Vụ sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo: Ai phải chịu trách nhiệm?
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, trong quá trình sử dụng, cả đơn vị đang sử dụng ngôi nhà 107 đường Trần Hưng Đạo cũng như đơn vị sở hữu không nhận thấy dấu hiệu mất an toàn? Và giờ ai sẽ là người cuối cùng chịu trách nhiệm về sự cố này?
Chiều 23/9, theo thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân sự cố sập khu nhà 107 đường Trần Hưng Đạo khiến 2 người tử vong và 5 trường hợp bị thương (hiện còn 3 người nằm viện). Nguyên nhân bước đầu được xác định là do tòa nhà qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp và thời tiết mưa liên tục những ngày gần đây cũng khiến tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực.
Thế nhưng, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, trong quá trình sử dụng, cả đơn vị đang sử dụng ngôi nhà cũng như đơn vị sở hữu không nhận thấy dấu hiệu mất an toàn? Và giờ ai sẽ là người cuối cùng chịu trách nhiệm về sự cố này?
Từng muốn phá bỏ ngôi nhà nhưng vì vướng cơ chế
Khu nhà 107 Trần Hưng Đạo nằm trong quần thể khu vực ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội). Sau khi được thành lập (ngày 6/4/1955), Tổng cục Đường sắt (nay là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) có ký hợp đồng thuê nhà, đất tại 107 – Trần Hưng Đạo với Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội và đóng tiền thuê nhà đều đặn, cho đến tháng 11/1985 thì chuyển thành tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt.
Đến năm 2000, căn cứ thông báo thu tiền sử dụng đất của Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục nộp tiền thuê sử dụng khu đất 107 – Trần Hưng Đạo cho đến nay với số tiền trung bình khoảng gần 200 triệu/năm.
Từ năm 2008, nhận thấy thời gian xây dựng ngôi nhà đã lâu, toàn bộ khu nhà đã bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã nhiều lần cải tạo, sửa chữa khu nhà như chống sập sàn tầng 1 trần tầng 2 nhà hội trường, thay thế toàn bộ cửa tầng 2 nhà hội trường; thay thế toàn bộ mái nhà hội trường và nhà phụ; xây dựng hệ thống trạm bơm thoát nước, chống úng ngập tầng hầm…
Vụ sập biệt thự cổ đã đặt ra nhiều câu hỏi về công tác quản lý.
Cũng trong năm này, theo nghị quyết của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Đường sắt, khu đất 107 – Trần Hưng Đạo sẽ được quy hoạch, xây dựng trụ sở của tổng công ty. Đơn vị cũng có văn bản đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội tạo điều kiện để tiếp tục quản lý, sử dụng khu đất cho việc lập dự án để xây dựng nhà điều hành sản xuất của tổng công ty theo chiến lược và quy hoạch phát triển ngành GTVT đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Năm 2009, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục có công văn gửi lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội… Nhưng sau đó, Hà Nội chỉ đồng ý về mặt chủ trương phê duyệt cho dự án ở 31 Láng Hạ xây dựng văn phòng, nhà ở. Còn tại Trần Hưng Đạo thì liên quan đến thủ tục pháp lý đất và tòa nhà, vì tòa nhà này nằm trong quyết định bảo tồn biệt thự cổ, nên Hà Nội vẫn chưa có hồi âm cụ thể.
Khu nhà chưa một lần được kiểm định an toàn
Được biết, khu đất nói trên có diện tích 2.800,4m, gồm 7 ngôi nhà với tổng diện tích sàn xây dựng là 2.669m.
Trao đổi với phóng viên, ông Đào Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, tòa nhà đã 3 lần sửa chữa, lần gần nhất năm 2010 tu bổ chống dột và dùng vật liệu nhẹ ngăn phòng hội trường chứ không thể cải tạo thay đổi kết cấu.
Video đang HOT
“Ngành đường sắt thấy căn nhà 107 không thể sử dụng lâu dài nhưng cũng chưa từng thuê đơn vị nào kiểm định về đảm bảo an toàn nhà. Trong quá trình sử dụng không phát hiện nguy cơ mất an toàn. Chỉ trước 5 phút tòa nhà sập, cán bộ công nhân viên mới thấy rung, nghiêng và hô hào mọi người tháo chạy. Thời gian nhà sập xuống là quá nhanh”, ông Hoạch thông tin thêm.
Đặt câu hỏi, trong quá trình làm việc có phát hiện nguy cơ về đổ sập của căn nhà, ông Hoạch thẳng thắn nói: “Chúng tôi không thấy nguy cơ khẩn cấp về đổ sập. Về lâu dài, VNR thấy rằng không thể sử dụng được do nguy cơ xuống cấp của căn nhà”.
Đề cập đến trách nhiệm của đường sắt trong việc sử dụng ngôi nhà này, ông Hoạch khẳng định, VNR đã báo cáo với thành phố sự xuống cấp của ngôi nhà. Đường sắt chưa có quyền sở hữu ngôi nhà đó bởi hiện không có giấy tờ gì về ngôi nhà. Sở hữu tòa biệt thự cổ này thuộc Hà Nội, còn đường sắt được sử dụng. Được biết, sau khi sự cố xảy ra, Hà Nội đã nhận trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm cho các hộ dân ở đây.
Theo Công an Nhân dân
Sập nhà cổ ở Hà Nội: Cần phải phá dỡ nhiều công trình lâu năm?
"Cơ quan chức năng của TP. Hà Nội cần phải kiểm kê lại toàn bộ các ngôi nhà cổ để có phương án bảo tồn. Nếu cần thiết thì nên phá bỏ để đảm bảo an toàn cho người dân sống tại đó", TS Phạm Sỹ Liêm nói.
Hiện dư luận đang rất quan tâm tới vụ việc ngôi nhà cổ của Pháp tọa lạc tại ngõ 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bị sập vào trưa ngày 22/9 khiến 2 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương.
Báo cáo nhanh của UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời tiết mưa kéo dài những ngày gần đây khiến các kết cấu trụ đỡ, tường của khối 2 tòa nhà bị bong tróc và nứt nẻ rồi bất ngờ đổ sập.
Theo thông tin mới nhất từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), do thời gian sử dụng đã lâu, công trình (ngôi số 1) trong tổng số 7 ngôi của khu đất 107 Trần Hưng Đạo đã bị hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm, do đó Tổng công ty đã có nhiều văn bản báo cáo UBND, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty ĐSVN nhưng vẫn đang chờ trong thời gian xem xét, giải quyết.
Nhiều người dân, nhất là những người sống xung quanh khu vực và tại các ngôi nhà cổ trên địa bàn Hà Nội bày tỏ lo lắng về sự an toàn của những ngôi nhà cổ. Dư luận cũng lo lắng đặt câu hỏi: Chất lượng của rất nhiều nhà cổ ở Hà Nội bây giờ ra sao?
Xoay quanh vấn đề trên, PV báo Người Đưa Tin tiếp tục nhận được ý kiến chia sẻ của TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng để gửi đến độc giả góc nhìn đa chiều.
TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng
PV: Thưa ông, xin ông nói rõ hơn về việc sau sự kiện sập nhà cổ ở ngõ 107 Trần Hưng Đạo - nơi đặt trụ sở làm việc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc BQL Dự án Đường sắt khu vực I đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng của các công trình xây dựng lâu năm trên địa bàn Thủ đô?
TS Phạm Sỹ Liêm: Đầu tiên, tôi xin gửi lời chia buồn tới gia đình 2 nạn nhân đã tử vong và các nạn nhân trong vụ sập nhà vừa rồi.
Phải nói rằng, trên địa bàn Hà Nội hiện giờ có hàng trăm công trình, tòa nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc và cũng đang ở những tình trạng khác nhau. Trong các văn bản pháp luật cũng đã có các quy định về "loại nhà nguy hiểm và phải dỡ bỏ". Tuy nhiên, thực tế điều này chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc.
Theo thông tin báo chí nêu, căn nhà bị sập vừa rồi được xây dựng từ năm 1905 và đã cải tạo lại vào năm 1990. Như vậy, tuổi của công trình này đã là gần 110 năm rồi.
Tại sao những người sống tại đó không phát hiện ra các hiện tượng nứt nẻ, bong tróc trước đó nhiều ngày để có phương án di dời, đảm bảo an toàn cho cả những hộ dân sống cạnh?.
Vấn đề cốt lõi ở đây là ta phải chú ý tới niên hạn hay tuổi thọ của các công trình xây dựng, tòa nhà. Đặc biệt, nếu là các công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc (trước 1945) cho đến nay cũng trên dưới 70 năm thì càng phải được chú trọng, kiểm tra thường xuyên.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có thể gia cố, bảo trì và duy tu công trình đó sao cho hợp lý mà lại an toàn. Nếu thấy nghiêm trọng thì nên phá bỏ và có biện pháp hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Hiện trường vụ sập căn nhà cổ Pháp trong ngõ 107 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội trưa 22/9
PV: Như vậy cần phải xác định rõ niên hạn và tuổi thọ của các công trình để có biện pháp xử lý. Vậy đơn vị nào sẽ là người đứng ra quản lý trực tiếp lĩnh vực này, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Trước đây chúng ta có Sở nhà đất thì nay là Sở Xây dựng Hà Nội. Cơ quan này sẽ phải là đơn vị trực tiếp đứng ra quản lý về mặt hồ sơ tất cả các ngôi nhà, công trình xây dựng có niên hạn lâu năm để có hướng xử lý kịp thời khi có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.
Niên hạn của công trình sẽ được quyết định bằng tuổi thọ của các kết cấu chịu lực như sàn, cột, dầm, xà, mái, trụ, tường. Nếu các kết cấu này không đảm bảo độ chịu lực tốt thì đương nhiên nó sẽ khiến cả công trình đổ sập.
Về mặt chuyên môn, Sở Xây dựng cần kết hợp với lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiểm kê và rà soát lại toàn bộ các công trình xây dựng lâu năm nằm trong danh mục các công trình, nhà ở nguy hiểm và phải thực hiện thường xuyên.
PV: Ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ra, theo ông, cần điều kiện gì nữa để cho vấn đề đảm bảo an toàn các công trình, nhà ở lâu năm tại Hà Nội được thực hiện tốt?
TS Phạm Sỹ Liêm: Theo tôi, ngoài sự quản lý sát xao của các cơ quan quản lý nhà nước ra thì cũng rất cần sự phối kết hợp một cách chủ động của chính chủ sở hữu các căn nhà hay công trình xây dựng đó.
Chính các cư dân sống trong tòa nhà đó mới là những người cảm nhận thường xuyên và rõ rệt nhất những sự thay đổi trong kết cấu an toàn của ngôi nhà, chứ chưa chắc đã là các cơ quan chức năng.
Do thiếu sự bảo dưỡng, nhiều công trình nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng và trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đối với cư dân
Trong trường hợp này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc BQL Dự án Đường sắt khu vực I (Tổng cục Đường sắt, Bộ GTVT) tại sao lại không có các biện pháp khắc phục hiệu quả và sớm có báo cáo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của ngôi nhà từ trước đó nhiều ngày tới các cơ quan chức năng? Chỉ đến khi cảm nhận rõ sự rung lắc mạnh, bong tróc các mảng tường và cột trụ bị vỡ thì mới nháo nhào tháo chạy?
Chính họ phải là người trực tiếp chăm lo tới sự an toàn của con người và tài sản của họ trước chứ!
Lối vào nhà cổ ở số 8 đường Tăng Bạt Hổ. Công trình này đã trên 100 năm tuổi nhưng vẫn oằn mình với cuộc sống của nhiều hộ gia đình
PV: Vậy ông có kiến nghị hay đề xuất gì về việc bảo đảm độ an toàn cho các công trình xây dựng, nhà ở lâu năm tại Hà Nội trong thời gian tới?
TS Phạm Sỹ Liêm: Bên cạnh công tác tăng cường kiểm tra, rà soát danh mục các công trình nhà ở nguy hiểm có nguy cơ đổ sập, theo tôi chúng ta nên cân nhắc việc đóng "thuế nhà đất".
Để quản lý và duy tu các công trình đó cũng rất cần tới nguồn tài chính. Thuế chính là nguồn thu để Nhà nước chăm lo tới các công trình như vậy nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Hy vọng với những kinh nghiệm được rút ra từ sự việc này thì sẽ không còn xảy ra các vụ việc khác tương tự như thế này trong tương lai.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Cao Tuân - Nhật Minh
Theo_Người Đưa Tin
Phát hiện vết nứt trước khi nhà cổ sập giữa trung tâm HN Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa có báo cáo nhanh về vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, vào lúc 12h35 ngày 22.9, cán bộ, công nhân viên Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 (đơn vị đang trực tiếp quản lý và sử dụng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh

2 ngày, 11 người bị đuối nước trên biển Mỹ Khê

Chiêm bái xá lợi Đức Phật có cần đăng ký trước?

Nhặt được drone bị rơi đêm 30/4 không trả lại sẽ bị xử lý thế nào?

Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Xử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Danh tính 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang

Đăng thông tin sai sự thật trên mạng, người đàn ông bị phạt 6 triệu đồng

Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?

Phạt nhân viên rửa xe 5 triệu đồng do tự ý gắn đèn ưu tiên vào ô tô của khách

Vụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AI
Có thể bạn quan tâm

Dự án 'quả cầu ma thuật' của Sam Altman ra mắt nước Mỹ
Thế giới số
11:02:29 03/05/2025
Mẹ bầu Vbiz để lộ chi tiết là "nóc nhà" chính hiệu, ông xã cũng phải ngậm ngùi nín thinh
Sao việt
11:00:37 03/05/2025
Nàng công chúa xinh đẹp nhất châu Âu hiện tại ra sao ở tuổi 20?
Netizen
10:59:59 03/05/2025
Từ tin báo của người dân, công an bắt nhóm người làmchuyện mờ ám lúc rạng sáng
Pháp luật
10:59:15 03/05/2025
Trúc Nhân: "Tham gia Cuộc hẹn cuối tuần là một trong những quyết định đúng đắn nhất"
Tv show
10:52:43 03/05/2025
Tử vi tuần mới (5/5 - 11/5): 3 con giáp đổi vận, tài lộc khởi sắc, làm gì cũng gặp thời
Trắc nghiệm
10:51:30 03/05/2025
Fan 2K5 của NewJeans làm liều, đột nhập KTX cũ 'cưỡm' món đồ không ai ngờ
Sao châu á
10:50:31 03/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Hậu ngã xuống hố phân nhưng nhất định không nhận sự giúp đỡ của ông Nhân
Phim việt
10:47:54 03/05/2025
Nữ ca sĩ hát bản gốc của hit 2 tỷ lượt xem: "Tôi biết ơn ca sĩ Võ Hạ Trâm"
Nhạc việt
10:41:24 03/05/2025
Lợi ích không ngờ đến từ việc dọn dẹp nhà cửa
Sáng tạo
10:26:00 03/05/2025