Vụ Rạng Đông, Tổng cục Môi trường: VN xử lý được ô nhiễm thủy ngân
Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) khi được hỏi về các phương án cần thực hiện để khắc phục hậu quả ô nhiễm sau vụ cháy kho hàng của Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Ngày 4/9 Bộ TN-MT đã chính thức thông báo kết quả quan trắc về mức độ ô nhiễm đất, nước, không khí xung quanh khu vực xảy ra vụ cháy của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông; kết quả:
Khoảng cách 200m từ hàng rào nhà máy, các mẫu hấp phụ thủy ngân đều có giá trị nằm trong ngưỡng khuyến cáo của WHO và châu Âu (ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe con người tại khu vực đô thị)
Các điểm quan trắc không khí trong khuôn viên Công ty phía trước khu cháy và trong nhà kho bị cháy, có giá trị thủy ngân trong môi trường không khí cao, vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO từ 10-30 lần (ngưỡng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người)
Trước mắt cần phủ bạt che chắn để hạn chế hơi kim loại, thủy ngân còn tồn dư bị phát tán ra môi trường. Ảnh: Ngọc Hải
Có 2/9 điểm quan trắc nước mặt có giá trị thủy ngân nằm ngoài khoảng khuyến cáo của WHO, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đó là điểm ở Hồ Hạ Đình và trên sông Tô Lịch, tại điểm cách ngõ 320 Khương Đình 1,5 km về phía hạ lưu.
Nồng độ thủy ngân trong môi trường đất tại các vị trí quan trắc đều không vượt quá ngưỡng có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe của con người theo khuyến cáo của Canada, nhưng mẫu đất trong khuôn viên vườn hoa của công ty có hàm lượng thủy ngân cao hơn các vị trí khác.
Tuy nhiên, đây là so sánh với ngưỡng của WHO và Châu Âu, Canada , còn so với ngưỡng của Việt Nam thì không vượt.
Video đang HOT
Kết quả quan trắc cho thấy: khu vực không khí trong khuôn viên Nhà máy có mức độ ô nhiễm vượt 10-30 ngưỡng cho phép của WHO. Ảnh: IT
Nói về các phương án khắc phục hậu quả nhằm hạn chế tối đa rủi ro và đảm bảo an toàn cho người dân, ông Hoàng Văn Thức thông tin:
Trước mắt, khu vực cháy cần phải căng bạt, che chắn cẩn thận để tránh mưa và cũng để cho hơi kim loại, thủy ngân nếu còn tồn dư trong đất hoặc trong phế liệu, vật liệu cháy tại khu nhà kho không bị phát tán ra môi trường xung quanh.
Chúng ta đều biết bóng đèn ne-ong hay bóng đèn huỳnh quang khi cháy được xác định là chất cực kỳ nguy hại, cần được thu gom và xử lý theo quy định.
“Với chất độc hại là thủy ngân phương án xử lý rất phức tạp nhưng Việt Nam hoàn toàn có các đơn vị có thể thực hiện xử lý được, ví dụ như Bộ Tư lệnh Hóa học (Binh chủng Hóa học).
Cách xử lý thông thường là sẽ là phun, rải bột lưu huỳnh trên toàn bộ nền đất, sau đó sẽ được thu gom và xi măng hoặc bê tông hóa toàn bộ” – ông Hoàng Văn Thức nhấn mạnh.
Theo Danviet
Phó Tổng cục trưởng đeo mặt nạ chống độc kiểm tra vụ cháy nhà máy Rạng Đông
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) Hoàng Văn Thức sáng nay thị sát khu vực cháy Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Ông cho biết, Bộ TN-MT đã giao Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc phối hợp với cơ quan môi trường của Hà Nội rà soát, đánh giá hiện trạng môi trường để có những khuyến cáo đối với người dân sau vụ cháy kho hàng của công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông ở số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức kiểm tra hiện trường vụ cháy nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông
Trước đó, Bộ TN-MT cũng có văn bản cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm, mất an toàn hóa chất cho người dân trong khu vực.
Tại Hà Nội, trong hai ngày 29-30/8 có mưa lớn nên đã "giải quyết" được vấn đề ô nhiễm không khí. Số liệu quan trắc tại các trạm đo không ghi nhận sự bất thường.
Tuy nhiên, sau cơn mưa, vấn đề đáng lo ngại là ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Bộ TN-MT khuyến cáo người dân thận trọng khi sử dụng nguồn nước mặt trong khu vực này để sinh hoạt và ăn uống, đồng thời, cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, TP Hà Nội đánh giá phạm vi, mức độ ảnh hưởng, mức độ ô nhiễm hóa chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Nếu có các chất gây ô nhiễm thì phải nhanh chóng kiểm tra y tế đối với người dân trên địa bàn. Khi có kết quả chính xác sẽ đưa ra các cảnh báo, đề xuất các giải pháp, xem xét giám sát khu vực ảnh hưởng, theo dõi giám sát nước mặt, nước ngầm để công bố rộng rãi.
Bộ TN-MT cho biết, hỏa hoạn xảy ra tại khu vực nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông là sự cố đáng tiếc, và có thể phát sinh ô nhiễm hóa chất. Bộ TN-MT đang tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan để đưa ra những thông tin và cảnh báo, đề xuất xử lý chính xác, nhanh chóng, kịp thời nhất cho người dân.
Hiện trường vụ cháy Nhà máy Rạng Đông
Bộ TN-MT kêu gọi người dân trên địa bàn cần hết sức bình tĩnh, làm theo hướng dẫn của lực lượng chức năng một cách khoa học, bài bản để tránh những rủi ro không đáng có.
Trước đó, ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình phát thông báo đến người dân về những biện pháp đề phòng và bảo vệ sức khỏe do tác động từ hậu quả của vụ cháy. Một ngày sau, phường ra quyết định thu hồi thông báo với lý do "không đúng thẩm quyền và chưa đủ cơ sở".
Chiều 30/8, UBND quận Thanh Xuân thông tin kết quả test nhanh từ Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội), Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế): các chỉ số thuỷ ngân, chì, kim loại nặng, vi khí hậu, bụi... đều trong ngưỡng an toàn.
Tuy nhiên, tối cùng ngày lãnh đạo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường nói "chưa đưa ra bất kỳ kết quả quan trắc thuỷ ngân nào".
Sáng 31/8, bà Vương Thị Vân Khánh, Chánh văn phòng UBND quận Thanh Xuân nói: "Kết quả dẫn trong thông cáo của quận là sơ bộ ban đầu đo bằng máy, Viện cung cấp cho quận tại cuộc họp chung, có biên bản làm việc. Họ cũng phải có trách nhiệm với thông tin này".
Thái Bình
Theo Vietnamnet
Bộ TN-MT chính thức công bố kết quả quan trắc sau vụ cháy Rạng Đông Hôm nay (4/9), Bộ Tài nguyên Môi trường (TN-MT) đã chính thức công bố kết quả quan trắc không khí, đất và nước mặt tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, người dân đã rất lo ngại nguy cơ xảy ra mất an toàn hóa chất độc hại và ô nhiễm môi...