Vụ QZ8501: Chuông báo động kêu ỉnh ỏi trước khi máy bay rơi
Một điều tra viên thảm kịch QZ8501 của hãng hàng không AirAsia cho hay, chuông báo động của máy bay liên tục kêu inh ỏi trong khi các phi công cố gắng điều khiển máy bay trước khi nó lao xuống biển.
Điều tra viên giấu tên tiết lộ, tiếng ồn từ một số chuông báo động, trong đó có chuông cảnh báo, máy bay đột ngột bị chết máy giữa không trung có thể được nghe thấy từ máy ghi âm buồng lái của máy bay QZ8501.
Các chuông báo động, có thể khẳng định, đã kêu inh ỏi trong khi cơ trưởng và cơ phó cố hết sức để phục hồi hoạt động của chiếc máy bay”, điều tra viên khẳng định, đồng thời cho biết thêm rằng, chuông báo động đã kêu suốt một khoảng thời gian khiến giọng nói của phi công bị tiếng át đi.
Điều tra viên giấu tên cung cấp thông tin trên thuộc Ủy ban An toàn giao thông Indonesia.
Một thành viên của đội tìm kiếm và cứu hộ Indonesia đang đi gần mảnh vỡ của máy bay AirAsia QZ8501 đã được trục vớt lên từ dưới đáy biển và được cất giữ trong một nhà kho.
Trước đó một ngày, Bộ trưởng Giao thông Indonsia Ignasius Jonan dẫn số liệu radar cho hay, chiếc phi cơ đã tăng độ cao với tốc độ 6.000 foot (1.828 m) một phút trong buổi điều trần trước Quốc hội nước này.
Không phi cơ chở khách hay thậm chí, máy bay chiến đấu nào dám bay lên cao với tốc độ nhanh như vậy, truyền thông Indonesia trích dẫn lời ông Jonan.
“Chiếc phi cơ của hãng hàng không AirAsia trong những phút cuối đã bay nhanh hơn tốc độ bình thường… rồi sau đó bị chết máy. Tốc độ tăng độ cao trung bình của một phi cơ thương mại thường chỉ là 300 m/phút. Khi tăng gấp đôi tới 600m/phút là đã có dấu hiệu bất thường vì phi cơ thương mại không được thiết kế để tăng độ cao nhanh như vậy. Cả phi cơ chiến đấu có lẽ cũng không tăng độ cao với tốc độ 1828m/phút”, Jakarta Post dẫn lời ông Jonan nói tại Quốc hội.
Video đang HOT
Các nhà phân tích cho hay, việc máy bay QZ8501 tăng độ cao đột ngột, rồi chết máy và lao xuống biển rất tương đồng với vụ máy bay chở khách của hãng Air France đâm xuống Đại Tây Dương vào năm 2009, khiến 228 thiệt mạng.
Chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France cũng biến mất trên đường từ Rio đến Paris trong khi đang có bão. Cảm biến tốc độ bị hỏng khiến chiếc phi cơ tăng độ cao đột ngột rồi khựng lại giữa không trung trước khi lao thẳng xuống biển.
Các nhà điều tra kết luận, thảm kịch 447 của Air France bắt nguồn từ lỗi kỹ thuật cũng như sai sót của con người.
Trong khi đó, máy bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia đâm xuống biển Java vào ngày 28.12.2014 khiến 162 người trên khoang tử nạn khi đang trên đường từ Surabaya, Indonesia tới Singapore với chặng bay kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ.
Trước đó, Cơ quan khí tượng của Indonesia đã công bố báo cáo kết luận, thời tiết xấu có thể đã gây ra vụ tai nạn.
iện các hoạt động cứu hộ vẫn đang tiếp tục diễn ra trên biển Java, tuy nhiên, các thợ lặn vẫn chưa thể tiếp cận được với thân chiếc máy bay dù họ đã xác định được vị trí của nó. Những con sóng lớn cao tới 5 mét và dòng hải lưu chảy xiết đã khiến các thợ lặn hoàn toàn bất lực trong việc tới gần thân máy bay, được cho là còn chứa nhiều thi thể nạn nhân bị mắc kẹt.
Cho đến nay, lực lượng cứu hộ mới chỉ trục vớt được hơn 50 thi thể nạn nhân trôi nổi ở gần khu vực máy bay rơi.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Đã tìm thấy thân máy bay AirAsia QZ8501
Phần thân máy bay QZ8501 rơi xuống biển Java hôm 28.12.2014 khiến 162 người thiệt mạng vừa được một tàu Hải quân của Singapore phát hiện, Bộ trưởng Quốc phòng của "quốc đảo Sư tử" Ng Eng Hen thông báo chiều hôm nay 14.1.
Ảnh chụp phần cánh và thân máy bay QZ8501 vừa tìm được dưới đáy biển Java.
Tàu MV Swift Rescue của Hải quân Singapore hôm nay xác định được vị trí của xác chiếc máy bay xấu số của hãng hàng không giá rẻ AirAsia và chụp được ảnh từ xa cho thấy một phần cánh và phần thân của máy bay, Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen khẳng định.
"Tư lệnh Hải quân Singapore Lai Chung Han đã thông báo với tôi rằng, tàu MV Swift Rescue của Hải quân Singapore đã tìm thấy thân của máy bay AirAsia dưới lòng biển Java. Hình ảnh chụp được cho thấy một phần cánh và phần thân có chữ in nổi của máy bay AirAsia. Chúng tôi đã thông báo phát hiện này với cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia. Hoạt động trục vớt sẽ được tiến hành ngay", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ảnh chụp phần cánh và thân máy bay dưới đáy biển Java.
Ông Ng Eng Hen hy vọng, việc xác định được vị trí của thân máy bay Airbus A320-200 số hiệu QZ8501 sẽ giúp gia đình các nạn nhân sớm yên lòng.
"Vụ tai nạn này là một thảm họa gây mất mát cho nhiều người. Tôi hy vọng rằng, với việc xác định được vị trí thân máy bay, kết thúc của thảm kịch này có thể phần nào an ủi gia đình các nạn nhân", ông Ng chia sẻ.
Hải quân Singapore đã xác định được vị trí của thân máy bay QZ8501.
Singapore không chỉ tích cực hỗ trợ Indonesia tìm kiếm chiếc máy bay xấu số ngay từ đầu mà còn giúp khôi phục dữ liệu của hộp đen để làm sáng tỏ nguyên nhân thảm kịch mang tên QZ8501 đã cướp đi mạng sống của 162 người.
Singapore đã triển khai hơn 400 nhân viên, 2 máy bay RSAF C-130, 2 máy bay trực thăng Super Puma, 5 tàu hải quân, và đội tìm kiếm dưới nước trong hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay xấu số.
Trong khi đó, về phía Indonesia, ông Dianta, Pphát ngôn viên của Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Indonesia cũng xác nhận: "Chúng tôi đã phát hiện phần thân chính (của máy bay QZ8501) lúc 15h5 phút (giờ địa phương) trong ngày hôm nay (14.1)."
Theo ông Dianta, vị trí hiện nay của phần thân nằm cách vị trí đã phát hiện phần đuôi của máy bay QZ8501 khoảng 3km.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho hay, ngày mai 15.1, các thợ lặn sẽ vào kiểm tra tình hình bên trong phần thân chính của chiếc máy bay này.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia đã cảm ơn Singapore vì những nỗ lực của nước này trong chiến dịch tìm kiếm quy mô đa quốc gia chiếc máy bay AirAsia QZ8501.
Việc tìm được phần thân chiếc máy bay xấu số QZ8501 có ý nghĩa rất quan trọng vì người ta tin rằng, phần lớn các nạn nhân vẫn đang mắc kẹt trong này. Cho tới nay, 17 ngày sau khi mất tích, các đội tìm kiếm và cứu nạn mới chỉ vớt được 48 thi thể và nhận dạng được 27 thi thể.
Hôm 12.1 và 13.1, đội tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy và trục vớt thành công cả 2 hộp đen máy bay. Các hộp đen đã được đưa về phòng nghiên cứu ở Jakatar để phân tích dữ liệu. Giới chức Indonesia hy vọng, có thể nhanh chóng giải mã các dữ liệu và tìm ra nguyên nhân của vụ tai nạn trong vài ngày tới.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Đã vớt được hộp đen máy bay QZ8501 AirAsia Một quan chức Indonesia vừa cho hay, các thợ lặn thuộc Hải quân Indonesia đã tìm thấy và trục vớt được hộp đen của chiếc máy bay mang số hiệu QZ8510 của hãng hàng không AirAsia đâm xuống biển Java ngày 28.12.2014 khiến 162 người tử nạn. Các thợ lặn đang nỗ lực trục vớt hộp đen máy bay trong hôm nay. Trong...