Vụ san ủi mặt bằng khiến nhiều ngôi mộ “biến mất”: Đình chỉ thi công
UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND quận Cẩm Lệ đình chỉ ngay việc san ủi đất đồi tại khu vực nghĩa địa làng Nghi An (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) khiến nhiều ngôi mộ “biến mất”.
Đồng thời UBND TP Đà Nẵng cũng có văn bản đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cho dừng mọi hoạt động khai thác đất tại thao trường kho kỹ thuật K55 trong khi chờ cơ quan chức năng làm rõ.
Trước đó, người dân tổ người dân tổ 14C, 15A (phường Hòa Phát) vô cùng bức xúc trước việc đơn vị thi công đã dùng xe ủi san bằng đất tại nghĩa địa Nghi An khiến hàng trăm ngôi mộ “biến mất”.
Nhiều ngôi mộ lộ thiên sau khi đơn vị thi công san ủi mặt bằng
Ông Mai Xuân Tuấn – Chủ tịch UBND phường Hòa Phát – cho biết, theo các cụ, phần diện tích bị múc đi ước tính khoảng 400 ngôi mộ chứ chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Trong khi đó, báo cáo của doanh nghiệp tư nhân Tiến Thanh cho hay, việc thi công được thực hiện theo hợp đồng đã ký ngày 5/5/2014 với Cục Hậu cần Quân khu 5. Quá trình thi công không hề thấy dấu tích mồ mả mà chỉ phát hiện một đền thờ đã đổ nát hoang phế. Đơn vị đã cho phát quang dọn dẹp, thắp hương tại đền.
Video đang HOT
Khánh Hồng
Theo Dantri
Nhiều ngôi mộ "biến mất" sau khi đơn vị thi công cải tạo mặt bằng
Những ngày qua, người dân tổ 14C, 15A (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) vô cùng bức xúc trước việc đơn vị thi công đã dùng xe ủi san bằng đất tại nghĩa địa Nghi An khiến hàng trăm ngôi mộ "biến mất".
Ông Nguyễn Đằng (83 tuổi, trú tổ 15A, Chủ tịch hội đồng chư phái làng Nghi An) cho biết, nghĩa địa làng Nghĩa An được lập cách đây gần 100 năm. Tại nghĩa địa có khoảng 1.000 ngôi ngộ; phần lớn trong số đó là mộ của các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ngày 25/2/2014, thấy việc cải tạo mặt bằng của các đơn vị thi công xâm hại nghiêm trọng đến mồ mả nên ông đã làm đơn gửi UBND TP Đà Nẵng và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, không có ai quan tâm đến việc này.
Ông Nguyễn Lư trình bày sự việc với phóng viên
"Cách đây mấy ngày, lái xe múc của đơn vị thi công đi nhậu kể chuyện xúc trúng hài cốt của một phụ nữ. Sau đó, họ đem đi chôn cất. Nghe chuyện, chúng tôi chạy lên kiểm tra thì thấy có khoảng 400 ngôi mộ đã bị xúc đi mất", ông Đằng bức xúc.
Còn ông Nguyễn Lư (87 tuổi, trú tổ 14C) cho hay: "Trong số 400 ngôi mộ bị xúc đi có 6 ngôi mộ của nhà tôi. Đó là mộ của ông, bà, bố, mẹ, chú, em của tôi. Khi biết chuyện, chúng tôi vô cùng bức xúc và phẫn nộ".
Theo ông Mai Xuân Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hòa Phát: "Vị trí mà công ty Tiến Thanh san ủi cải tạo mặt bằng là kho kỹ thuật K55. Đây là khu vực do Quân khu 5 quản lý. Trước đây, mỗi lần người dân muốn vào đây thắp hương thì đến phường làm giấy giới thiệu. Còn cho vào hay không là quyền của Quân khu 5. Các ngôi mộ trên phần lớn là những ngôi mộ vô chủ. Trong quá trình khai thác, khi họ múc sâu xuống 7 - 8 m thì phát lộ số mộ đó ra. Theo các cụ, phần diện tích bị múc đi ước tính khoảng 400 ngôi mộ. Các cụ nói vậy thì biết vậy chứ chưa có cơ sở nào để xác định số liệu cụ thể".
Khu vực doanh nghiệp Tiến Thanh san ủi mặt bằng
Ông Lê Văn Sơn - Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ - khẳng định, quận đã có văn bản khẩn gửi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và Quân khu 5 để tạm ngừng hoạt động của công ty khai thác. Cũng trong chiều 8/5, UBND quận và UBND phường đã xây lại 10 ngôi mộ bị doanh nghiệp san ủi mặt bằng làm lộ thiên. Trước mắt, đã cho xây dựng lại bờ kè chống sạt lở khu vực trên. Hiện khu vực trên đã bị phong tỏa, không cho ai vào.
Liên quan đến sự việc này, sáng 9/5, bà Nguyễn Thị Trinh - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Tiến Thanh đã có báo cáo gửi UBND quận Cẩm Lệ và UBND phường Hòa Phát.
Những ngôi mộ sau khi lộ thiên được chính quyền địa phương xây lại
Báo cáo cho hay: Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thanh thời gian qua có ký hợp đồng với Cục hậu cần Quân khu 5 để thi công công trình sản ủi mặt bằng thao trường kho kỹ thuật K55.
"Theo hợp đồng đã ký ngày 5/5/2014 giữa doanh nghiệp tư nhân Tiến Thanh và Cục hậu cần Quân khu 5, chúng tôi phải thi công theo mốc giới đã được Cục hậu cần Quân khu 5 bàn giao. Đây là đất do Quân khu 5 quản lý, chúng tôi không biết và cũng không thấy có dấu tích mồ mả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công trình, một số anh em có phát hiện một đền thờ nhưng đã đổ nát hoang phế và cây cối, cỏ dại phủ kín trùm. Theo nguyện vọng của anh em công nhân cũng như cũng như tôi nghĩ đến chuyện tâm linh nên doanh nghiệp đã thuê người phát quang dọn dẹp, thắp hương mong mọi sự tốt đẹp, an lành. Tuyệt nhiên không thấy mồ mả mà thấy có vài vết cát trắng xuất hiện nên tạm dừng thi công và báo cho Quân khu 5", bà Trinh cho hay.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Cả phường sống ở mặt tiền Năm năm sau cuộc di dân từ "ốc đảo" lên phố, phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) được mệnh danh là phường duy nhất trong cả nước không có kiệt, hẻm. Hiếm nơi nào, mà cả phường được sống ở mặt tiền, và sở hữu những con phố tâm linh vô cùng độc đáo. Tất cả các nhà trong phường...