Vụ ông Đinh La Thăng: Người “đặc biệt” gây bất ngờ tại tòa
Sáng nay (19.6), tại phiên tòa phúc thẩm vụ ông Đinh La Thăng và đồng phạm, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gây bất ngờ.
Tại phần thủ tục phiên tòa, Thẩm phán, Chủ tịch phiên tòa Nguyễn Vinh Quang đã hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn có cung cấp tài liệu, chứng cứ gì mới cho tòa không. Trước đó bị cáo này đã rút kháng cáo về phần hình phạt, nhưng không rút kháng cáo về phần dân sự. Tại tòa bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã nói rút kháng cáo cả phần hình sự và dân sự, chỉ kháng cáo với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ của người liên quan.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trong 10 tháng đã 6 lần hầu tòa
Thẩm phán Nguyễn Vinh Quang đã nhắc bị cáo Sơn: “Theo thông báo kháng cáo của Tòa án cấp sơ thẩm, trong số những người kháng cáo có bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Chính vì vậy cấp phúc thẩm đã xem xét, còn trong quá trình cấp phúc thẩm giải quyết bị cáo có thể rút toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung kháng cáo”.
Cũng liên quan đến bị cáo Sơn, có một luật sư đã có đơn xin không bào chữa, bị cáo Sơn đồng ý và nói sẽ tự bào chữa.
Video đang HOT
Trước đó tại phiên tòa phúc thẩm vụ án này, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên phạt 30 tháng tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; bồi thường 15 tỷ đồng.
Sau đó bị cáo Sơn đã kháng cáo, về phần trách nhiệm dân sự, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn mong Tòa cấp phúc thẩm xem xét về mặt nhận thức chủ quan, về nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi góp 100 tỷ đồng vào OceanBank, qua đó, cho bị cáo được miễn trách nhiệm dân sự bồi thường 15 tỷ đồng.
Bị cáo Sơn được xem là trường hợp khá đặc biệt, trong vòng 10 tháng đã phải 6 lần hầu tòa. 2 phiên sơ thẩm và phúc thẩm vụ án xử vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm; 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm vụ ông Đinh La Thăng và đồng phạm ở vụ án sai phạm trong triển khai đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm vụ ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong việc PVN góp vốn và làm mất 800 tỷ đồng tại OceanBank.
Cũng tại phiên tòa sáng nay, luật sư bào chữa đã đề nghị tòa triệu tập đại diện của Bộ Công Thương, đại diện Ngân hàng Nhà nước, đại diện Bộ Kế hoạch – Đầu tư, đại diện Văn phòng Chính phủ … để làm rõ một số vấn đề trong vụ án. Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử cho rằng, phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, khi thấy cần thiết, tòa sẽ triệu tập đại diện của những đơn vị liên quan.Hội đồng xét xử cho biết thêm, có nhận được một số tài liệu do những người bào chữa cung cấp, sẽ xem xét những tài liệu trên. Bên cạnh đó Hội đồng xét xử sẽ xem xét ý kiến của luật sư Trần Hồng Phúc về sức khỏe của bị cáo Nguyễn Thanh Liêm.
Theo Danviet
Ông Đinh La Thăng tự bào chữa thế nào khi bị quy che giấu, né tránh?
Sáng nay (22.3), sau khi bị đại diện Viện Kiểm sát luận tội và đề nghị mức án từ 18 -19 năm tù, bị cáo Đinh La Thăng đã tự bào chữa trong khoảng thời gian 40 phút. Ông đã lý giải về việc bị quy là che giấu hành vi, né tránh trách nhiệm.
Bị cáo Đinh La Thăng trong phần tự bào chữa (ảnh PV)
Bị cáo Đinh La Thăng cho biết việc PVN đầu tư góp vốn vào OceanBank là để giải quyết hệ lụy từ trước đó (vì không thành lập được ngân hàng Hồng Việt, khi hợp tác với OceanBank, đơn vị này chấp nhận tiếp nhận bộ máy mà PVN chuẩn bị thành lập ngân hàng Hồng Việt) chứ không phải là chủ trương ban đầu của PVN.
Khi đó, PVN đã tìm nhiều đối tác nhưng chỉ OceanBank đồng ý các điều kiện PVN nêu ra về tiếp nhận nhân sự, phương tiện của ban trù bị Hồng Việt. Việc đầu tư vào OceanBank không hề vụ lợi, không có động cơ cá nhân...
Bị cáo Thăng nói, việc OceanBank lỗ cũng không quan hệ biện chứng, nhân quả gì với việc đầu tư. Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào HĐQT của OceanBank. "Giống như vi phạm giao thông thì phạt người đi xe máy chứ không thể phạt bố mẹ người đi xe máy vì đã mua xe", bị cáo Thăng ví von.
Liên quan đến vấn đề thoái vốn, bị cáo Thăng cho rằng, PVN đã có cơ hội không mất 800 tỷ đồng trước khi OceanBank bị mua 0 đồng.
"Việc thoái vốn, PVN đã rất chủ động, từ năm 2012 đã xây dựng lộ trình thoái vốn, được Thủ tướng đồng ý cho thoái vốn 100% trong giai đoạn năm 2013 - 2014. Việc này được OceanBank đồng ý, một công ty của Singapore đồng ý mua 15% và một công ty ở Việt Nam mua 5% vốn của PVN tại OceanBank. PVN đã báo cáo Thủ tướng... Nếu PVN được thoái vốn thì không thể bị mất", bị cáo Thăng nói.
Vẫn theo bị cáo Thăng, việc PVN đầu tư vào OceanBank có hiệu quả, thu hồi được cổ tức 244 tỷ đồng. Tháng 8.2011 bị cáo đã chuyển công tác (làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải -PV), sau 3 năm OceanBank vẫn chia cổ tức. "Bị cáo chuyển công tác, mọi quyền hạn, nghĩa vụ bị cáo không còn gì. Việc đầu tư vào OceanBank là có hiệu quả, nếu Thủ tướng cho thoái vốn thì PVN đã thu lại được 800 tỷ đồng và 244 tỷ đồng cổ tức. Bị cáo không chối bỏ trách nhiệm, nếu có vi phạm thì bị cáo có trách nhiệm trong vai trò người đứng đầu, nhưng cần xem xét lại việc đầu tư vào OceanBank đã hoàn toàn có hiệu quả. Việc mất vốn là do Chính phủ không cho thoái vốn, Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng", bị cáo Thăng nêu.
Bị cáo Đinh La Thăng nói thêm, khi vụ án chưa khởi tố, vào tháng 3.2017, ông có gọi điện cho một số người từng là thành viên HĐTV để xác nhận về việc có biết chủ trương, biên bản ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm để góp vốn vào OceanBank.
"Tuy nhiên, sau đó, khi các anh chị này bị cơ quan CSĐT triệu tập làm việc, họ có nói không đồng tình về việc xác nhận vì cả nể nên ký. Bị cáo thấy không nhất thiết phải xác nhận việc đó nữa. Việc này theo cáo trạng nêu là hành động che giấu hành vi phạm tội nhưng việc này xảy ra từ tháng 3.2017 đến tháng 12.2017, bị cáo bị khởi tố cho nên ở đây không có gì liên quan đến che giấu cả mà chỉ là đề nghị xác nhận theo tự giác, tự nguyện của từng người, không ép buộc", bị cáo Đinh La Thăng nói.
Theo cáo trạng, tháng 3.2017, (khi đang trên cương vị Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Đinh La Thăng điện thoại nhờ xác nhận việc HĐQT của PVN đã bàn bạc, thống nhất về chủ trương PVN góp vốn vào OceanBank và giao cho Đinh La Thăng ký Thỏa thuận số 6934/TTHT với OceanBank.
Do cả nể nên ông Hùng, ông Cảnh, bà Hòa đã ký xác nhận cho Đinh La Thăng vào Giấy xác nhận ghi ngày 28.3.2017 nhưng trên thực tế thời điểm Đinh La Thăng ký thỏa thuận góp vốn với OceanBank, ông Cảnh, ông Hùng và bà Hòa không được Đinh La Thăng trao đổi, bàn bạc. Giấy xác nhận có chữ ký của ông Cảnh, ông Hùng, bà Hòa nguyên thành viên HĐQT năm 2008, ghi ngày 28.3.2017 đã giao nộp cho Cơ quan điều tra có nội dung HĐQT của PVN đã bàn bạc, thống nhất về chủ trương PVN góp vốn vào OceanBank là không đúng sự thật.
Trước đó trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng: Bị cáo Đinh La Thăng có hành vi che giấu, né tránh trách nhiệm, chưa thành khẩn.
Theo Danviet
Bị cáo Đinh La Thăng bị đề nghị từ 18 - 19 năm tù Sáng nay (22.3), sau 3 ngày xét hỏi, phiên toà xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ PVN góp vốn và làm mất 800 tỷ đồng tại OceanBank bước sang phần tranh luận. Đại diện Viện kiểm sát trình bày bản luận tội và đề nghị mức án cho các bị cáo. Bị cáo Đinh La Thăng (ảnh...