biết, việc lát đá lòng đường 11 tuyến phố cổ mới chỉ là đề xuất của quận xin ý kiến thành phố. "Đến thời điểm hiện tại, thành phố chưa có chỉ đạo cụ thể và quận cũng chưa triển khai gì", ông Hoa nói.
Theo Phó chủ tịch Hoàn Kiếm, những ngày qua có nhiều ý kiến đa chiều của nhân dân, các nhà khoa học, kiến trúc sư... về ý tưởng lát đá lòng đường. "Ý kiến đồng thuận nhiều, phản bác cũng nhiều, quận sẽ tiếp thu, lắng nghe tất cả các ý kiến", ông Hoa khẳng định.
Đoạn phố Tạ Hiện được lát đá từ năm 2011. Ảnh: Giang Huy.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết, ý tưởng lát đá lòng đường 11 tuyến phố cổ xuất phát từ mong muốn hoàn chỉnh hạ tầng các tuyến phố đi bộ. Bên cạnh đó, từ thực tế đoạn phố đã được lát đá lòng đường đang phát huy tốt cho sự phát triển thương mại, du lịch. "Nhưng Tạ Hiện không phải tuyến phố giao thông, trong khi các tuyến phố dự định lát đá sắp tới lại là trục giao thông chính. Vì thế quận sẽ hết sức thận trọng", ông Nguyễn Quốc Hoa chia sẻ.
Liên quan thông tin lát đá lòng đường phố Tạ Hiện, Phó ban quản lý phố cổ, ông Phạm Tuấn Long cho biết, dự án "Cải tạo thí điểm mặt đứng một đoạn phố Tạ Hiện kết hợp với cải tạo hè, đường phố Tạ Hiện", trong đó có lát đá lòng đường hoàn thành năm 2011. "Đây là dự án được nghiên cứu kỹ lưỡng, với sự hỗ trợ của các chuyên gia của thành phố Toulouse - Cộng hòa Pháp. Dựa trên nghiên cứu tổng thể hạ tầng, giao thông, cảnh quan, kiến trúc công trình và kinh tế xã hội của khu vực", ông Long cho hay.
Mặt phố Tạ Hiện được cải tạo đồng bộ với việc lát đá mặt đường, ga thu nước hàm ếch ngăn mùi, đảm bảo khả năng thoát nước và vệ sinh môi trường.
"Năm 2008, khi bắt đầu nghiên cứu hiện trạng khu vực này mới có khoảng 40% hộ kinh doanh dịch vụ. Chủ yếu là buôn bán nhỏ, không có sức hút. Sau khi dự án hoàn thành năm 2011 đến nay số hộ kinh doanh dịch vụ đạt 100%. Trong đó có cả những nhà hàng do người nước ngoài đầu tư khai thác, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế tạo thêm việc làm cho người dân trên địa bàn", lãnh đạo Ban quản lý phố cổ nói.
Cũng theo Ban quản lý phố cổ Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đang tiến hành lập thiết kế đô thị cho tuyến phố Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Đồng Xuân - Hàng Giấy và 6 tuyến phố đi bộ mở rộng trong khu bảo tồn cấp I Khu phố cổ Hà Nội. Việc hoàn chỉnh hạ tầng đô thị trên các tuyến phố này bao gồm việc cải tạo mặt đường là một trong những nhiệm vụ của dự án. Tuy nhiên còn phải xin ý kiến các cơ quan quản lý và các nhà khoa học làm căn cứ phê duyệt dự án.
Theo đề xuất của quận Hoàn Kiếm, những tuyến phố sẽ được lát đá mặt đường gồm: Tạ Hiện (đoạn còn lại từ ngã tư Hàng Bạc đến ngã tư Lương Ngọc Quyến và từ ngã ba ngõ Đào Duy Từ đến ngã ba Hàng Buồm); Hàng Đào; Hàng Ngang; Hàng Đường; Đồng Xuân; Hàng Giấy; Hàng Buồm; Mã Mây; Lương Ngọc Quyến; Hàng Giầy; Đào Duy Từ. Nguồn vốn thực hiện từ ngân sách quận. Thời gian thực hiện từ 2015 đến 2016.
Võ Hải
Theo VNE
Bị chê sặc sỡ, Nhà hát lớn Hà Nội sơn lại màu cũ Sau nhiều ý kiến cho rằng màu sơn mới không phù hợp với công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi của thủ đô, mới đây đơn vị thi công đã cho sơn sửa lại theo đúng màu nguyên bản trước kia của Nhà hát lớn Hà Nội. Sáng 27/7, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, mặt tiền Nhà hát lớn...