Vụ Phùng Anh Lê tha người trái pháp luật: Ai nói “Quận này của sếp cả, muốn làm gì chả được”?
Trong vụ Phùng Anh Lê – cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) tha người trái pháp luật, lời khai của 1 người thể hiện Phùng Anh Lê đã chỉ đạo là phải nghe bởi “quận này của sếp cả”.
Cơ quan điều tra đề nghị xử lý hành chính cả loạt cán bộ
Như Dân Việt đã đưa tin, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Phùng Anh Lê – cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ và 3 đồng phạm trong vụ tha người trái pháp luật, xảy ra vào năm 2016 tại Công an quận Tây Hồ.
4 người bị đề nghị truy tố với tội danh “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù” gồm: Phùng Anh Lê; Nguyễn Đức Châu – cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Tây Hồ; Vũ Công Ngọc – cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận Tây Hồ; Lê Đình Trung – cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an quận Tây Hồ.
Phùng Anh Lê được xác định đã tha người trái pháp luật. Ảnh: DV
Ngoài 4 người bị đề nghị truy tố nêu trên, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao còn đề nghị xử lý hành chính với nhiều cán bộ trong vụ việc.
Theo đó, đối với ông Phạm Quý Hải – Phó Trưởng Công an quận, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ, ông này là người ký quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Hữu Tài (SN 1993, người sau này bị Công an TP.Hà Nội khởi tố tội “Cướp tài sản”, Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt 24 tháng tù).
Tuy nhiên khi Phùng Anh Lê chỉ đạo Vũ Công Ngọc, Lê Đình Trung thả đối tượng Nguyễn Hữu Tài thì ông Hải không có mặt tại Công an quận, không được báo cáo.
Ông Hải chỉ biết sự việc tha Tài vào ngày 23/9/2016 nên không đủ căn cứ để xác định ông Hải là đồng phạm trong vụ án. Tuy nhiên theo Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, với vai trò là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, trực tiếp ký quyết định tạm giữ nhưng chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được quy định của pháp luật, dẫn đến sai phạm của nhiều cán bộ, chiến sĩ liên quan.
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định.
Video đang HOT
Trong vụ án, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng đề nghị xử lý hành chính cả loạt cán bộ Công an quận Tây Hồ có liên quan. Ảnh: DV
Đối với ông Lê Sinh Hùng – Phó Trưởng Công an quận, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự Công an quận Tây Hồ, được phân công phụ trách đảm bảo an ninh, an toàn Nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ, ông này đến 22/9/2016 không phải là ca trực, tuy nhiên vào khoảng 0 giờ 30 phút ngày 23/9/2016, ông nhận được cuộc gọi của Trung báo cáo sự việc.
Theo đó, Trung báo cáo việc Đội Cảnh sát hình sự đến Nhà tạm giữ để nhận Tài theo chỉ đạo của Phùng Anh Lê. Khi đó ông Hùng có trao đổi với Trung việc nhận đối tượng vào và ra khỏi Nhà tạm giữ phải thực hiện theo quy định của pháp luật, phải có hồ sơ lưu theo quy định.
Ngoài lời khai của Trung, quá trình điều tra không thu giữ được tài liệu, chứng cứ nào khác thể hiện việc ông Hùng biết rõ Lê chỉ đạo bàn giao Tài cho Ngọc để tha trái pháp luật.
Do vậy không có căn cứ để xác định ông Hùng là đồng phạm trong vụ án. Tuy nhiên ông này cũng đã không thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, đôn đốc cán bộ, chiến sĩ dưới quyền dẫn đến xảy ra sai phạm. Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý về hành chính theo quy định.
Đối với ông Phan Tất Hùng – Điều tra viên Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận Tây Hồ là người hướng dẫn Tài viết bản cam kết theo yêu cầu của Ngọc, là người đưa Tài xuống sảnh tầng 1 Công an quận để Tài về không trình tự, thủ tục theo quy định có dấu hiệu của tội phạm: “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù”.
Xét tính chất, mức độ, vai trò thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với Phan Tất Hùng về hành vi này. Tuy nhiên, trong vụ án hình sự “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”, Cơ quan điều tra đã tách vụ án để điều tra và sẽ xem xét xử lý đối với Phan Tất Hùng sau, khi có căn cứ theo quy định của pháp luật.
“Quận này của sếp cả, muốn làm gì chả được”
Theo kết luận điều tra, đối với ông Nguyễn Quang Huy – Đội trưởng Đội Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Phó Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự Công an quận Tây Hồ, được phân công chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn Nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ.
Ngày 22/9/2016 không phải là ngày trực chỉ huy của ông Huy, tuy nhiên vào khoảng 0 giờ 30 phút ngày 23/9/2016, ông Huy nhận được cuộc gọi điện thoại của Lê Đình Trung báo cáo về việc Đội Cảnh sát hình sự đến Nhà tạm giữ để nhận người theo chỉ đạo của Phùng Anh Lê.
Tài liệu thể hiện, khi đó ông Huy chỉ nói với Trung: “Sếp đã chỉ đạo thì phải nghe thôi, quận này của sếp cả, muốn làm gì chả được” và không có yêu cầu Trung phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khi nhận được thông tin Đội Cảnh sát hình sự đến Nhà tạm giữ để nhận Tài theo chỉ đạo của Phùng Anh Lê, Đội trưởng Đội Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Phó Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự Công an quận Tây Hồ đã nói phải nghe thôi, “quận này của sếp cả”. Ảnh: XA
Lời khai của ông Hùng phù hợp với lời khai của Lê Đình Trung. Quá trình điều tra không thu giữ được tài liệu, chứng cứ nào khác thể hiện việc ông Huy biết rõ Lê chỉ đạo bàn giao Tài cho Ngọc để tha trái pháp luật, do vậy không có căn cứ để xác định ông Huy là đồng phạm trong vụ án.
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhận định, ông Huy cũng đã không thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, đôn đốc cán bộ chiến sĩ dưới quyền đảm bảo an ninh, an toàn Nhà tạm giữ dẫn đến sai phạm. Đơn vị này sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý về hành chính theo quy định.
Đối với ông Nguyễn Văn Thuận – cán bộ quản giáo trực Nhà tạm giữ từ 21 giờ ngày 22/9/2016 đến 2 giờ ngày 23/9/2016, là người trực tiếp bàn giao Tài cho Ngọc vào 0 giờ 30 phút ngày 23/9/2016 nhưng giữa Thuận và Ngọc không cùng ý chí, Thuận không biết mục đích Ngọc nhận Tài ra khỏi Nhà tạm giữ làm gì.
Cơ quan điều tra cũng xét thấy không cần thiết phải xử lý hình sự với Nguyễn Văn Thuận, tuy nhiên sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý về hành chính với ông này.
Còn đối với vụ án hình sự “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”, theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Hình sự, quá trình điều tra đến nay, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thấy:
Theo nội dung trình bày và tài liệu là 4 file ghi âm cuộc nói chuyện giữa Phùng Anh Lê và Nguyễn Lê Tuân do Lê cung cấp, thể hiện một số tài liệu quan trọng đã được giao cho lãnh đạo Công an TP.Hà Nội để báo cáo về vụ việc.
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra quyết định trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả. Lời khai của Phùng Anh Lê và kết quả giám định các tài liệu này không ảnh hưởng đến hành vi “Tha trái pháp luật người đang bị tạm giữ”, vì vậy Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao quyết định tách vụ án hình sự về tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” để điều tra thành vụ án khác.
Hà Nội: Đề nghị truy tố cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ Phùng Anh Lê
Cựu Đại tá Phùng Anh Lê - cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, Hà Nội - bị đề nghị truy tố với cáo buộc chủ mưu vụ tha trái pháp luật người đang bị tạm giữ.
Cơ quan điều tra - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 4 bị can về tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, theo quy định tại khoản 1 Điều 378 Bộ luật hình sự.
Bốn bị can bị đề nghị truy tố gồm: Phùng Anh Lê - cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, cựu Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP Hà Nội; Nguyễn Đức Châu - cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Tây Hồ; Vũ Công Ngọc - cựu Đội phó Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Tây Hồ; Lê Đình Trung - cựu Đội phó Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an quận Tây Hồ.
Ông Phùng Anh Lê (Ảnh: CTV).
Theo kết luận, ngày 19/6/2016, anh Nguyễn Công T. đến Công an phường Yên Phụ (Tây Hồ) tố giác việc bị một nhóm người lạ mặt bắt giữ trái pháp luật, đánh gây thương tích. Sự việc được cán bộ ghi lại vào sổ trực ban và báo cáo ông Dương Hồng Kết, Trưởng Công an phường.
Ông Kết gọi điện báo cáo Trưởng Công an quận Tây Hồ lúc đó là ông Phùng Anh Lê và Phó Trưởng Công an quận Phạm Quý Hải về vụ việc có dấu hiệu phạm tội bắt giữ người trái pháp luật và cố ý gây thương tích. Đội Cảnh sát hình sự sau đó được giao nhiệm vụ xác minh vụ việc.
Qua truy xét, Đội Cảnh sát hình sự xác định, đối tượng Nguyễn Hữu Tài cùng đồng phạm đã thực hiện hành vi phạm tội. Ba ngày sau, Tài đến Công an quận Tây Hồ đầu thú.
Sau khi xác minh, điều tra viên Đội Cảnh sát hình sự thấy Tài có dấu hiệu của nhiều hành vi phạm tội nên đề xuất tạm giữ để điều tra và bắt các nghi phạm liên quan. Bị can Vũ Công Ngọc (thời điểm đó là Đội phó Đội Cảnh sát hình sự) đồng ý với đề xuất và gọi điện báo cáo Đội trưởng Nguyễn Đức Châu rồi mang hồ sơ đến nhà riêng của ông Phạm Quý Hải để báo cáo.
Ông Hải đã ký duyệt đề xuất và ký quyết định tạm giữ Nguyễn Hữu Tài về hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Đối tượng bị đưa vào nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ.
Người nhà của Tài nhờ người quen kết nối nhờ ông Lê giúp đỡ và được đồng ý. Bị can Lê sau đó được xác định đã thông báo gia đình Tài cần chuẩn bị 110 triệu đồng để hòa giải với bị hại.
Ngày 22/9, sau khi nhận tiền, ông Lê gọi điện thoại cho thuộc cấp yêu cầu mang tài liệu xuống xem xét. Khoảng 23h cùng ngày, sau khi đọc hồ sơ do bị can Ngọc mang đến phòng làm việc báo cáo, ông Lê cho rằng chứng cứ tạm giữ Tài còn yếu.
Ngược lại, Ngọc cho rằng việc tạm giữ Tài là có căn cứ để mở rộng điều tra vụ án. Tuy nhiên, ông Lê không đồng ý và chỉ đạo phải đưa nghi phạm ra khỏi nhà tạm giữ và cho viết cam kết để tránh tự sát.
Bị can Ngọc lúc đó cho rằng, Tài đang thi hành quyết định tạm giữ nên muốn cho về phải có quyết định hủy bỏ tạm giữ hoặc quyết định trả tự do. Tuy nhiên, ông Lê vẫn chỉ đạo Ngọc tiếp tục thực hiện.
Khoảng 0h30 ngày 23/9, Ngọc cùng một số cán bộ Đội Cảnh sát hình sự đến đưa Tài ra khỏi nhà tạm giữ. Vì không có quyết định hủy bỏ tạm giữ, bị can Ngọc bị ông Lê Đình Trung, người phụ trách ca trực hôm đó, phản đối.
Ngọc gọi điện cho ông Lê để Trung trao đổi. Sau khi nói chuyện với ông Lê, Trung đề xuất với Ngọc cần trao đổi thêm với Phó Trưởng Công an quận phụ trách lĩnh vực hỗ trợ tư pháp và cấp trên của Trung. Sau nhiều cuộc điện thoại báo cáo, các bị can đã để nghi phạm Tài ra về.
Nguyên trưởng Phòng cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội Phùng Anh Lê bị bắt tạm giam Đại tá Phùng Anh Lê - nguyên trưởng Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội - bị Cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao khởi tố bị can, bắt tạm giam để làm rõ những sai phạm liên quan đến việc tha trái pháp luật người bị bắt. Cơ quan điều tra thực hiện khám xét nhà ông...