Vụ Philippines kiện Trung Quốc ‘tác động toàn cầu’
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario yêu cầu Tòa trọng tài thường trực tuyên bố yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị.
Phái đoàn và các luật sư đại diện cho Philippines tại phiên tòa ở PCA – Ảnh: Bộ Ngoại giao Philippines
Ngày 8.7, website Bộ Ngoại giao Philippines đăng tải bài phát biểu của Ngoại trưởng Albert del Rosario trước Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) vào chiều 7.7 (giờ địa phương), với nội dung chỉ ra những lý do Manila tiến hành kiện Bắc Kinh về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, theo tờ The Philippine Star.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và cho rằng Tòa trọng tài thường trực không có quyền phán quyết theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển ( UNCLOS), vì vụ việc liên quan đến chủ quyền và phân định biển. Nhưng tại phiên tòa, phía Philippines khẳng định họ không yêu cầu tòa án đưa ra phán quyết về phương diện chủ quyền lãnh thổ và phân định biển trong tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc ở Biển Đông. “Chúng tôi có mặt ở đây vì muốn làm rõ những quyền về biển của chúng tôi ở Biển Đông, một vấn đề mà tòa án có quyền phán quyết. Đây là vấn đề quan trọng không chỉ đối với Philippines mà còn đối với tất cả quốc gia xung quanh Biển Đông và thậm chí đối với tất cả quốc gia thành viên của UNCLOS. Đó là tranh chấp chạm tới phần trọng tâm của UNCLOS”, ông del Rosario nhấn mạnh trước Tòa trọng tài thường trực.
Vi phạm UNCLOS
Trong bài phát biểu, ông khẳng định “đường chín đoạn”, hay còn gọi là “đường lưỡi bò”, không có cơ sở theo luật pháp quốc tế và Trung Quốc vi phạm UNCLOS thông qua việc cản trở Philippines thực hiện quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán và làm tổn hại môi trường biển khu vực bằng cách phá hủy các rạn san hô ở Biển Đông… “Đáng buồn là Trung Quốc tranh chấp việc này trong cả lời nói và hành động”, ông del Rosario nói.
Ngoại trưởng Philippines cũng lên án Trung Quốc “hành động bạo lực” để áp đặt cái gọi là quyền của họ ở Biển Đông bằng cách khai thác tài nguyên trong khu vực vượt quá giới hạn của UNCLOS, đồng thời dùng vũ lực ngăn chặn các quốc gia ven biển khác, kể cả Philippines, khai thác trong khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ.
“Nếu Trung Quốc có thể bất chấp những giới hạn được đặt ra bởi UNCLOS liên quan đến các quyền về biển ở Biển Đông và coi nhẹ quyền của Philippines theo UNCLOS thì giá trị của công ước này dành cho các quốc gia thành viên nhỏ là gì?”, ông del Rosario đặt vấn đề trước Tòa trọng tài thường trực.
Video đang HOT
Theo phó phát ngôn viên Tổng thống Philippines Abigail Valte, thành viên trong phái đoàn đến Tòa trọng tài thường trực, Ngoại trưởng del Rosario đã kêu gọi tòa tuyên bố có quyền phán quyết vụ kiện về Biển Đông vì vụ này “có tác động đối với toàn cầu và đối với việc áp dụng quy tắc luật pháp trong các tranh chấp biển”, theo The Philippine Star.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, sau phần phát biểu của ông del Rosario, trưởng đoàn luật sư biện hộ cho Manila Paul Reichler và giáo sư luật người Anh Philippe Sands đã trình bày những luận cứ cho thấy PCA có quyền phán quyết đối với vụ kiện theo UNCLOS.
Phiên tòa dự kiến tiếp tục kéo dài đến ngày 13.7 trước khi Tòa trọng tài thường trực đưa ra phán quyết liệu họ có quyền xét xử hay không. Nếu Tòa trọng tài thường trực tuyên bố tòa không có quyền phán quyết, vụ kiện sẽ kết thúc ngay sau đó. Còn nếu Tòa trọng tài thường trực quyết định ngược lại, Philippines sẽ tiếp tục tranh luận những vấn đề mấu chốt của vụ kiện.
Theo The Strait Times, cho dù Tòa trọng tài thường trực đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, thắng lợi này chỉ mang tính biểu tượng, vì Trung Quốc từng tuyên bố không chấp nhận phán quyết đó. Tuy nhiên, thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cho rằng một phán quyết có lợi cho Manila sẽ khiến Bắc Kinh bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế. Còn theo CNN, nếu Bắc Kinh bác bỏ một phán quyết có lợi cho Philippines, cộng đồng quốc tế có thể sẽ gây áp lực để buộc họ tuân theo.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Philippines thắng kiện Trung Quốc sẽ có lợi cho Việt Nam
"Nếu phán quyết của Tòa có lợi cho Philippines, Việt Nam và các nước khác cũng có cơ hội tốt để theo đuổi sự vận động pháp lý tương tự như Philippines để ép Trung Quốc phải trở lại bàn đàm phán về chủ quyền."
LTS: Nhân sự kiện Philippines khởi kiện Trung Quốc ra ra Tòa trọng tài quốc tế (PCA) theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) từ 7/7-13/7, Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi nhanh với Phó Giáo sư Richard Javad Heydarian của Đại học De La Salle (Philippines) về kết quả dự kiến, và ảnh hưởng của nó.
PGS. Richard Javad Heydarian. (Ảnh: Huỳnh Phan)
Theo ông đánh giá, Philippines có cơ hội bao nhiêu ở phiên toà này? Những trở ngại nào ngăn Philippines đạt được kết quả có lợi?
Tôi cho rằng cơ hội để Philippines thắng vụ kiện là 50/50.
Rõ ràng rằng Philipines khẳng định quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình và đang bảo vệ quyền lợi đó theo quy định của Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Trong khi đó, Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế bằng cách theo đuổi chiến dịch tăng cường tuần tra trên Biển Đông, và các hoạt động liên quan đến yêu sách phần lớn Biển Đông, thông qua các hình thức đe doạ bán quân sự và quân sự. Đó là các yêu sách chủ quyền dồn dập dựa trên học thuyết đầy tính khả nghi "quyền lịch sử".
Tóm lại, Trung Quốc đã tung át chủ bài để khước từ yêu sách chủ quyền của Philippines dựa trên những thuật ngữ chuyên môn. Mặc dù Trung Quốc đã chính thức tẩy chay toà án quốc tế trong vụ kiện, nước này vẫn hy vọng rằng vụ kiện này sẽ bị bác bỏ về tính hợp pháp. Tháng 12/2014, Trung Quốc tuyên bố những tranh chấp lãnh hải của mình với Phillipines là về chủ quyền biển đảo, chứ không phải về hàng hải đơn thuần. Do đó, Trung Quốc không thừa nhận tính pháp lý của PCA trong xử lý vụ kiện này.
Nếu như phán quyết của phiên toà diễn ra thuận lợi cho Philippines, điều này sẽ mang lại những gì cho Philippines, Trung Quốc, và các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông?
Nếu Philippines có thể khẳng định với các trọng tài về vấn đề thẩm quyền và khả năng chấp nhận vấn đề sơ bộ, là cơ sở để trọng tài quyết định rằng họ có thẩm quyền phán quyết những yêu cầu của Philippines, khi đó Trung Quốc sẽ phải bắt buộc nhận lấy phán quyết bất lợi cho họ - đó là câu hỏi về tính pháp lý của đường chín đoạn đầy tranh cãi, cũng như bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng các đảo và bãi đá trên biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (?).
Trong trường hợp này, Việt Nam và các nước khác cũng có cơ hội tốt để theo đuổi sự vận động pháp lý tương tự như Philippines để ép Trung Quốc phải trở lại bàn đàm phán về chủ quyền.
Trung Quốc đã tẩy chay phiên toà, và như vậy có thể hiểu rằng họ sẽ không thể dùng thế lực để tác động lên phán quyết của toà nhằm có lợi cho họ. Nhưng với tư cách là thành viên P5 (5 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ), Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng điều này để phớt lờ phán quyết của toà, như vậy Philippines sẽ phải làm gì tiếp theo?
Vâng, Trung Quốc đã kiên quyết phớt lờ mọi kết quả có thể gây tổn hại cho họ bằng cách tẩy chay mọi tiến trình của toà án và đặt ra sự nghi ngờ tính hợp pháp của toàn án. Và vì vậy, sẽ không có cơ chế thực hiện phán quyết của các trọng tài từ hai phía.
Nhưng, dù sao, phán quyết bất lợi đối với Trung Quốc, nếu xảy ra sẽ là một sự bẽ mặt rất lớn đối với Trung Quốc, chứng tỏ rằng Trung Quốc không phải là nước đáng tự hào trong việc thuyết giáo về thiện chí trong việc tuân thủ các nguyên tắc của luật quốc tế. Điều này cũng gây bất lợi cho sáng kiến ngoại giao mới của Tập Cận Bình (như sáng kiến Một vành đai, một con đường - 1B1R và Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB - HP), do Trung Quốc sẽ bị các nước châu Á và thế giới coi là kẻ hành động ngoài vòng pháp luật.
Nếu như kết quả phiên toà như phía Philippines mong đợi, và phía Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết của phiên toà, như chúng ta giả sử, ông nghĩ các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào liên quan đến khẳng định chủ quyền? Mỹ và Nhật Bản sẽ có thái độ ra sao với phiên tòa?
Nếu trọng tài của cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc nghi ngờ tính hợp pháp của các hành động khẳng định chủ quyền một cách ồ ạt của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều khả năng Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) sẽ là cơ chế được ASEAN và Trung Quốc theo đuổi. Bởi khi đó, COC sẽ là cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng, để Trung Quốc thể hiện thiện chí và có những hành động bồi thường cho uy tín đã giảm sút, và ASEAN thì có cơ hội tái khẳng định khả năng làm trung tâm.
Đối với Mỹ và Nhật Bản, hai nước này rất ủng hộ phiên toà, bởi vì họ chống lại các nỗ lực của Trung Quốc muốn kiểm soát phần lớn các tuyến giao thông đường biển, như Biển Đông, nơi mà Hải quân Mỹ và các nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản có quyền lợi rất lớn trong tự do hàng hải.
Xin cảm ơn ông.
Theo Huỳnh Phan
Vietnamnet
Philippines 'tố' Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông Trong phiên tranh tụng trước Tòa trọng tài thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) ngày 8.7, Philippines cho biết những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông là phi pháp, đồng thời cảnh báo những hành động của Trung Quốc ngày càng "hung hăng". Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario cảnh...