Vụ SAGRI: VKS nói thiệt hại là số tiền Nhà nước thất thu
Đối đáp với ý kiến của các bị cáo và luật sư, đại diện VKSND TP.HCM cho rằng thiệt hại của vụ án là số tiền Nhà nước thất thu khi SAGRI chuyển nhượng dự án.
Đại diện VKSND TP.HCM đối đáp quan điểm của các luật sư và bị cáo – Ảnh: NHẬT THỊNH
Sáng 15-12, VKSND TP.HCM tiếp tục tranh luận với các bị cáo và luật sư bào chữa về thiệt hại trong vụ án và về kết luận giám định có sai sót của Bộ Xây dựng.
Theo đó, đối đáp ý kiến của các bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (cựu phó chủ tịch UBND TP) và Trần Trọng Tuấn (cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM) và các luật sư bào chữa cho rằng cáo trạng sử dụng các kết luận giám định có sai sót để làm căn cứ buộc tội, VKS cho rằng các luật sư, bị cáo đọc chưa kỹ cáo trạng. VKS lý giải phần đầu cáo trạng chỉ nêu kết quả điều tra, không có từ nào căn cứ vào bản kết luận giám định để kết tội 2 bị cáo.
VKS đánh giá sai phạm trong vụ án này đã rất rõ, từng thành viên SAGRI đến hội đồng thẩm định giá, văn phòng UBND TP tham mưu, đến người ký quyết định là ông Trần Vĩnh Tuyến, và khâu cuối cùng là đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Các bị cáo đã chuyển nhượng tài sản nhà nước sang Công ty Phong Phú với giá thấp (168 tỉ đồng) mà không thẩm định giá theo giá thị trường. SAGRI đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án có công chứng với Công ty Phong Phú. Công ty Phong Phú vẫn có quyền với khu đất này nhưng quyền đó hạn chế.
Theo VKS, hậu quả của vụ án vẫn chưa được khắc phục, QSDĐ vẫn chưa được thu hồi. Việc hủy hợp đồng chuyển nhượng có công chứng phải do tòa án tuyên hủy, đến nay hợp đồng này vẫn còn. Dù bị cáo Dư Huy Quang (trưởng Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM) đã đăng ký biến động lại do mệnh lệnh cấp trên nhưng việc này cũng là trái luật.
Video đang HOT
VKS nhấn mạnh vụ án có thiệt hại. Thiệt hại là chênh lệch giá trị dự án. SAGRI chuyển nhượng dự án cho Công ty Phong Phú với giá 168 tỉ. Trong khi hội đồng định giá tài sản định giá dự án này trị giá hơn 500 tỉ, Nhà nước thiệt hại 348 tỉ, đến giờ chưa thu được.
Sai phạm tại SAGRI: Bị cáo Trần Trọng Tuấn trình bày 'có chứng cứ về mặt pháp lý'
Liên quan vụ án sai phạm tại SAGRI, bị cáo Trần Trọng Tuấn trình bày có những chứng cứ về mặt pháp lý và căn cứ theo quy định pháp luật để chứng minh mình không vi phạm như cáo trạng truy tố.
Chiều 8.12, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm 19 bị cáo có hành vi sai phạm tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn - SAGRI (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, do UBND TP.HCM là chủ sở hữu), gây thiệt hại cho nhà nước hơn 672 tỉ đồng.
Phạm tội vì nể nang
Bị cáo Trần Trọng Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, bị xét xử về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Bị cáo Trần Trọng Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, tại phiên tòa. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Theo cáo trạng, bị cáo Tuấn với vai trò là Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM và Chủ tịch hội đồng thẩm định chuyển nhượng dự án của TP.HCM, biết việc chuyển nhượng dự án từ SAGRI sang Tổng công ty Phong Phú phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Dù biết nhưng bị cáo Tuấn vẫn ký tờ trình, kèm theo dự thảo quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án không theo mẫu, đề xuất cho bị cáo Trần Vĩnh Tuyến ký chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ dự án.
Cũng theo cáo trạng, bản chất của việc này là chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, đây là hình thức chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ra bên ngoài.
Do đó, việc chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú là chưa đảm bảo công khai, minh bạch. Đây là cơ sở để bị cáo Lê Tấn Hùng và đồng phạm làm thủ tục chuyển nhượng dự án trái quy định của pháp luật gây thiệt hại cho 672 tỉ đồng.
Cũng theo cáo trạng, quá trình điều tra, Trần Trọng Tuấn thừa nhận hành vi phạm tội, nguyên nhân vì "nể nang Lê Tấn Hùng là em trai của nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM".
Với cáo buộc về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", bị cáo Trần Trọng Tuấn trình bày, bị cáo có những chứng cứ về mặt pháp lý và căn cứ quy định pháp luật chứng minh mình không vi phạm. Về vấn đề này, HĐXX sẽ cho bị cáo trình bày tại phần tranh luận.
Các bị cáo trong vụ sai phạm ở SAGRI tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Bị cáo Tuấn trình bày thêm, bị cáo được giao nhiệm vụ Giám đốc Sở xây dựng TP.HCM và được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị, dự án nhà ở, dự án hạ tầng để tham mưu cho UBND TP.HCM cho phép chuyển nhượng hoặc không cho phép chuyển nhượng theo quy định của luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 và Nghị định 76/2015.
Trong vụ án này, Sở Xây dựng TP.HCM phụ trách tham mưu cho UBND TP.HCM về việc thẩm định dự án tại khu phố 4, P.Phước Long B, Q.9 (cũ) do SAGRI (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, do UBND TP.HCM là chủ sở hữu).
Khoảng tháng 4.2017, Sở Xây dựng TP.HCM nhận được hồ sơ SAGRI chuyển nhượng dự án. Bị cáo Tuấn đã giao nhiệm vụ cho Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản thực hiện. Cụ thể, giao bị cáo Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, đảm nhận việc thẩm định cùng tổ thư ký của hội đồng.
Sau khi bộ phận chuyên môn trực tiếp làm xong sẽ trình lên cho bị cáo xem xét, triệu tập hội đồng họp, do bị cáo chủ trì. Trong cuộc họp, các thành viên sẽ điền phiếu ý kiến.
Theo hồ sơ chuyển nhượng dự án, có 2 ý kiến đề nghị thực hiện theo quy định luật Kinh doanh bất động sản, các quy định pháp luật khác có liên quan. Phiếu thứ hai ghi là đề nghị thống nhất chuyển nhượng và lấy ý kiến của Sở Tài chính TP.HCM. Không có phiếu nào ghi không thống nhất.
Do SAGRI là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nên trong cuộc họp, hội đồng thẩm định cũng rất cẩn trọng, thống nhất hỏi thêm ý kiến Sở Tài chính TP.HCM. Sau đó, bị cáo mới lập tờ trình, ký đề xuất trình cho UBND TP.HCM.
Ngoài ra, bị cáo Tuấn trình bày, mong HĐXX xem xét về nội dung 3 sai phạm chính của SAGRI khi chưa có đề án tái cơ cấu, chưa trình phương án thoái vốn; chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và việc chuyển nhượng dự án không đấu giá để có thể đánh giá đúng bản chất vụ án.
Ngày mai (9.12) phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại SAGRI sẽ tiếp tục phần xét hỏi.
Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật 2 cựu Phó Chủ tịch TPHCM liên quan 4 vụ án Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa kết luận về sai phạm, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo UBND TPHCM trong 4 vụ bán đất công, gây thất thoát tài sản. Qua đó, khai trừ Đảng 3 người, đề nghị kỷ luật 3 người. Thông tin từ Ủy ban (UB) Kiểm tra Trung ương, từ ngày 2-4/8 vừa qua, cơ quan này...