Vụ Phạm Công Danh: Đề nghị giải tỏa kê biên nhà người thân Trầm Bê
Đại diện VKS đã đề nghị giải tỏa kê biên, xem xét các căn nhà liên quan đến bị cáo Trầm Bê, đồng thời nêu trách nhiệm dân sự trong việc khắc phục hậu quả.
Liên quan đến phần xác định trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ án, sáng nay (22.1) đại diện VKS đã đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên bất động sản tại số 591 An Dương Vương (Q.6) vì căn nhà này được xác định thuộc sở hữu của bà Viên Tú Anh, chị của bị cáo Trầm Bê. Lý do bà Tú Anh không liên quan đến vụ án.
Riêng căn nhà tại 601 Hồng Bàng, được xác định của bị cáo Trầm Bê, đại diện VKS đề nghị HĐXX xem xét. Được biết sau khi bị bắt, cơ quan điều tra đã kê biên các quyền sử dụng đất tại số 591 An Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân và quyền sử dụng đất số 601 Hồng Bàng.
Bị cáo Trầm Bê bị dẫn giải rời khỏi toà.
Đại diện VKS nhận định, bị cáo Trầm Bê – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank có mối quan hệ thân thiết với Phạm Công Danh. Khi Danh đề nghị vay tiền Sacombank, bị cáo Trầm Bê đã đồng ý với điều kiện có tài sản đảm bảo, cho Danh vay tối đa 1.800 tỷ đồng. Sau đó bị cáo Trầm Bê đã giao ông Phan Huy Khang – Tổng Giám đốc Sacombank và các chi nhánh cho vay 1.800 tỷ đồng, dù các công ty lập hồ sơ khống, không có hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
VKS cho rằng tại tòa, bị cáo Trầm Bê cho biết có thể cho Phạm Công Danh vay tiền là nhận thức chưa đúng về hoạt động tổ chức tín dụng. VNCB không được bảo lãnh cho các công ty vay tiền, Sacombank cũng không được phép cho các công ty (do Phạm Công Danh lập ra) vay tiền. Mặc dù hồ sơ chưa đầy đủ, Trầm Bê vẫn phê duyệt cho vay, sau đó Sacombank thu hồi được số tiền vay từ nguồn tiền bảo lãnh của VNCB nhưng ngân hàng VNCB đã bị thiệt hại trong vụ này 1.800 tỷ đồng. Do đó, đại diện VKS đề nghị mức án từ 5 – 6 năm tù cho bị cáo Trầm Bê về tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Cũng liên quan đến phần trách nhiện dân sự, trong phiên tòa sáng nay đại diện VKS đã đề nghị HĐXX thu hồi 6.126 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank đã cho VNCB vay để khắc phục hậu quả. VKS đề nghị HĐXX xác minh thiệt hại cụ thể tại phiên tòa để tuyên thu hồi.
Bên cạnh đó, VKS cũng đề nghị HĐXX buộc bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn lại hơn 6.126 tỷ đồng cho 3 ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank. Còn bị cáo Nguyễn Việt Hà nộp lại 66,8 tỷ đồng thu lợi bất chính.
“Kết quả thẩm vấn công khai tại tòa cho thấy nếu không có sự hỗ trợ thì Phạm Công Danh sẽ không thể vay được tiền bằng hồ sơ khống và VNCB sẽ không bị thiệt hại. Đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của những người liên quan tại 4 ngân hàng để làm rõ”, đại diện VKS nêu.
Theo hồ sơ, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV; đồng thời dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay. Sau đó bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB với tổng số tiền hơn 6.000 tỷ đồng. Do các công ty làm hồ sơ vay khống không thực hiện kinh doanh theo phương án cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. Còn VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được số tiền bảo lãnh từ các công ty. Từ đó dẫn đến thiệt hại cho VNCB hơn 6 ngàn tỷ đồng.
Theo Danviet
Phạm Công Danh nhiều lần bị nhắc nhở, ngắt lời tại toà
Trong phiên tòa chiều 10.1, mặc dù sức khỏe bị cáo Phạm Công Danh không đảm bảo, HĐXX vẫn tiến hành xét hỏi nhưng cho bị cáo này ngồi trả lời.
Liên quan đến việc vay tiền tại 3 ngân hàng (Sacombank, TPBank, BIDV) gây thất thoát cho VNCB số tiền lên đến 6.126 tỷ, bị cáo Phạm Công Danh nhận phần sai của mình. Bị cáo Danh trình bày về hoàn cảnh dẫn đến việc thực hiện hành vi sai phạm.
Theo đó, khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn, đến nay tài sản ấy vẫn chưa lấy lại được. Trong đó có khoản tiền hơn 3.600 tỷ trả cho bà Hứa Thị Phấn, hơn 2.360 tỷ trả lãi ngoài cho một doanh nghiệp khác. Liên tục trong các năm 2012 - 2014 áp lực đè nặng lên ông. Ông Danh phải tìm mọi cách giữ thanh khoản cho ngân hàng... Đến đây, HĐXX yêu cầu bị cáo Phạm Công Danh phải dừng lại, không trình bày lại lý do bởi giới hạn xét xử, không trình bày nội dung ngoài vụ án.
Bị cáo Phạm Công Danh (Ảnh: CTV)
Trong phần trả lời liên quan đến việc vay của Sacombank 1.800 tỷ đồng, bị cáo Phạm Công Danh thừa nhận hành vi này nhưng do lâu quá không nhớ dùng số tiền này cụ thể vào mục đích gì, chỉ nhớ rằng có trả cho BIDV. Tại tòa bị cáo Phạm Công Danh cho rằng một số vấn đề trong cáo trạng chưa chính xác, từng yêu cầu gặp VKS trình bày nhưng không được, trong đó có yêu cầu lấy tài sản để khắc phục thiệt hại...
Một lần nữa, chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo Phạm Công Danh ngưng phát biểu, bởi các vấn đề này đã được ông nói nhiều lần tại phiên tòa giai đoạn 1, và các nội dung này đã được xem xét trong bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Cũng liên quan đến nội dung cáo trạng xác định Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2 của vụ án, nhiều bị cáo là thuộc cấp của Phạm Công Danh đã phủ nhận điều này. Trong đó bị cáo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương cho rằng trên thực tế vẫn còn tài sản để khắc phục hậu quả. Đó là số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ ngân hàng VNCB cấn trừ vào và một số khoản tiền khác, bởi số tiền 4.500 tỷ này đang nằm tại ngân hàng và hòa vào dòng tiền chung của VNCB (nay là CB). Tuy nhiên HĐXX cho rằng thực tế không còn số tiền đó, vì Phạm Công Danh và các bị cáo đã sử dụng hết vào mục đích cá nhân.
Theo hồ sơ, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Phạm Công Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV; đồng thời dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay. Sau đó, bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB với tổng số tiền hơn 6.129 tỷ đồng.
Các công ty làm hồ sơ vay khống không thực hiện kinh doanh theo phương án cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. Còn VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được số tiền bảo lãnh từ các công ty. Từ đó dẫn đến thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỷ đồng.
Theo Danviet
Tòa có tạm dừng vì sức khỏe của Phạm Công Danh, Trầm Bê? Suốt hai ngày diễn ra phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng các đồng phạm nhiều lần bị gián đoạn do liên quan đến vấn đề sức khỏe của bị cáo Trầm Bê, Phạm Công Danh và một số bị cáo khác. Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB,...