Vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh: Rắc rối việc xác định giá cây cầu
2 bị cáo thừa nhận lỗi khi tông sập 2 nhịp cầu Ghềnh. Tuy nhiên, về yêu cầu bồi thường 21 tỉ đồng thì 2 bị cáo không đồng ý vì cả 2 cho là cây cầu này đã rất cũ, không thể có giá đến 21 tỉ đồng.
Ngày 29/3, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) mở phiên tòa xét xử các bị cáo Phan Thế Thượng (sinh năm 1955, quê tỉnh Sóc Trăng, chủ tàu kéo mang số hiệu SG-3745 dùng để đẩy sà lan SG-5984) và Trần Văn Giang (sinh năm 1981, quê tỉnh Bạc Liêu, lái tàu đâm sập cầu Ghềnh).
2 bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho tại ngoại điều tra.
Hai bị cáo bị truy tố về các tội: điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy và đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, sau phần xét hỏi xuất hiện nhiều tình tiết nên HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đồng thời, HĐXX quyết định thay đổi biện pháp ngăn ngặn cho 2 bị cáo Trần Văn Giang và Phan Thế Thượng được tại ngoại điều tra vì quá thời gian tạm giam.
Tại phiên tòa hôm nay có sự tham gia của 5 thành viên trong hội đồng định giá. Điều tra viên của vụ án cũng được tòa triệu tập đến.
Tại tòa, bị cáo Thượng và Giang đều thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, đối với yêu cầu bồi thường hơn 21 tỉ đồng của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, bị cáo Thượng không đồng ý.
Video đang HOT
Theo bị cáo Thượng, cầu Ghềnh được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1904, thời hạn sử dụng đối với cầu đường sắt là 60 năm, vụ việc xảy ra vào tháng 3/2016 khi cầu Ghềnh đã được sử dụng hơn 60 năm nhưng hội đồng định giá xác định giá trị còn lại của cầu Ghềnh hơn 21 tỉ đồng là quá cao, không hợp lý.
Phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng: yêu cầu bồi thường thiệt hại đã dựa trên giá trị còn lại của cầu Ghềnh và chi phí tu sửa hằng năm.
Khi HĐXX hỏi có cần định giá lại không thì 1 thành viên Hội đồng định giá cho rằng không cần vì tài sản không còn, có giám định lại kết quả cũng như vậy, nhưng nếu cơ quan tố tụng yêu cầu thì hội đồng định giá trong tố tụng hình sự sẽ định giá lại. Tuy nhiên, 4 thành viên còn lại trong hội đồng định giá lại chấp nhận với yêu cầu định giá lại.
Qua quá trình xét xử, HĐXX nhận thấy chưa xác định rõ thiệt hại của cầu Ghềnh nên đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Trước đó, ngày 20/3/2016, Thượng, Giang và Nguyễn Văn Lẹ (sinh năm 1989, quê tỉnh Bạc Liêu) điều khiển tàu kéo SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 chở khoảng 800 tấn cát từ miền Tây đến Đồng Nai tiêu thụ. Khi đến TPHCM, ông Thượng có việc riêng phải lên bờ giải quyết nên giao tàu lại cho Giang và Lẹ điều khiển chở cát đến TP Biên Hòa.
Đến khoảng 11h30 cùng ngày, tàu do Giang điều khiển đi đến đoạn sông Đồng Nai dưới chân cầu Ghềnh. Khi gặp dòng nước xoáy, do thiếu kinh nghiệm điều khiển sà lan nên Giang đã để cho sà lan đâm vào trụ cầu số 2 gây sập 2 nhịp cầu Ghềnh.
Xuân Duy
Theo Dantri
Vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh: Yêu cầu bồi thường gần 9 tỉ đồng
Trần Văn Giang dù không có bằng lái tàu thủy vẫn được chủ tàu cho điều khiển tàu kéo sà lan chở 800 tấn cát. Sau đó, do thiếu kinh nghiệm lái tàu nên Giang đã để sà lan tông sập cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai.
Ngày 14/11, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) mở phiên tòa xét xử các bị cáo Phan Thế Thượng (sinh năm 1955, quê tỉnh Sóc Trăng, chủ tàu kéo mang số hiệu SG-3745 dùng để đẩy sà lan SG-5984) và Trần Văn Giang (sinh năm 1981, quê tỉnh Bạc Liêu, lái tàu đâm sập cầu Ghềnh).
Phiên tòa mở vào sáng 14/11
Hai bị can bị truy tố về các tội: điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy và đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.
Cầu Ghềnh bị tông sập hoàn toàn.
Theo cáo trạng, Phan Thế Thượng (chủ tàu, cũng là tài công) biết rõ tàu kéo SG-3745 không đảm bảo an toàn kỹ thuật, không bố trí thuyền viên theo quy định nhưng vẫn giao tàu cho bị can Giang, người không có bằng lái tàu thủy điều khiển phương tiện.
Đối với bị can Trần Văn Giang, dù không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (không có bằng thuyền trưởng) nhưng vẫn điều khiển tàu và đã gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này.
Giang và Thượng tại tòa
Đối với Nguyễn Văn Lẹ có mặt trên chiếc tàu đẩy sà lan cùng với bị can Giang khi tai nạn xảy ra, nhưng quá trình điều tra cơ quan công an xác định Lẹ chỉ là người phụ việc trên tàu nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trước đó, ngày 20/3/2016, Thượng, Giang và Nguyễn Văn Lẹ (sinh năm 1989, quê tỉnh Bạc Liêu) điều khiển tàu kéo SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 chở khoảng 800 tấn cát từ miền Tây đến Đồng Nai tiêu thụ. Khi đến TPHCM, ông Thượng có việc riêng phải lên bờ giải quyết nên giao tàu lại cho Giang và Lẹ điều khiển chở cát đến TP Biên Hòa.
Đến khoảng 11h30 cùng ngày, tàu do Giang điều khiển đi đến đoạn sông Đồng Nai dưới chân cầu Ghềnh. Khi gặp dòng nước xoáy, do thiếu kinh nghiệm điều khiển sà lan nên Giang đã để cho sà lan đâm vào trụ cầu số 2 gây sập 2 nhịp cầu Ghềnh.
Đại diện theo ủy quyền của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam là ông Lê Phi Long đã yêu cầu bồi thường tổng số tiền thiệt hại gần 9 tỉ đồng.
10h, phiên tòa đang tiếp tục phần xét hỏi.
Xuân Duy - Phạm Tùng
Theo Dantri
Vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh: Tạm hoãn vì vắng quá nhiều người liên quan Rất nhiều bên liên quan đến vụ án như: nguyên đơn dân sự, giám định, thẩm định giá... không có mặt tại phiên tòa. Do đó, HĐXX đã quyết định tạm hoãn phiên tòa. Ngày 28/2, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) mở phiên tòa xét xử các bị cáo Phan Thế Thượng (sinh năm 1955, quê tỉnh Sóc Trăng, chủ tàu kéo...