Vụ phá rừng tại Chư Pah: Khiển trách 4 quân nhân
Ngoài 3 kiểm lâm bị khiển trách, 4 quân nhân của Ban quản lý dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa, Tỉnh đội Gia Lai cũng bị khiển trách.
Ông Nguyễn Nhĩ, Phó Giám đốc sở NN-PTNT trả lời phóng viên
Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 3-8, ông Nguyễn Nhĩ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, ngành chức năng đã có quyết định kỷ luật chủ rừng là Ban quản lý dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa (thuộc Tỉnh đội Gia Lai) vì để xảy ra phá rừng (Báo SGGP đã phản ánh).
Theo đó, về tập thể, Ban quản lý dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, nhận rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, còn để dân khai thác gỗ trên lâm phần được giao. Về cá nhân, ngành chức năng đã kỷ luật với hình thức khiển trách về mặt Đảng và chính quyền đối với 4 quân nhân gồm các ông Nguyễn Anh Tuấn – phụ trách bộ phận dự án 661; Nguyễn Doãn Sơn, Đào Hồng Hiếu và Nay Chuyên (nhân viên ban).
Trước đó, vào tháng 12-2017, phóng viên Báo SGGP đã thâm nhập vào cánh rừng ở Chư Đăng Ya và Đắk Tờ Ver (huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai) và phát hiện gỗ bị đốn hạ la liệt như một công trường. Nhiều lóng gỗ to tập kết tại rừng và cất giấu trong các bụi le. Theo người dân tiết lộ lâm tặc còn mở con đường xuyên lên tỉnh Kon Tum.
Video đang HOT
Khi báo phản ánh vụ phá rừng ở xã Chư Đăng Ya và Đắk Tờ Ver, ngành chức năng đã vào kiểm tra, xác định tại tiểu khu 208, địa phận xã Đắk Tờ Ver (thuộc quản lý của Ban quản lý dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa Gia Lai) có 95 cây bị khai thác. Tại tiểu khu 250, địa giới xã Chư Đăng Ya (thuộc UBND xã Chư Đăng Ya quản lý) có 42 cây bị khai thác. Khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường là 27,8m3 từ nhóm II đến nhóm VI, được xác định khai thác tại 7 cây. Chi cục kiểm lâm đã khởi tố vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, đồng thời chuyển hồ sơ sang Công an huyện Chư Pah điều tra.
Chi cục kiểm lâm đã ra quyết định kỷ luật khiển trách đối với 3 cán bộ kiểm lâm huyện Chư Pah gồm ông Nay Vân, hạt trưởng; Phạm Trọng Thích, kiểm lâm địa bàn phụ trách xã Đắk Tơ Ver và Ksor Uyn, kiểm lâm địa bàn phụ trách xã Chư Đăng Ya.
HỮU PHÚC
Theo sggp
Tỉnh Hà Giang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng mới sau bài điều tra của Pháp luật Plus
Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cho biết, nghành Kiểm lâm đã đề xuất và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng mới sau bài điều tra của Báo pháp luật Việt Nam (Phapluatplus).
Ông Bùi Văn Đông, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang vừa qua cho hay, sau khi báo chí đăng tải bài điều tra về tình trạng khai thác, vận chuyển thớt Nghiến tinh vi tại rừng đặc dụng Phong Quang, Chi cục đã có buổi họp khẩn cùng lãnh đạo huyện Vị Xuyên, các xã, thôn bản thuộc phạm vi của rừng đặc dụng Phong Quang.
Theo ông Đông, buổi họp đã phân tích trách nhiệm của từng đơn vị, trong đó có Kiểm lâm, Công an địa phương, chính quyền thôn, xã để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển thớt Nghiến trái phép.
Đồng thời, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã phân công một lãnh đạo, cụ thể là một Phó phòng Thanh tra Pháp chế trực tiếp cùng đội Kiểm lâm cơ động túc trực tại rừng đặc dụng Phong Quang từ đó đến nay.
"Hiện tại chúng tôi cũng đang thực hiện kế hoạch xây trạm ở km7 cửa rừng nhằm không để lâm "tặc" đưa gỗ ra khỏi rừng theo quyết định của UBND tỉnh.
Chúng tôi cũng cho lực lượng tăng cường phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng nhằm ngăn chặn tình trạng vận chuyển thớt Nghiến sang Trung Quốc bán, còn khu vực nội địa chúng tôi đang cho anh em phối hợp cùng lực lượng công an ngăn chặn nạn phá rừng, tiêu thụ gỗ trái phép", ông Đông nói.
Cũng theo ông Đông, trước đây việc khoán rừng và chi trả ngân sách bảo vệ rừng được giao cho các thôn bản, thực tế chưa mang lại hiệu quả. Hiện tại, Chi cục đã phối hợp cùng Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang giao rừng cho từng nhóm, hộ sống gần bìa rừng.
Trước đó rừng đặc dụng Phong Quang từng "nóng" về tình trạng khai thác và tiêu thụ gỗ Nghiến.
Hiện tại một số thôn bản đang triển khai mô hình bảo vệ rừng này có: Lùng Thàng, Tân Sơn, Phìn Sảng, Lùng Giàng B... Của xã Phong Quang.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang cho biết, sau khi báo chí đăng tải chúng tôi đã nghiên cứu về mô hình bảo vệ rừng trước đó và thấy được nhược điểm. Trong đó, cùng ngân sách đó giao cho thôn bản chia đều từng hộ trong thôn thì mỗi hộ được quá ít, dẫn đến người dân có tư tưởng kiếm tiền bằng cách tiếp tay cho phá rừng.
"Hiện tại giao cho mỗi nhóm hộ sống gần bìa rừng của thôn đó quản lý và yêu cầu họ ký biên bản thì thông thường người dân sẽ có trách nhiệm hơn. Bởi mỗi nhóm hộ chỉ 2-3 nhà sát rừng thôi, như vậy kinh phí bảo vệ rừng mà họ được hưởng cũng lớn", ông Huy phân tích.
Ông Huy cũng cho biết theo kế hoạch đến năm 2019, đơn vị sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện đóng biển cho từng cây cổ thụ để dễ dàng quản lý.
Trước đó, Phapluatplus.vn đã đăng tải bài điều tra "Thâm nhập đường dây vận chuyển thớt nghiến từ Hà Giang sang Trung Quốc tiêu thụ" với nội dung phản ánh thực trạng khai thác và vận chuyển thớt nghiến từ rừng đặc dụng Phong Quang sang Trung Quốc bán. Trong đó có nhắc đế những đầu nậu gỗ có số má và thủ đoạn tinh vi của lâm "tặc" nhằm tuồn gỗ sang nước ngoài bán kiếm lời.
Phàn Giào Họ
Theo phapluatplus
Xã chi cả trăm triệu đồng để giữ rừng nhưng mất rừng không biết Hàng năm UBND xã chi khoảng 100 triệu đồng cho các nhóm đi tuần tra, bảo vệ rừng nhưng đến khi rừng bị chặt phá, các nhóm này vẫn báo cáo không phát hiện rừng bị xâm hại. Liên quan đên vu pha rưng ơ qua đôi Chư Ju, xa Ia Sao, thi xa Ayun Pa (Gia Lai) dip nghi lê 30.4 -...