Vụ robot đào đường: Không thống nhất phương án đền bù, người dân nên kiện ra tòa
Theo các luật sư, người dân có nhà trên đường số 18 (P.An Khánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) bị nứt, nghiêng, lún do ảnh hưởng bởi robot đào đường, nếu không thống nhất được phương án đền bù thì làm đơn khởi kiện chủ đầu tư, nhà thầu ra tòa để đảm bảo quyền lợi.
Liên quan vụ robot đào đường khiến hàng loạt nhà dân ở Thủ Đức bị nghiêng ngả, ngày 4.10, trao đổi với PV Thanh Niên các luật sư (LS) đều cho rằng, nếu người dân không thống nhất được phương án đền bù, khắc phục hậu quả thì làm đơn khởi kiện chủ đầu tư, nhà thầu ra TAND TP.Thủ Đức để được đảm bảo quyền lợi hợp pháp.
Công trình thi công gói thầu XL-07 thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2 (vị trí đường Trần Não giao với đường Lương Định Của). Ảnh CÔNG NGUYÊN
LS Lê Văn Hoan (Đoàn LS TP.HCM), cho biết trường hợp Liên doanh Công ty cổ phần xây dựng đê kè – PTNT Hải Dương và Công ty TNHH kỹ thuật điện – xây dựng Ban Hin (nhà thầu chính) thừa nhận lún, nứt hơn 12 căn nhà này do nguyên nhân thi công công trình dự án vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2, thì các bên thương lượng với nhau về cách giải quyết, xử lý hậu quả và bồi thường thiệt hại. Còn nếu các bên không thừa nhận nguyên nhân thì có thể cần giám định để xác định nguyên nhân và bên có lỗi phải chịu trách nhiệm.
Đồng quan điểm, LS Lê Trung Phát (Giám đốc hãng luật Lê Trung Phát) nhìn nhậnđây là công trình dự án vệ sinh môi trường TP.HCM do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP làm chủ đầu tư (BQL).Như vậy, các hoạt động liên quan đến công trình này, sẽ chịu sự điều chỉnh bởi luật Xây dựng, luật Đầu tư và các văn bản có liên quan khác, đặc biệt trong đó có quy định của Nghị Định 06/2021/ NĐ-CP ngày 26.1.2021 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng.Theo đó, tại điều 7 Nghị định 06, có quy định về phân định trách nhiệm trong đó có chủ đầu tư, nhà thầu thi công; nhà thầu tư vấn gồm quản lý dự án, giám sát…
Video đang HOT
Tường nhà người dân trên đường số 18 bị nứt. Ảnh CÔNG NGUYÊN
Liên quan đến hồ sơ pháp lý công trình, LS Hoan cho biết, theo điều 55 Nghị định 15/2021, cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm công bố công khai nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp trên trang thông tin điện tử của mình. Chủ đầu tư có trách nhiệm công khai nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công để tổ chức, cá nhân theo dõi và giám sát theo quy định của pháp luật có liên quan.
LS Hoan cho rằng, theo điều 585, điều 589 bộ luật Dân sự, nếu các bên không thống nhất được với nhau về nguyên nhân gây thiệt hại và mức độ, giá trị thiệt hại thì cần đơn vị có chuyên môn giám định để làm căn cứ giải quyết vụ việc. Tòa án cũng phải trưng cầu giám định nguyên nhân thiệt hại, mức độ thiệt hại thì mới có cơ sở để giải quyết.
Nhà bị hư hỏng nếu không thống nhất phương án đền bù, người dân nộp đơn khởi kiện ra tòa. Ảnh CÔNG NGUYÊN
Theo LS Lê Trung Phát, nếu quá trình đàm phán trong việc bồi thường, khắc phục thiệt hại cho người dân không tìm được tiếng nói chung thì người dân có nhà bị ảnh hưởng bởi robot đào đường được quyền khởi kiện vụ án ra tòa án yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công bồi thường. Trong trường hợp này, người dân làm đơn gửi TAND TP.Thủ Đức. Kèm theo đơn khởi kiện người dân cần nộp những giấy tờ để chứng minh quyền về tài sản mà mình bị thiệt hại, đồng thời nộp kèm những bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở.
Các bằng chứng có thể nộp kèm đơn khởi kiện gồm, biên bản làm việc, biên bản hòa giải (nếu các bên có đơn nộp cho UBND cấp xã), hình ảnh nhà bị ảnh hưởng do robot đào đường hoặc có thể thông qua thừa phát lại lập vi bằng.
Robot đào đường khiến nhà dân ở Thủ Đức nghiêng ngả: Nhà tiếp tục lún 5-7cm, người dân hoang mang
Các vết nứt, độ lún của nhiều nhà dân trên đường số 18 (P.An Khánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) ngày càng to, sâu hơn do ảnh hưởng robot đào đường khiến người dân hoang mang tiếp tục cầu cứu lên chính quyền địa phương.
Liên quan vụ robot đào đường khiến hàng loạt nhà dân ở Thủ Đức nghiêng ngả, chiều 30.9, UBND P.An Khánh (TP.Thủ Đức) phối hợp nhà thầu thi công xuống đường số 18 tiếp tục kiểm tra, sau khi người dân báo về việc các vết nứt, độ lún của các ngôi nhà ngày càng to, sâu hơn so với những ngày trước đó.
Điểm hở giữa hai nhà số 9 và 11 ngày càng to hơn, nhà số 11 lún xuống 5 - 7cm. Ảnh CÔNG NGUYÊN
Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Trần Quang Liêm (nhà số 9 đường số 18, là kỹ sư xây dựng về hưu) cho biết, các vết nứt, độ lún các ngôi nhà trên đường số 18 ngày càng to, sâu hơn so với 5 ngày trước đây do ảnh hưởng robot đào đường.
Chỉ tay về điểm hở giữa nhà số 9 và số 11 ông Liêm nói, các khoảng cách hở giữa hai nhà ngày càng to hơn, đặc biệt nhà số 11 lún xuống 5 - 7 cm. Hai nhà trước đây dính liền nhau, giờ xuất hiện điểm hở 2 m và nhà số 11 nghiêng về một phía. "Nhà tôi xây sau, sử dụng cọc bê tông sâu 24 m để làm móng nhưng cũng xuất hiện vết nứt trên tường, sàn nhà. Nhà số 11 làm móng bằng cây cừ tràm nên vết nứt to, lún sâu hơn và khả năng sẽ tiếp tục lún", ông Liêm giải thích.
Điểm hở giữa nhà 1D và tòa nhà kế bên. Ảnh CÔNG NGUYÊN
Tương tự, anh Thành nhà 1D (đường số 18) cũng hoang mang điểm hở giữa nhà anh và nhà hàng xóm ngày càng rộng ra, ngói trên mái nhà hàng xóm rớt xuống nhà anh. Đặc biệt, gạch men ốp trên trụ bê tông cổng nhà anh Thành đã bong tróc, đổ xuống đất. Chị Lê Thị Hồng Thanh (nhà số 7) cho biết, các vết nứt trên tường nhà chị xuất hiện nhiều hơn, to hơn so với ngày 25.9 (ngày phát hiện sự việc). Quá lo sợ, chị đã gọi điện báo cho UBND P.An Khánh xuống kiểm tra lại thực tế.
Vết nứt trên ban công nhà người dân trên đường số 18 ngày càng lớn. Ảnh CÔNG NGUYÊN
Là người có nhiều năm làm kỹ thuật xây dựng, ông Liêm yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (chủ đầu tư) và Liên doanh Công ty cổ phần xây dựng đê kè và PTNT Hải Dương và Công ty TNHH kỹ thuật điện và xây dựng Ban Hin (nhà thầu chính) phải công khai các bản vẽ thiết kế chính và bản vẽ điều chỉnh được duyệt, giấy tờ pháp lý liên quan việc thi công cho người dân biết.
Ông Liêm yêu cầu phải thuê công ty thẩm định độc lập để kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại nhà của người dân do ảnh hưởng bởi robot đào đường. "Nhà dân nứt, lún sâu có nguy cơ đổ sập, đe dọa tính mạng vài chục người mà lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị phát biểu chỉ ảnh hướng tường rào, là vô cảm" ông Liêm bức xúc.
Vết nứt trên tường nhà người dân to dần theo từng ngày. Ảnh CÔNG NGUYÊN
Liên quan đến việc này, ông Lê Văn Diện (đại diện nhà thầu chính) cho biết, sau khi người dân báo các vết nứt nhà tiếp tục xuất hiện thì nhà thầu đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra. Theo ông Diện, phía nhà thầu đã kết thúc việc theo dõi độ lún, nghiêng của các nhà dân trên đường số 18. "Tình trạng nứt, lún, nghiêng của các nhà dân đã ổn định sau gần 1 tuần theo dõi. Dự kiến ngày 2.10 nhà thầu, chủ đầu tư sẽ họp với dân để công bố số liệu thống kê, bàn phương án khắc phục, sửa chữa nhà do người dân do ảnh hưởng bởi robot đào đường" ông Diện thông tin.
Thi công 8 năm chưa xong 4 km đường ở Quảng Ngãi Tuyến đường trục chính khu đô thị Vạn Tường (Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) sau nhiều năm thi công vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Được khởi công từ năm 2014, dự án xây dựng tuyến đường giao thông trục chính nối trung tâm phía bắc và phía nam khu đô thị...