Vụ phá rừng pơ mu: Chưa xác định được kẻ chủ mưu
Vụ phá rừng pơ mu khủng diễn ra trên địa bàn huyện Nam Giang trong thời gian vừa qua đã làm “ nóng” buổi họp báo do UBND tỉnh tổ chức vào chiều 30-8.
Liên quan đến vụ việc này, nhiều cơ quan báo chí quan tâm đến việc ai là đối tượng chủ mưu phá rừng.
Đại tá Nguyễn Đăng Chung trả lời báo chí. Ảnh: Huy Trường
Trước câu hỏi: “Lực lượng Biên phòng đã vào cuộc điều tra sự việc, như vậy đến nay có kết quả như thế nào rồi?”, Đại tá Nguyễn Đăng Chung, phó chỉ huy Đồn Biên phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết sau khi xảy ra sự việc, phía đồn biên phòng đã tham gia vào cuộc. Đồng thời đối với ba cán bộ bị tạm đình chỉ để tiếp tục xem xét sự việc.
Phía bộ đội biên phòng (BĐBP) đã tiến hành tổ chức kiểm điểm nghiêm túc đối với ba cán bộ này. Vụ việc vẫn đang được tiến hành điều tra.
Về câu hỏi vụ việc phá rừng xảy ra ở khu vực biên giới thì phía BĐBP có biết hay không, Đại tá Trung cho biết phía BĐBP quản lý địa bàn, việc phá rừng xảy ra trong thời gian ngắn nên bộ chỉ huy đã kiểm điểm vấn đề này một cách nghiêm túc. Lực lượng cán bộ làm thủ tục đúng theo nguyên tắc cho công nhân trong quá trình xuất nhập cảnh, các trường hợp không đúng thủ tục thì nhất định không làm thủ tục. Cá nhân nào làm sai thì cá nhân đó chịu trách nhiệm.
Về việc câu hỏi, đối tượng Tiêu Hồng Tư vừa bị bắt có phải là đối tượng chủ mưu trong vụ việc phá rừng này hay không, phía cơ quan điều tra cho hay vụ việc này vẫn đang được tiếp tục điều tra để xác định xem đối tượng có vai trò gì trong đường dây phá rừng này. Vụ việc này hết sức nghiêm trọng, vẫn chưa kết thúc, chưa có kết luận nên vẫn chưa biết được ai là đối tượng chủ mưu.
Vụ việc được nhiều người quan tâm nên cần phải xác định đúng đối tượng chủ mưu trong vụ việc để sớm kết thúc vụ án. Phía ban chuyên án đang tích cực điều tra làm rõ vấn đề.
Video đang HOT
Hiện trường vụ phá rừng pơ mu. Ảnh: Huy Trường
Theo đó, ban chuyên án đã điều tra và bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Thắng vào ngày 26-8-2016 (ngụ xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) để phục vụ điều tra. Thắng là nhóm trưởng trực tiếp chặt hạ gỗ tại xã La Dêê.
Hai ngày sau đó, các trinh sát điều tra tiếp tục bắt Nguyễn Văn Sanh (ngụ Bố Trạch, Quảng Bình) là nhóm trưởng vận chuyển gỗ.
Đến ngày 2-8-2016, ban chuyên án đã bắt khẩn cấp đối tượng Lê Trọng Dương (ngụ Quảng Bình, là nhóm phó nhóm chặt gỗ pơ mu) khi đối tượng này đang lẩn trốn tại Đồng Nai.
Đặc biệt ngày 4-8-2016, Ban chuyên án đã bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Quang tại bến phà An Phú Đông (quận 12, TP.HCM). Quang là người đã thuê nhóm chặt hạ gỗ và vận chuyển gỗ pơ mu nói trên.
Trước khi bị bắt, đối tượng này đã trốn sang Lào rồi sau đó trở về TP.HCM. Đến ngày 19-8-2016, các trinh sát viên điều tra đã phục bắt Tiêu Hồng Tư tại sân bay Đà Nẵng, đây là đối tượng cung cấp tiền để đối tượng Quang tổ chức khai thác và vận chuyển gỗ.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 9-7, cơ quan Công an huyện Nam Giang cùng cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Bung kiểm tra khu vực biên giới, phát hiện 280 phách gỗ pơ mu được tập kết cách trạm cửa khẩu Nam Giang khoảng 500 m. Quá trình kiểm tra, công an liên tục kiểm tra phát hiện nhiều phách gỗ pơ mu ở sát khu vực trạm biên phòng và trong khuôn viên trụ sở Chi cục Hải Quan cửa khẩu Nam Giang.
Phía cơ quan điều tra cũng đã thông báo về việc có thêm năm đối tượng ra đầu thú để khai nhận sự việc gồm: Hoàng Văn Sử (35 tuổi); Nguyễn Văn Thu (26 tuổi); Nguyễn Văn Phường (32 tuổi); Nguyễn Văn Ngự (36 tuổi) và Nguyễn Văn Tiến (34 tuổi, cùng ngụ Bố Trạch, Quảng Bình). Trước đó, chín đối tượng đã ra đầu thú gồm: Phạm Văn Bồng (SN 1990, ngụ tại Tuyên Hóa, Quảng Bình) đầu thú tại Công an Tuyên Hóa; Mai Văn Châu (SN 1990, ngụ 1990, ngụ tại Bắc Sơn, Thanh Hóa) ra đầu thú tại Công an Tuyên Hóa; Mai Văn Cường (SN 1986, ngụ tại Bắc Sơn Thanh Hóa) ra đầu thú tại Công an Tuyên Hóa và Lê Hồng Diêu (SN 1992, ngụ tại Bắc Sơn, Thanh Hóa) ra đầu thú tại Công an Tuyên Hóa; Nguyễn Văn Dũng (SN 1986); Nguyễn Văn Tùng (SN 1989); Cao Văn Hới (SN 1992); Nguyễn Văn Danh (SN 1989) và Nguyễn Văn Long (SN 1993, cùng ngụ xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình).
Theo Huy Trường (Pháp Luật TPHCM)
Vụ phá rừng pơ mu ở biên giới Việt Lào: Giao thêm 'quyền' cho biên phòng
Lực lượng biên phòng được giao thêm "quyền" để giữ rừng khu vực biên giới. Đó là nội dung được 2 tỉnh Quảng Nam và Sê Kông (Lào) bàn tại phiên họp khẩn về vụ phá rừng pơ mu.
Một nhà kho nghi chứa gỗ pơ mu trái phép (nhưng đã kịp tẩu tán) bên đất Lào
Ngày 26.7, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã dần đầu đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam họp khẩn với Ủy ban chính quyền tỉnh Sê Kông (Lào) tại Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Việt - Lào (H.Nam Giang) để bàn thảo 2 nội dung lớn: phá vụ án khai thác rừng pơ mu trái phép dọc biên giới Việt - Lào và chấn chỉnh công tác quản lý, thảo luận quy chế phối hợp giữ rừng giáp ranh.
Ông Lê Trí Thanh là người được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ủy quyền xử lý những vấn đề liên quan đến vụ án.
"Phía Sê Kông rất quyết liệt"
Trả lời PV Thanh Niên sau khi kết thúc phiên họp, ông Lê Trí Thanh nhận xét các cơ quan chức năng tỉnh Sê Kông vào cuộc rất mạnh mẽ.
"Vụ phá rừng diễn ra ở địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Sê Kông, nhưng hiện công tác xác minh được phía Quảng Nam tiến hành. Quảng Nam đã khởi tố vụ án, phía bạn cũng sẽ phải khởi tố để công tác điều tra được đồng bộ. Khi phát hiện đối tượng liên quan, thì việc truy xét cũng thuận lợi hơn", ông Thanh nêu quan điểm.
Đáp lại, đại diện Ủy ban chính quyền tỉnh Sê Kông cũng cho thấy họ đã vào cuộc khẩn trương. Thành phần dự họp với Quảng Nam hôm nay khá đông đủ các đại diện của Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Viện kiểm sát, Hải quan, Biên phòng, Nông nghiệp, chính quyền H.Đắc Chưng (Sê Kông)...
Trước mắt, phía tỉnh Sê Kông đồng ý với đề xuất của Quảng Nam về việc đình chỉ, lập biên bản các xưởng cưa gần khu vực biên giới, đồng thời vào cuộc giám định ngay chủng loại gỗ tập kết tại các xưởng cưa để đối chiếu với gỗ bị khai thác trái phép ở hiện trường.
"Phía bạn Lào cho thấy rất quyết liệt, khi thông tin rằng từ tháng 5.2016 Thủ tướng Lào đã chỉ đạo đóng cửa rừng. Cơ quan chức năng của Lào cũng kiên quyết không cho quá cảnh để vận chuyển gỗ sang nước thứ 3", ông Lê Trí Thanh nói.
Hiện trường vụ phá rừng pơ mu bên phía Quảng Nam
Ràng buộc trách nhiệm
Tại cuộc họp giữa Quảng Nam và Sê Kông hôm nay, lực lượng biên phòng được đề xuất giao thêm "quyền".
Lý giải về đề xuất này, ông Lê Trí Thanh cho rằng lâu nay có sự chồng chéo trong quản lý, nên khi vụ phá rừng pơ mu xảy ra đã làm nảy sinh vấn đề "khó quy trách nhiệm".
Vì vậy, 2 bên cơ bản đồng thuận trong việc giao biên phòng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng, chủ động hợp đồng với người dân trong việc giao khoán. "Sẽ giao biên phòng quản lý rừng ở các khu vực biên giới, như chủ rừng. Như vậy, việc giao thêm quyền cũng là cách dễ "ràng buộc trách nhiệm" của lực lượng biên phòng", ông Lê Trí Thanh nói thêm.
Hiện các cơ quan chức năng của 2 tỉnh Quảng Nam và Sê Kông đã xác lập cơ chế trao đổi, phối hợp trực tiếp khi xử lý vụ án phá rừng. Hiện trường vụ phá rừng ở cả 2 phía đều đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
Phạm vi vụ phá rừng không chỉ ở tiểu khu 351 phía Nam Giang (Quảng Nam) mà còn xảy ra trên đất Lào
Theo Thanh Niên
Đã bắt một số nghi phạm phá rừng pơ mu ở Quảng Nam Chiều 19-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trí Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay cơ quan điều tra đã bắt một số nghi phạm liên quan đến đường dây phá rừng pơ mu. Rừng pơ mu ở biên giới Việt-Lào bị tàn phá - Ảnh: LÊ TRUNG "Trong quá trình điều tra, công an đã bắt...