Vụ Phan Văn Vĩnh: Những vấn đề nào sẽ được mở rộng điều tra tiếp?
Bản án vụ đánh bạc nghìn tỷ sẽ được TAND tỉnh Phú Thọ tuyên vào ngày 30/11 tới. Trong quá trình xét xử tại toà và tại cáo trạng đã có những kiến nghị về các vấn đề mở rộng điều tra trong giai đoạn 2 của vụ án.
Quá trình xét xử vụ án, Viện Kiểm sát tỉnh Phú Thọ đã có những kiến nghị về việc tiếp tục điều tra làm rõ đối với một số cá nhân, tổ chức có liên quan.
Trong đó, với những người liên quan trong vụ án hoặc bị cáo có hành vi có dấu hiệu phạm tội khác nhưng chưa được làm rõ ở giai đoạn này thì tách ra, xử lý ở giai đoạn sau của vụ án.
Các bị cáo trong vụ đánh bạc nghìn tỷ.
Theo đó, có 3 vấn đề nổi bật gồm: Điều tra, xử lý các đại lý cấp 2 và các con bạc chưa được xử lý trong giai đoạn 1; Điều tra, xử lý các cá nhân, tổ chức ngoài ngành công an; Điều tra, xử lý tội đưa và nhận hối lộ.
Quyết tâm xử lý, không có vùng cấm
Sau 28 tháng vận hành game bài RikVip/Tip.Club, 23Zdo, Zon/Pen, từ ngày 19/4/2015 đến 20/08/2017, các đối tượng thuộc nhóm vận hành game đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ và xây dựng được một hệ thống gồm 25 “đại lý cấp 1″, 5.877 “đại lý cấp 2″ để cung cấp dịch vụ chuyển đổi tiền ảo trong game ra tiền thật và ngược lại. Theo đó đã lôi kéo được 42.950.805 tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến; Tổng thu lời bất chính là 9.853 tỷ đồng nên đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
Theo kết quả điều tra, số lượng người tham gia chơi bạc lên đến hàng chục nghìn người. Riêng tại thời điểm ngày 08-09/08/2016 có 18.631.403 tài khoản người chơi bạc tham gia đánh bạc. Trong đó có 291.668 tài khoản có số điện thoại kèm theo, 523 người tham gia đặt cược từ 6.021.100 Rik/phiên, tương tương số tiền từ 5 triệu đồng trở lên.
Đến nay, trong giai đoạn 1 của vụ án, cơ quan điều tra đã khởi tố 105 bị can đến từ 24 tỉnh/thành trên cả nước.
Trong giai đoạn 1, có hơn 100 điều tra viên tham gia điều tra vụ án kéo dài 12 tháng, chưa kể nhiều trinh sát nghiệp vụ hỗ trợ khác.
Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, nhiều đối tượng tham gia, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, trong khi thời gian điều tra vụ án theo luật quy định có thời hạn 12 tháng nên liên ngành Tư pháp Trung ương đã cho phép sử dụng cơ chế đặc biệt giải quyết vụ án có tính đặc thù. Đó là:
Quyết tâm điều tra, xử lý triệt để, không có vùng cấm. Vụ án được xử lý trong hai giai đoạn, giai đoạn 1 rõ đến đâu xử lý đến đó, còn lại tiếp tục giải quyết trong giai đoạn 2.
Hội đồng xét xử, TAND tỉnh Phú Thọ.
Phân loại đối tượng khi dữ liệu đã bị xóa
Video đang HOT
Theo quan điểm của Cơ quan An ninh điều tra và VKS, giai đoạn ban đầu khi chưa thu giữ được dữ liệu từ máy chủ do các đối tượng thuộc nhóm chỉ huy của các đối tượng phạm tội “Tổ chức đánh bạc” đã xóa dữ liệu (Phan Sào Nam, Hoàng Thành Trung, Nguyễn Văn Dương).
Cơ quan điều tra đã căn cứ vào tài khoản facebook của nhóm đối tượng đại lý đánh bạc, lời khai nhận của các đối tượng liên quan, và sao kê tài khoản ngân hàng của một số đối tượng đã có lịch sử chuyển tiền mua/bán Rik từ 5 triệu đồng trở lên để khởi tố bị can về tội Đánh bạc.
Nhưng đến khi thu thập và khai thác dữ liệu máy chủ vận hành game bài, thấy số lượng người tham gia đánh bạc quá lớn, mới chỉ có dữ liệu lịch sử chi tiết số phiên đánh bạc trong hai ngày 08-09/08/2016 của riêng hình thức chơi bài Tài – Xỉu đã có đến 523 đối tượng đánh bạc đủ định lượng quy đổi 5 triệu đồng/phiên đặt cược.
Do lực lượng điều tra có hạn nên Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát thống nhất trước mắt tập trung điều tra xử lý đối với các đối tượng đánh bạc có tính sát phạt cao ở mức đặt cửa hoặc thắng cược trong một phiên từ 25 triệu Rik trở lên.
Đối với các đại lý cấp 2, ban đầu chưa thu thập được dữ liệu máy chủ, Cơ quan điều tra đã căn cứ sao kê tài khoản, lời khai của người liên quan khởi tố một vài đối tượng làm đại lý cấp 2 có doanh số mua bán Rik dưới 50 triệu đồng.
Viện Kiểm sát tỉnh Phú Thọ nêu quan điểm luận tội tại phiên tòa.
Sau khi có dữ liệu máy chủ đã xác định, tính đến 9/08/2016, có 491 đại lý cấp 1 và cấp 2 có giao dịch mua/bán Rik với tài khoản của người chơi lớn hơn 10 tỷ Rik, trong đó có 108 tài khoản đại lý mua bán Rik thường có doanh số lớn hơn 50 tỷ Rik; 49 tài khoản đại lý có tài khoản mua bán Rik thường lớn hơn 100 tỷ Rik, nên trong giai đoạn 1 của vụ án mới chỉ tạm thời xác minh, điều tra xử lý đối với các đại lý có giao dịch mua bán trên 50 tỷ Rik trở lên.
Còn đối với các đại lý cấp 1 có giao dịch dưới 50 tỷ Rik sẽ được làm rõ và xử lý trong giai đoạn 2 của vụ án.
“Đây là cách vận dụng linh hoạt, phù hợp với việc điều tra, xử lý trong vụ án này, đó là những người phạm tội có tính chất, mức độ lớn hơn phải được xử lý trước,” đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm.
2 cựu tướng Công an và tội “Nhận hối lộ”
Cũng trong giai đoạn 1 của vụ án, Viện Kiểm sát tỉnh Phú Thọ đã hủy truy tố tội đưa và nhận hối lộ đối với các bị cáo Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam, Lưu Thị Hồng, Phan Văn Vĩnh, và Nguyễn Thanh Hóa.
Cựu Chủ tịch VTC Online Phan Sào Nam ngồi nghe các bị cáo khai nhận tài tòa.
Ngoài ra, một số cá nhân công tác trong ngành công an cũng không thừa nhận việc được Nguyễn Văn Dương và Phan Sào nam cho tiền nên không đủ cơ sở kết luận các cá nhân đã nhận tiền của Dương, Nam.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cũng kiến nghị làm rõ hành vi đưa và nhận hối lộ trong giai đoạn 2 của vụ án.
Đối với những tổ chức, cá nhân khác ngoài ngành Công an, do chưa có điều kiện xác minh, làm rõ trong giai đoạn 1 của vụ án nên Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Phú Thọ tách ra, tiếp tục điều tra, xử lý ở giai đoạn 2. Viện Kiểm sát cho rằng việc tách ra như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật.
Nguyễn Thanh Hóa (ảnh) và Phan Văn Vĩnh sẽ phải đối mặt với tội danh “Nhận hối lộ” trong giai đoạn 2 của Vụ án?
Đối với một số cán bộ trong ngành Công an có liên quan đến hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, Cơ quan An ninh điều tra đã điều tra, xác minh và kết luận có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đến mức độ xử lý trách nhiệm hình sự.
Do đó, Viện Kiểm sát đề nghị Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định của Đảng, của ngành Công an.
Được biết, đối với 42.950.805 tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến, do hệ thống game bài RikVip/Tip.Club, 23Zdo, Zon/Pen đã bị đánh sập hoàn toàn, các tài khoản này đương nhiên đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Theo PV (Infonet)
Ông Nguyễn Thanh Hóa mắng cấp dưới khi được cảnh báo game bài Rikvip
"Khi tôi yêu cầu anh Hóa cho CNC dừng hoạt động này lại vì nó tiềm ẩn nguy cơ vi phạm, anh Hóa cứ bảo không vi phạm, không việc gì phải dừng. Có lần anh còn quát mắng tôi", nhân chứng Lục trình bày.
Cuối phiên xét xử buổi chiều 20/11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã mời ông Nguyễn Huy Lục (Trưởng phòng Tham mưu C50, đang bị đình chỉ công tác) và ông Hoàng Xuân Phóng (Trưởng phòng 2 - C50, nay là Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao) lên để đối chất với bị cáo Nguyễn Thanh Hóa. Ông Phóng và ông Lục trước đây đều là cấp dưới của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa. Cả hai cũng từng được cơ quan điều tra mời tới để lấy lời khai.
Người đầu tiên được HĐXX gọi lên đối chất là ông Hoàng Xuân Phóng, trong khi ông Lục được cho vào phòng cách ly nhằm đảm bảo sự khách quan. Phía bục bị cáo, ông Nguyễn Thanh Hóa xin được ngồi để nghe trình bày cũng như trả lời.
Ông Phóng (áo trắng) và ông Lục được mời tới đối chứng. (Ảnh: Phạm Chiểu)
Ông Phóng nói cuối năm 2015, Phòng 2 phát hiện công ty CNC của Nguyễn Văn Dương phát hành game bài Rikvip trá hình nghi vấn đánh bạc.
"Sau khi nghe báo cáo từ cán bộ của tôi, tôi có báo cáo miệng lại với anh Hóa. Anh Hóa có nói là đây là công ty bình phong của Cục nên sẽ báo cáo lãnh đạo Tổng Cục và lãnh đạo Bộ", ông Phóng nói.
Sau nhiều lần đề xuất bằng miệng, giữa năm 2016, ông Phóng báo cáo lại bằng văn bản số 229. Từ thông tin này, cựu Cục trưởng C50 đã làm văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ.
Ngay sau đó, HĐXX đã chuyển qua hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa về lời khai của ông Phóng, bị cáo đã ngay lập tức phủ nhận. "Lời trình bày của anh Phóng là không đúng sự thật", bị cáo Hóa nói.
"Không có văn bản nào anh Phóng báo cáo cho tôi, khi tôi yêu cầu anh Phóng phải phân tích cho tôi những tác hại của những con game bài và thống kê những con game bài để tôi gửi lên Tổng cục thì mới có văn bản 229, còn cá nhân anh Phóng để mà gửi cho tôi thì không có văn bản nào. Văn bản gửi lên Tổng cục cho anh Vĩnh ký là tôi yêu cầu".
Ông Hóa nói, sau khi ông Phan Văn Vĩnh ký đã giao lại cho Phòng 2 chỗ ông Phóng làm việc để gửi lên Bộ nhưng đã không làm. "Như tôi đã báo cáo, việc báo cáo bằng miệng tôi chỉ nghe anh Lục nói thôi, chứ không từ anh Phóng", bị cáo Hóa nói.
Ông Nguyễn Thanh Hóa trên bục khai báo. (Ảnh: Phạm Chiểu)
Về phía ông Phóng, sau khi nghe lời khai từ phía ông Vĩnh, ông Phóng vẫn giữ nguyên lời khai của mình lúc trước rằng có báo cáo bằng miệng với ông Hóa.
"Tôi có báo cáo về việc game bài Rikvip có dấu hiệu, nhưng theo quy định thì chỉ khi nào cấp trên đồng ý chúng tôi mới cho xác minh tiếp còn lúc đầu chỉ dừng báo cáo ở việc dấu hiệu tổ chức đánh bạc", ông Phóng cho biết.
Cũng theo ông Phóng, thời điểm ông gửi văn bản thì ông Hóa lại giao cho cấp phó ký để báo cáo Bộ. "Theo tôi nhớ thì Bộ với Tổng cục yêu cầu Cục trưởng phải trực tiếp báo cáo, còn sau đó anh Hóa có làm hay không thì tôi không rõ", ông Phóng nói.
HĐXX sau đó mời ông Nguyễn Huy Lục lên để đối chất. Ông Lục nói: "Cuối năm 2015 được bổ nhiệm về C50 làm trưởng phòng tham mưu, cuối năm nên nhiều việc, phải tới đầu năm 2016, tôi mới xem hồ sơ về quản lý công ty CNC. Sau khi tôi đọc, thì thấy trong báo cáo của CNC có một báo cáo nêu là CNC hiện đang kinh doanh game đổi thưởng. Sau đó tôi tự tìm hiểu trên mạng thì thấy công ty này kinh doanh game Rikvip. Theo nhận thức pháp luật thì tôi thấy game này có biểu hiện hoạt động tổ chức đánh bạc".
Với vai trò tham mưu, ông Lục sau đó có nhiều lần báo cáo Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa về game bài Rikvip. "Có khi tôi báo cáo với riêng anh Hóa, nhưng cũng có khi báo cáo cùng với những người khác", ông Lục trình bày. Nhưng ông Hóa phân tích lại, khẳng định hoạt động của Rikvip không vi phạm pháp luật.
"Khi tôi yêu cầu anh Hóa cho CNC dừng hoạt động này lại vì nó tiềm ẩn nguy cơ vi phạm, anh Hóa cứ bảo không vi phạm, không việc gì phải dừng", nhân chứng Lục nói.
Sau đó, Trưởng phòng Tham mưu tiếp tục báo cáo Cục trưởng C50 về hoạt động của game bài Rikvip. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hóa nhiều lần gạt đi và vẫn cho rằng "game đó có vi phạm gì đâu". "Có lần anh còn quát mắng tôi", ông Lục nói.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về lời trình bày của ông Lục, ông Nguyễn Thanh Hóa xác nhận, ông Lục có báo cáo mình về hai cổng game bài của CNC không có phép, trước khi một thứ trưởng Bộ Công an có văn bản yêu cầu báo cáo việc này.
Về việc biết CNC là công ty nghiệp vụ của C50 từ khi nào? Ông Lục nói sau khi xem văn bản 158 mới biết. Trước đó, ông chỉ nghe anh em trong đơn vị nói. Cùng trả lời câu hỏi này, ông Phóng nói, biết CNC là công ty bình phong từ năm 2011. Ông nói có lần C50 tổ chức cuối năm có mời ông Dương đến dự.
Trong phiên xét xử hôm nay, trước bục khai báo, ông Nguyễn Thanh Hóa liên tục phủ nhận việc ký kết nhằm biến công ty CNC của Nguyễn Văn Dương trở thành công ty bình phong của C50. Ông Hóa cũng có nhiều lời khai vòng vo, thay đổi so với lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra.
VIỆT AN - TÙNG LÂM
Theo VTC
Xét xử cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh và đồng phạm: Tình tiết mới về 'cha đẻ' của game bài Rikvip và Tip.Club Trong phần xét hỏi sáng nay, bị cáo Vũ Văn Dũng khai thêm một chi tiết không có trong cáo trạng về Hoàng Thành Trung - "cha đẻ" các game bài trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng. Trong phần xét hỏi ngày 14/11, bị cáo Vũ Văn Dũng (SN 1989, ở Thôn Đìa, Xã Bình Dương, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc...