Vụ phóng có thể dập tắt đàm phán, dấy nguy cơ chiến tranh Mỹ-Triều Tiên
Triều Tiên dường như đang lên kế hoạch phóng vệ tinh, vốn sử dụng công nghệ tương tự các vụ phóng tên lửa đạn đạo – bước đi có thể phá hủy các cuộc đàm phán, thổi bùng nguy cơ chiến tranh với Mỹ.
Theo Business Insider, mặc dù tình hình trên bán đảo Triều Tiên có vẻ đang hạ nhiệt nhưng Bình Nhưỡng dường như đang chuẩn bị cho một động thái có thể phá hủy các cuộc đàm phán với Mỹ, thổi bùng nguy cơ chiến tranh toàn diện giữa 2 nước.
Động thái đáng ngờ của Triều Tiên không phải là một vụ phóng tên lửa, vốn sẽ gây nên căng thẳng – mà là một vụ phóng vệ tinh.
Triều Tiên và Mỹ đã đạt được thỏa thuận đàm phán với mục đích phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, nhưng thường thì Bình Nhưỡng sẽ làm hỏng thỏa thuận bằng việc phóng một vệ tinh.
Các thỏa thuận trước đó giữa Washington và Bình Nhưỡng cấm một vụ thử tên lửa và các nhà đàm phán Triều Tiên đã khéo léo lợi dụng sự thật rằng, họ đã không bàn đến các chương trình không gian để “danh chính ngôn thuận” thử vệ tinh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một vụ phóng vệ tinh lên quỹ đạo đòi hỏi nhiều công nghệ mà Triều Tiên sử dụng để phóng tên lửa đạn đạo nên Mỹ đã bỏ rơi nhiều vòng đàm phán với Bình Nhưỡng sau khi nước này phóng vệ tinh.
“Quan điểm của Bình Nhưỡng và Washington về các vụ phóng vệ tinh hoàn toàn khác nhau và do đó, khủng hoảng có thể phát sinh trở lại và không ai có thể nói rằng, nó sẽ không gây ra một cuộc chiến tranh”, Cheong Seong-chang, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Sejong cho biết.
Theo ông Cheong, nguy cơ chiến tranh Triều Tiên hiện ở mức rất thấp nhưng nếu nước này gây ra một vụ nổ bom nguyên tử trên Thái Bình Dương, thì đây sẽ là hành động khiêu khích Mỹ và cả thế giới.Theo ông Cheong, Triều Tiên sẽ phóng một vệ tinh xung quanh sự kiện kỷ niệm 70 năm Quốc Khánh Triều Tiên vào ngày 9.9 tới. Nhà nghiên cứu này cũng nhắc lại tuyên bố của Triều Tiên để phóng tên lửa trên Thái Bình Dương và kích nổ đầu đạn hạt nhân mạnh nhất của nước này trên không.
Theo Danviet
Căng thẳng với châu Âu, Nga xây cầu sang Triều Tiên để làm gì?
Các quan chức Nga đã đến Triều Tiên để thảo luận về triển vọng xây dựng một cây cầu vượt sông Tumen, nằm về phía đông bắc bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh những căng thẳng giữa Nga và Anh đang gia tăng.
Tổng thống Nga Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Một phái đoàn chính phủ Nga do Bộ trưởng Bộ Phát triển Viễn Đông Nga Alexander Galushka dẫn đầu đã đến Bình Nhưỡng và có cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban kế hoạch hóa nhà nước Triều Tiên Ro Tu Chol.
Mặc dù kế hoạch đang ở giai đoạn ban đầu, các chuyên gia nói rằng nó cho thấy Nga và Triều Tiên đang hướng tới một tương lai thương mại ngoài những biện pháp chế tài và căng thẳng quân sự.
Hai quốc gia từ lâu đã đề nghị một tuyến đường qua đó sẽ cho phép các xe đi lại mà không phải đi đường vòng dài qua Trung Quốc.
Ông Ro Tu Chol tuyên bố: "Hiện có 23 trạm kiểm soát ôtô nằm giữa Triều Tiên và Trung Quốc, nhưng lại không có một trạm kiểm soát nào như vậy với Nga".
Ông nói thêm: "Hiện nay, khi nhập khẩu hàng hóa từ [Nga của vùng Viễn Đông] không đi qua biên giới với Nga, mà qua Trung Quốc. Nga và Triều Tiên có một lịch sử thương mại kéo dài trở lại rất tốt vào Chiến tranh Lạnh".
Liên bang Xô viết là một đồng minh tài chính quan trọng nhất của Triều Tiên, chiếm tới một nửa thương mại nước ngoài của Triều Tiên trong những năm 1970 và 1980.
Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh, trao đổi thương mại giữa hai bên giảm đi. Quan hệ hai nước có cải thiện đôi chút sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lên nắm quyền nước Nga, đặc biệt có thể thấy rõ thông qua chuyến thăm Bình Nhưỡng của nhà lãnh đạo Nga hồi năm 2000.
Trong chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng năm 2000, ông Putin đã nhận được lời khen ngợi trong các phương tiện truyền thông của Triều Tiên.
Dẫu vậy, Nga đã "thua" Trung Quốc đáng kể trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ở Triều Tiên. Năm 2013, Nga chiếm chỉ 1% trong kim ngạch thương mại với nước ngoài của Triều Tiên.
Thông báo kế hoạch xây cầu sang Triều Tiên sau căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây gia tăng đang khiến giới quan sát đặt ra câu hỏi, liệu có phải Tổng thống Nga Putin đang sắp xếp lực lượng của mình cho một cuộc tấn công toàn diện?
Các chuyên gia quốc phòng tại Hội đồng Atlantic cũng đã đưa ra "mối đe dọa đáng kể" từ Nga đối với Châu Âu.
Theo Danviet
Tướng Mỹ cảnh báo kết cục thảm khốc nếu xung đột với Triều Tiên Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ Robert Neller cho biết quân đội Mỹ đang lên kế hoạch "thận trọng" cho kịch bản chiến tranh với Triều Tiên và cảnh báo về mức độ khốc liệt của cuộc xung đột này. Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Mỹ Robert Neller (Ảnh: Sputnik) Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc...