Vụ “quan tài diễu phố”: Con bò 1 tạ lọt vào bản án sơ thẩm
Cơ quan tố tụng cho rằng, việc nạn nhân chui qua kênh nước hoàn toàn có cơ sở vì ở cống nước này, con bò 1 tạ cũng từng chui qua.
Phiên tòa xét xử vụ “quan tài diễu phố” ở Vĩnh Phúc khép lại vào ngày 15/7 vừa qua. Bản án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt kẻ cầm đầu vụ án là Phùng Mạnh Tuấn nhận mức án Chung thân. Các bị cáo còn lại trong vụ án này nhận bản án tương ứng với hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, bản án này vẫn chưa làm thỏa mãn gia đình bị hại. Một trong số các yêu cầu đó là kết quả thực nghiệm điều tra không được đáp ứng.
Theo cáo trạng công bố tại tòa, việc thực nghiệm điều tra người bị hại Nguyễn Anh Tuấn bị chìm xuống lòng kênh 2A và chui qua kênh 2B không thể thực hiện vì anh Tuấn Anh chết ngạt nước là do bị đuổi đánh, đạp xuống kênh dẫn đến tử vong trong trạng thái uống nhiều rượu bia, lượng cồn trong máu ở mức 312,4mg/100ml máu.
Chị Thủy – đại diện gia đình bị hại tòa tòa
Tại thời điểm người bị hại ngã xuống nước, mực nước ở kênh 2A chảy siết, lực hút của nước rất mạnh…. Việc anh Tuấn Anh bị cuốn vào cống là có cơ sở.
Thực nghiệm điều tra việc cho người chìm xuống nước chui qua cống 2B là việc không thể thực hiện được bởi người đóng thế nạn nhân chui qua cống phải là người thực, đang sống, có các chỉ số về chiều cao, cân nặng giống như nạn nhân, đã uống rượu bia như nạn nhân, đang bị dồn đuổi tinh thần hoảng loạn.
Nếu như người đóng thế nạn nhân có đủ tiêu chí như trên thì khi chìm xuống nước chui qua cống có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hơn nữa không thể đo được tốc độ, lưu lượng dòng chảy cho phù hợp với thời tiết, mức độ gió, mực nước như thời điểm vụ án xảy ra vì ảnh hưởng đến cây trồng 113 ha đất nông nghiệp của người dân.
Do vậy cơ quan điều tra không thực nghiệm người dưới nước vẫn đủ cơ sở khoa học như đã phân tích trên để xác định nạn nhân khi bị chìm ở kênh 2A và cuốn trôi nạn nhân vào kênh 2B là có cơ sở.
Video đang HOT
Kết luận thực nghiệm điều tra không thuyết phục được gia đình. Họ muốn được chứng kiến thực nghiệm điều tra.
Tại tòa, chị Nguyễn Thị Thủy – đại diện gia đình bị hại cho rằng, khi cơ quan điều tra thực hiện thực nghiệm điều tra gia đình bị hại không được chứng kiến, không hề biết sự việc.
Chính vì vậy, gia đình bị hại nghi ngờ kết quả thực nghiệm điều tra của vụ án này.
Chị Thủy đồng thời cho rằng, việc tìm người thực nghiệm hiện trường không khó khi gia đình bị hại có nhiều người giống anh Tuấn Anh.
Dẫn giải Đặng Quốc Tú ra xe thùng
Trong bản án cấp sơ thẩm, nói về kết quả thực nghiệm hiện trường, cơ quan tố tụng có nêu, việc nạn nhân tử vong và chui từ cống 2A sang cống 2B là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế năm 2010, có gia đình bà Phùng Thị Ất (trú ở phố Nguôi, phường Hội Hợp) cho con gái là Trần Thị Ba đi thả bò ở kênh 2A (bò 7 tháng tuổi, nặng khoảng 1 tạ).
Bò đã bị ngã xuống kênh 2A và bị nước chảy hút qua cống 2B và trôi tuột qua một đoạn kênh 2B nhưng bò không bị chết.
Việc cơ quan tố tụng đưa kết quả thực nghiệm hiện trường bằng việc đưa hình ảnh con con bò chui qua cống nước bị gia đình phản đối.
Tại tòa, chị Thủy cho rằng, con bò khác con người. “Con bò có 4 chân, em tôi chỉ có 2 chân. Thời điểm con bò rơi, kênh nước khác với thời điểm em trai tôi bị đánh. Việc đưa hình ảnh con bò chui qua cống thoát nước để so sánh với hình ảnh bị hại khiến gia đình đau lòng”, chị Thủy nói tại tòa.
Trong phiên tòa xét xử vụ “quan tài diễu phố”, bị cáo Đặng Quốc Tú là người duy nhất kêu oan. Tại tòa, Tú khá tự tin “bật” lại quan điểm luận tội của công tố viên bằng giọng bất cần và cho rằng, mình bị mớm cung, ép cung.
Tú bảo mình bị oan, Tú không tham gia đánh nạn nhân mà chỉ can ngăn. Tú lý luận, chưa làm rõ được cái chết của nạn nhân Tuấn Anh bằng kết quả thực nghiệm hiện trường.
Tú cho hay, anh ta không được tham gia dựng lại hiện trường. Kết quả thực nghiệm của hiện trường chưa rõ ràng khi chỉ có dấu vết của nạn nhân trượt xuống kênh nước chứ không có dấu vết nạn nhân bò lên bờ. “Con vịt lên bờ còn để lại dấu vết, huống gì đây là con người”, Tú lý luận với công tố viên.
Theo phán quyết của tòa cấp sơ thẩm, Tú chối tội kêu oan nhưng căn cứ vào lời khai của các bị cáo còn lại, những người liên quan, người làm chứng, biên bản giám định, qua trình thẩm vấn tại tòa đủ căn cứ kết luận, Tú đã cùng đồng bọn đánh anh Tuấn Anh ngã xuống nước dẫn đến hậu quả chết người. Kết quả điều tra lại không thay đổi nội dung vụ án, vai trò các bị cáo. Mức án dành cho Tú là tù Chung thân.
Với một người từng có kinh nghiệm vào tù ra tội (Tú từng có một tiền án về tội Tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy), Tú thừa kinh nghiệm ứng phó với việc lấy cung của cảnh sát điều tra. Việc Tú khai bị mớm cung, ép cung khiến không ít dư luận nghi ngờ.
Tuy nhiên, cái lý luận về thực nghiệm điều tra và việc dựng lại hiện trường của Tú lại khiến nhiều người suy nghĩ. Thế nên không bỗng dưng, khi Tú đưa ra lý luận tại tòa, dưới khán phòng xử án lại rộ lên tiếng vỗ tay.
Để Đặng Quốc Tú phải nhận một bản án tâm phục, khẩu phục, để người nhà nạn nhân không còn làm loạn phiên tòa, cơ quan tố tụng nên chăng thực nghiệm điều tra lại hiện trường, nên đưa con bò 1 tạ ra khỏi tài liệu tố tụng?./.
Việt Đức
Theo_VOV
Bị cáo cười sau bản án tử hình
Lĩnh án tử hình, khi bị dẫn giải ra chiếc xe chở phạm nhân, hung thủ chỉ tay về phía gia đình nạn nhân cười nói.
Theo cáo buộc, Nông Văn Phòng và anh Đồng Nguyên Minh (44 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) từng xảy ra mâu thuẫn.
Trưa 23/5/2014, Phòng gọi cho Đào Thanh Sơn (24 tuổi), Nguyễn Quang Huy (25 tuổi) và Trần Quốc Hương (25 tuổi) đánh dằn mặt anh Minh. Họ thuê một nhà nghỉ ở đường Đê La Thành để làm "căn cứ" hoạt động.
Bị cáo Sơn (ngoài cùng bên tay trái) và đồng bọn tại tòa. Ảnh: MĐ.
Sau một ngày rình rập ở nhà Minh nhưng không thấy anh này về, ngày hôm sau, chúng quyết định quay lại.
Xác định anh Minh đang ở trong nhà, Hương quay về nơi thuê trọ lấy túi đựng hung khí để chia cho đồng bọn. Chúng phân công Huy và Hương đứng ngoài cảnh giới và sẵn sàng tư thế chở đồng bọn tẩu thoát, còn Phòng và Sơn cùng một người khác cầm dao xông vào nhà.
Vừa nhìn thấy anh Minh, một tên cầm dao chém trúng ngực anh này khiến nạn nhân hoảng sợ bỏ chạy về phía cầu thang. Cùng lúc, Phòng lao tới chém trúng lưng khiến anh Minh ngã ra sàn nhà. Sơn cầm tuýp sắt vụt vào trán. Chứng kiến cảnh chồng bị truy sát, vợ nạn nhân vội hô hoán.
Khi Phòng, Sơn bỏ chạy ra ngoài, một tên còn lại vẫn dùng dao chém liên tiếp vào chân anh Minh.
Sau khi gây án, cả bọn vứt hung khí xuống hồ phi tang rồi bỏ trốn. Nhận 6 triệu đồng của Phòng, Sơn bỏ chạy sang Trung Quốc.
Đến cuối tháng 9/2014, Sơn, Huy, Hương bị công an bắt giữ. Hiện cơ quan điều tra đang truy nã Phòng và một tên khác.
Trước tòa ngày 18/6, luật sư Lê Ngọc Hà (bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp cho nạn nhân) cho rằng động cơ, mục đích của vụ án chưa được làm sáng tỏ. Luật sư cũng đề nghị truy tố các bị cáo thêm tình tiết là phạm tội có tổ chức, cố ý thực hiện tội phạm đến cùng; đồng thời làm rõ hành vi thuê giết người và giết người thuê.
Sau khi xem xét toàn bộ chứng cứ và lời khai tại tòa, TAND TP Hà Nội đã xử phạt Sơn mức án tử hình; Hương 20 năm và Huy 18 năm cùng về tội Giết người.
Lĩnh án tử hình, khi bị dẫn giải ra chiếc xe chở phạm nhân, hung thủ chỉ tay về phía gia đình nạn nhân cười nói.
Theo_Zing News
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ bản án hình sự 22 năm có dấu hiệu oan sai Trong 22 năm qua, bị cáo Trần Văn Vót vẫn liên tục kêu oan và kiên quyết không ký vào bản nhận tội, vì cho rằng mình không có tội. Thủ tướng đề nghị Viện trưởng Viện KSNDTC, Chánh án TANDTC xem xét lại bản án hình sự phúc thẩm được tuyên từ năm 1994 với bị cáo Trần Văn Vót có dấu...