Vụ san ủi lăng vợ vua Tự Đức: Chủ đầu tư phải xin lỗi công khai
Ngoài việc yêu cầu chủ đầu tư phải họp báo xin lỗi công khai, con cháu Nguyễn Phúc tộc thống nhất đưa ra 4 yêu cầu đối với doanh nghiệp và các cơ quan liên quan về vụ lăng mộ phi tần vua Tự Đức bị san ủi.
Về vụ lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi, ngày 15/7, ông Tôn Thất Giáp – đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc cho biết, Hội đồng vừa tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến mọi người trong dòng tộc về vấn đề này.
Theo ông Giáp, tại cuộc họp, đại diện của các hệ, phủ, phòng và con cháu Nguyễn Phúc tộc tham dự thống nhất đưa ra 5 yêu cầu đối với chủ đầu tư dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh là Công ty TNHH 1 thành viên Thương mại Chuỗi Giá Trị (Công ty Chuỗi Giá Trị) và các cơ quan liên quan.
Lăng mộ vợ vua Tự Đức được khắc phục tạm sau khi huyệt mộ được tìm thấy. Ảnh: P.T.
Trong đó, 100% ý kiến tại cuộc họp thống nhất yêu cầu phải giữ nguyên lăng mộ phi tần vua Tự Đức tại vị trí cũ và phải khôi phục lại nguyên trạng khu lăng mộ theo bản vẽ của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. Việc xây dựng lại khu lăng mộ Công ty Chuỗi Giá Trị phải có trách nhiệm thực hiện.
Ngoài ra, con cháu Nguyễn Phúc tộc cũng đề nghị phải dành một khoảng diện tích tối thiểu là 200m2 cho khu lăng mộ phi tần vua Tự Đức và khu lăng mộ này phải có con đường đi vào từ hướng đồi Vọng Cảnh để lo việc hương khói.
Tại cuộc họp, con cháu Nguyễn Phúc tộc cũng thống nhất yêu cầu Công ty Chuỗi Giá Trị phải tổ chức cuộc họp báo công khai xin lỗi con cháu trong dòng tộc về hành vi phá hoại lăng mộ phi tần vua Tự Đức.
Ông Tôn Thất Giáp cho hay, những ý kiến tại cuộc họp là cơ sở để Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế về vụ việc lăng mộ phi tần vua Tự Đức bị san ủi trong thời gian tới.
Trước đó, tại công văn số 4186/UBND-GT, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo UBND TP.Huế chủ trì, rà soát lại quy hoạch chung của thành phố và khu vực thực hiện dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh. Trên cơ sở đó, UBND TP.Huế phối hợp với với Công ty Chuỗi Giá Trị làm việc lại lần cuối với đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc để thống nhất phương án cuối cùng là giữ nguyên hoặc di dời lăng mộ vợ vua Tự Đức, diện tích cần thiết đối với từng phương án cụ thể dành cho khu lăng mộ.
Video đang HOT
Hiện trường lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi vào tháng 6/2017. Ảnh: Trần Hòe.
Khi thực hiện các nội dung trên, UBND TP.Huế được yêu cầu cần phải lưu ý nội dung kiến nghị của Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh tại công văn 617/SVHTT-QLDSVH ngày 19/4/2019.
Công văn của UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Văn hóa – Thể thao chủ trì, căn cứ báo cáo đề xuất của UBND TP.Huế, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Công ty Chuỗi Giá Trị rà soát lại hiện trạng các công trình, vật kiến trúc hiện hữu trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án.
Trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Văn hóa – Thể thao đối chiếu quy định hiện hành đề xuất giải pháp (quy hoạch, quy định, khoanh vùng bảo vệ để quản lý) mang tính tổng thể, ổn định, lâu dài đối với tất cả các công trình nằm trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án.
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 20/6/2017, người dân ở tổ 11, khu vực 3, phường Thủy Xuân và Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc đã phản ánh đến báo Dân Việt vụ việc đơn vị thực hiện dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh đã san ủi lăng mộ của một bà vợ vua Tự Đức.
Theo mô tả của người dân, trước khi bị san ủi, lăng mộ này tọa lạc trên diện tích đất khoảng 40m2, có cổng hình vòm, phần tường xây khá cao. Tại lăng có một tấm bia khắc chữ Hán bằng đá xanh nguyên khối.
Sau khi Dân Việt phản ánh thông tin, các lực lượng liên quan đã vào cuộc tìm kiếm và tìm thấy tấm bia của lăng cách vị trí huyệt mộ khoảng 100m. Bia này có khắc dòng chữ Hán “Tiền triều tài nhân cửu giai Lê Thị Thụy Thục Thuận chi mộ”. Theo đó, lăng mộ này là của bà tài nhân họ Lê, đứng hàng thứ 9 trong Cửu giai phi, là vợ vua Tự Đức.
Sau sự việc này, đơn vị chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe là Công ty Chuỗi Giá Trị đã lên tiếng nhận lỗi và xin khắc phục sai phạm bằng cách xây dựng lại lăng mộ vợ vua Tự Đức đã bị san ủi.
Khi huyệt mộ được tìm thấy, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc mong được khôi phục lại lăng mộ ngay tại vị trí cũ nhưng chính quyền TP.Huế và tỉnh Thừa Thiên – Huế chủ trương di dời để lấy đất cho dự án bãi đỗ xe.
Tình trạng này khiến con cháu Nguyễn Phúc tộc gửi đơn yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý hành vi xâm phạm mồ mả của các cá nhân, đơn vị liên quan. Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc cũng gửi đơn cầu cứu Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ VHTTDL trước việc tỉnh chủ trương di dời lăng mộ bà tài nhân.
Theo Bộ VHTTDL, trong trường hợp cần thiết, Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế có thể hướng dẫn chủ đầu tư nghiên cứu lập phương án điều chỉnh dự án bãi đỗ xe trên cơ sở đảm bảo hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di tích và sự đồng thuận giữa các bên, báo cáo UBND tỉnh và Bộ VHTTDL xem xét điều chỉnh.
Đến nay, đã hơn 2 năm kể từ khi xảy ra vụ việc, dự án bãi đỗ xe vẫn phải “án binh bất động”, còn lăng mộ vợ vua Tự Đức thì tiếp tục trong cảnh mộ tạm kéo dài.
Theo Trần Hòe (Dân Việt)
Vụ san ủi lăng vợ vua Tự Đức: Làm việc lần cuối với Nguyễn Phúc tộc
UBND TP.Huế được giao phối hợp với chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe làm việc lại lần cuối với Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc để thống nhất phương án cuối cùng đối với lăng mộ vợ vua Tự Đức.
Về vụ lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi, ngày 6/7, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo giải quyết vụ việc này.
Theo đó, tại công văn số 4186/UBND-GT về việc tham mưu giải pháp tổng thể, khả thi lâu dài đối với khu lăng mộ vợ vua Tự Đức và khu vực thực hiện Dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đưa ra những ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Hiện trường lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi. Ảnh: Trần Hòe.
Tại công văn này, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế chỉ đạo UBND TP.Huế chủ trì, rà soát lại quy hoạch chung của thành phố và khu vực thực hiện Dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh. Trên cơ sở đó, UBND thành phố Huế phối hợp với với Công ty TNHH 1 thành viên thương mại Chuỗi Giá Trị (Công ty Chuỗi Giá Trị) làm việc lại lần cuối với đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc (Phước) tộc để thống nhất phương án cuối cùng là giữ nguyên hoặc di dời lăng mộ vợ vua Tự Đức, diện tích cần thiết đối với từng phương án cụ thể dành cho khu lăng mộ.
Khi thực hiện các nội dung trên, UBND TP.Huế được yêu cầu cần phải lưu ý nội dung kiến nghị của Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tại công văn 617/SVHTT-QLDSVH ngày 19/4/2019.
Công văn này yêu cầu Sở Văn hóa và thể thao chủ trì, căn cứ báo cáo đề xuất của UBND TP.Huế, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Công ty Chuỗi Giá Trị rà soát lại hiện trạng các công trình, vật kiến trúc hiện hữu trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án.
Trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Văn hóa và thể thao đối chiếu quy định hiện hành đề xuất giải pháp (quy hoạch, quy định, khoanh vùng bảo vệ để quản lý) mang tính tổng thể, ổn định, lâu dài đối với tất cả các công trình nằm trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án.
Đối với Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh giao sở này chủ trì, căn cứ báo cáo đề xuất của Sở Văn hóa và thể thao và các quy hoạch, hồ sơ dự án để phối hợp với Sở KHĐT, Công ty Chuỗi Giá Trị tham mưu UBND tỉnh giải pháp tổng thể về quy hoạch, chỉnh trang, phương án kiến trúc, đầu tư xây dựng và thủ tục đảm bảo để tiếp tục đầu tư xây dựng dự án bãi đỗ xe.
Lăng mộ vợ Vua Tự Đức được khắc phục tạm sau khi huyệt mộ được tìm thấy. Ảnh: P.T.
Như Dân Việt đã thông tin, vào ngày 20/6/2017, người dân ở tổ 11, khu vực 3, phường Thủy Xuân và Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc đã phản ánh đến báo Dân Việt vụ việc đơn vị thực hiện Dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh đã san ủi lăng mộ của một bà vợ vua Tự Đức.
Theo mô tả của người dân, trước khi bị san ủi, lăng mộ này tọa lạc trên diện tích đất khoảng 40m2, có cổng hình vòm, phần tường xây khá cao. Tại lăng có một tấm bia khắc chữ Hán bằng đá xanh nguyên khối.
Sau khi Dân Việt phản ánh thông tin, các lực lượng liên quan đã vào cuộc tìm kiếm và tìm thấy tấm bia của lăng cách vị trí huyệt mộ khoảng 100m. Bia này có khắc dòng chữ Hán "Tiền triều tài nhân cửu giai Lê Thị Thụy Thục Thuận chi mộ". Theo đó, lăng mộ này là của bà tài nhân họ Lê, đứng hàng thứ 9 trong Cửu giai phi, là vợ vua Tự Đức.
Sau sự việc này, đơn vị chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe là Công ty Chuỗi Giá Trị đã lên tiếng nhận lỗi và xin khắc phục sai phạm bằng cách xây dựng lại lăng mộ vợ vua Tự Đức đã bị san ủi.
Khi huyệt mộ được tìm thấy, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc mong được khôi phục lại lăng mộ ngay tại vị trí cũ nhưng chính quyền TP.Huế và tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trương di dời để lấy đất cho dự án bãi đỗ xe.
Tình trạng này khiến con cháu Nguyễn Phúc tộc gửi đơn yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý hành vi xâm phạm mồ mả của các cá nhân, đơn vị liên quan. Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc cũng gửi đơn cầu cứu Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ VHTTDL trước việc tỉnh chủ trương di dời lăng mộ bà tài nhân.
Theo Bộ VHTTDL, trong trường hợp cần thiết, Sở Văn hóa và thể thao tỉnh Thừa Thiên- Huế có thể hướng dẫn chủ đầu tư nghiên cứu lập phương án điều chỉnh dự án bãi đỗ xe trên cơ sở đảm bảo hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di tích và sự đồng thuận giữa các bên, báo cáo UBND tỉnh và Bộ VHTTDL xem xét điều chỉnh.
Đến nay, đã hơn 2 năm kể từ khi xảy ra vụ việc, dự án bãi đỗ xe vẫn phải "án binh bất động", còn lăng mộ vợ vua Tự Đức thì tiếp tục trong cảnh mộ tạm kéo dài.
Theo Danviet
Bãi xe không phép, mỗi tháng thu hàng trăm triệu đồng Không được cấp phép làm điểm trông giữ xe, thế nhưng Công ty cổ phần Thanh Sơn toạ lạc tại khu thủ công nghiệp Lạc Trung (số 63, ngõ 42 Lạc Trung, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn "hô biến" hàng ngàn m2 đất khuôn viên thành nơi trông giữ xe ô tô. Trên địa bàn phường Thanh Lương...