Vụ phá rừng ở Gia Lai: Kỷ luật Hạt trưởng và 2 kiểm lâm địa bàn
Liên quan đến vụ phá rừng ở Gia Lai, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Chư Păh và 2 kiểm lâm địa bàn bị xử lý kỷ luật khiển trách. Vụ phá rừng này cũng đã được khởi tố, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an tiếp tục điều tra.
Chiều 20.4, ông Dương Hoàng Nguyện – Trưởng Phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Gia Lai, cho biết vụ việc đã được khởi tố, chuyển hồ sơ sang Công an huyện Chư Păh để điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Liên quan vụ việc này, Chi cục Kiểm lâm đã có quyết định kỷ luật khiển trách đối với 3 cán bộ Hạt kiểm lâm Chư Păh để xảy ra mất rừng, gồm ông Nay Vân – Hạt trưởng, ông Phạm Trọng Thích – kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Đắk Tơ Ver và Ksor Uyn – kiểm lâm địa bàn xã Chư Đăng Ya.
Rất nhiều cây gỗ to như thế này bị lâm tặc đốn hạ.
Theo ông Nguyện, sau khi báo chí phản ánh, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh, xác định gỗ bị lâm tặc chặt hạ nằm ở 2 khu vực. Tại tiểu khu 208 (thuộc xã Đắk Tờ Ver, do Ban quản lý Dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa – thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) có 95 gốc bị khai thác (trong đó có 37 gốc mới, 58 gốc cũ đã tái sinh chồi). Tại tiểu khu 250 (thuộc xã Chư Đăng Ya quản lý) có 42 gốc bị khai thác, trong đó 12 gốc mới, 30 gốc cũ đã tái sinh chồi. Khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường là hơn 27,8m3 từ nhóm II – VI.
Video đang HOT
Gỗ tập kết bên đường vào rừng.
Như NTNN/Dân Việt đã phản ánh, tại khu vực núi Chư Đăng Ya, lâm tặc đã ngang nhiên san ủi con đường lên đỉnh núi và mở nhiều đường xương cá xuyên qua địa bàn các xã Chư Đăng Ya và Đắk Tơ Ver để khai thác gỗ. Dọc đường lên núi, PV ghi nhận hàng chục lóng gỗ to đến 2 – 3 người ôm nằm bên đường, càng vào sâu thì càng phát hiện nhiều gốc gỗ to bị đốn hạ la liệt. Đơn vị quản lý trực tiếp 2 lâm phần này là Ban quản lý Dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa Gia Lai (thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) và UBND xã Chư Đăng Ya.
Theo Danviet
Phá rừng ở Gia Lai: Chưa khám nghiệm hiện trường vì trời nhiều mây
Liên quan đến vụ phá rừng ở Gia Lai, đoàn khám nghiệm liên ngành của tỉnh này vừa đến chân núi liền quay trở về, không tiếp tục kiểm tra hiện trường theo kế hoạch do trời nhiều mây, mưa phùn nên không thể dùng thiết bị định vị GPS.
Sáng 26.12, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Gia Lai gồm: Công an, Viện kiểm sát, Chi cục kiểm lâm, Hạt kiểm lâm Chư Păh và UBND 2 xã Chư Đăng Ya, Đắk Tờ Ver tập trung vào khu vực rừng giáp ranh 2 huyện Chư Păh - Đắk Đoa, khám nghiệm hiện trường theo kế hoạch. Tuy nhiên, khi Đoàn vừa lên đến bãi tập kết dưới chân núi Chư Đăng Ya thì bất ngờ dừng lại, quay trở về.
Theo một cán bộ công an phụ trách chuyến đi, trời nhiều mây, mưa phùn nên không thể dùng thiết bị định vị GPS để xác định vị trí cây gỗ bị phá. Do vậy, kế hoạch khám nghiệm hiện trường, đánh giá mức độ nghiêm trọng của vụ việc phải tạm hoãn.
Đoàn không thể khám nghiệm vì trời nhiều mây.
Có mặt trong Đoàn khám nghiệm sáng nay, ông Nguyễn Văn Nội - Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya ý kiến: Để ngăn chặn hiệu quả lâm tặc vào rừng khai thác gỗ trái phép, cần có một quy chế phối hợp chặt chẽ giữa kiểm lâm, chủ rừng và địa phương. Ngay cửa rừng phải được đặt chốt bảo vệ, giao trách nhiệm cho từng đơn vị tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau. Con đường này, nếu đào hào, móc mương mà không quản lý chặt, lâm tặc cũng sẽ san ủi và lại tiếp tục vào rừng.
Vừa đến cửa rừng, đoàn khám nghiệm phải quay về vì không dùng được thiết bị định vị GPS do trời nhiều mây.
Như Dân Việt đã phản ánh, rừng ở khu vực núi Chư Đăng Ya (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh) và các vùng phụ cận giáp với huyện Đắk Đoa (Gia Lai) bị phá rất nghiêm trọng. Thời điểm phóng viên tiếp cận hiện trường phát hiện hàng chục lóng gỗ được lâm tặc tập kết bên đường vào rừng. Những cây gỗ 2-3 người ôm có dấu vết vẫn còn rất mới.
Thâm nhập sâu hơn vào trong rừng, chúng tôi phát hiện rất nhiều cây gỗ to bị lâm tặc đốn hạ nằm khắp nơi. Tính sơ sơ có nhiều lóng gỗ vẫn còn trong rừng chưa bị lâm tặc kéo về.
Bước đầu xác định, rừng bị phá nằm trên địa phận xã Đắk Tờ Ver (huyện Chư Păh, thuộc quản lý của Ban quản lý Dự án 661 - Tỉnh đội Gia Lai, đơn vị được UBND tỉnh giao trồng và bảo vệ rừng) và xã Đắk Krong (huyện Đắk Đoa).
Khúc gỗ to được lâm tặc tập kết bên đường.
Mới đây, UBND huyện Chư Păh có báo cáo nhanh về tình trạng phá rừng xảy ra trên khu vực mà báo chí từng phản ánh. Qua 2 đợt kiểm tra ngày 7.12 và 17.12, chỉ phát hiện 24 lóng gỗ tròn với khối lượng 20,6m3 gỗ nhóm 5-6 (gỗ giẻ, bứa, săng mã). Về vị trí gốc cây rừng bị phá được xác định có 16 gốc, cụ thể: Tại tiểu khu 208 thuộc Ban 661 (địa phận trên xã Đắk Tơ Ver, Chư Păh) phát hiện có 10 gốc; Tiểu khu 431, xã Đắk Krong (huyện Đắk Đoa) có 6 gốc. Tất cả đều có đường kính từ 35-90cm.
Theo Danviet
Vụ phá rừng ở Gia Lai: Đoàn liên ngành sẽ vào rừng khám nghiệm Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh - nói: "Việc phá rừng có sự tiếp tay cho lâm tặc hay không cần phải bắt được chủ gỗ mới biết được". Rừng bị tàn phá, ai tiếp tay? Sau khi Dân Việt đăng tải loạt bài: "Gia Lai: Kinh hoàng thấy cảnh rừng xanh tan nát" phản ánh rừng...