Vụ OceanBank: Vì sao Phạm Công Danh liên tục đề nghị triệu tập Phan Thành Mai?
Cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng Phạm Công Danh đã yêu cầu HĐXX triệu tập Cựu TGĐ Ngân hàng Xây Dựng Phan Thành Mai. Ông Mai hiện đang thụ án trong một vụ án khác.
Liên quan đến việc Phạm Công Danh mua lại NH Đại Tín vào năm 2012, chiều 6.9, luật sư Phan Trung Hoài, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa xét xử đại án OceanBank đã đặt câu hỏi đối với ông Danh.
Tại thời điểm này, NH Đại Tín có số dư nợ khoảng 46.000 tỷ đồng, trong đó nhóm khách hàng là Tập đoàn Phú Mỹ (công ty của bà Hứa Thị Phấn) và nhóm Công ty Phương Trang có dư nợ lớn nhất. Phạm Công Danh cho biết nhận chuyển giao NH Đại Tín từ Hà Văn Thắm với số cổ phần tại ngân hàng này là 84,92%. Hà Văn Thắm cũng thừa nhận là người bàn giao hồ sơ NH Đại Tín và Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của bà Phấn tại NH này cho ông Danh sau khi có sự đồng ý của bà Phấn. Tuy nhiên, trong việc này cựu Chủ tịch OceanBank khẳng định thực chất Phạm Công Danh mua lại NH Đại Tín từ bà Phấn, vì giao dịch mua lại NH này giữa Hà Văn Thắm và Hứa Thị Phấn trước đó đã không được thực hiện.
Trả lời luật sư Phan Trung Hoài về thực trạng NH Đại Tín khi đó, Phạm Công Danh nói: “Tuy biết thực trạng NH Đại Tín xấu, xấu hơn mức độ đánh giá trước đó, 95% dư nợ là nợ xấu. Ông Hoàng Hữu Toàn (nguyên Chủ tịch NH Đại Tín) và ông Trần Sơn Nam (nguyên TGĐ NH Đại Tín) từng gặp tôi nói rất rõ nếu không có anh cứu NH này thì chúng tôi rất khổ”.
Cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng Phạm Công Danh (áo sáng).
Video đang HOT
Và đến ngày 6.6.2012, Phạm Công Danh chính thức ký thỏa thuận nhận chuyển nhượng 84,92% cổ phần tại Ngân hàng Đại Tín, bà Hứa Thị Phấn chính thức không còn là cổ đông lớn của ngân hàng này. Với tư cách là chủ sở hữu Tập đoàn Phú Mỹ, con nợ lớn nhất của NH Đại Tín, bà Hứa Thị Phấn cam kết trả lại toàn bộ tài sản mà tập đoàn này còn nợ ngân hàng, trong đó có 2 lô đất tại huyện Nhà Bè, TP.HCM. Cựu Chủ tịch NH Xây Dựng cũng đề nghị HĐXX triệu tập Phan Thành Mai, cựu TGĐ Ngân hàng Xây Dựng sau khi được đổi tên từ NH Đại Tín. Đây là lần thứ hai ông Danh đề nghị HĐXX triệu tập Phan Thành Mai.
“Tôi nghĩ tôi đi mua tài sản đang sử dụng để đi vay tại ngân hàng chứ không phải mua lại ngân hàng đó. Tôi có trực tiếp xem hồ sơ pháp lý 2 lô đất ở Nhà Bè, anh Mai là người trực tiếp thỏa thuận tham gia và phụ trách việc này. Cho đến nay NH Xây Dựng chưa hề nhận được 2 lô đất này. Kính mong HĐXX có sự triệu tập anh Mai để làm rõ”, bị cáo Danh nói.
HĐXX cho biết đã gửi giấy triệu tập Phan Thành Mai đến phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, do ông Mai đang phải thụ án tù trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây Dựng nên chưa thể triệu tập được ngay.
Phan Thành Mai và Phạm Công Danh là bộ đôi quyền lực nhất của NH Xây Dựng sau khi ngân hàng này được đổi tên từ NH Đại Tín. Tuy nhiên, điều hành ngân hàng chưa lâu, cả hai đã phải hầu tòa vào năm 2016 do những sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng này. Trước đó, Phan Thanh Mai là Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam và cũng như Phạm Công Danh, hoàn toàn không có nghiệp vụ về ngân hàng.
Để chính thức sở hữu NH Đại Tín, Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh đã chuyển vào tài khoản của bà Hứa Thị Phấn 3.688 tỷ đồng để thanh toán cho khoản tiền hơn 4.000 tỷ đồng. Thỏa thuận này tuy có khác nhau về con số so với thỏa thuận giữa Hứa Thị Phấn và Hà Văn Thắm trước đó nhưng về bản chất là như nhau. Đó là Hứa Thị Phấn đồng ý về mặt nguyên tắc nhượng lại 84,92% cổ phần NH Đại Tín cho Thắm với mức giá 4,6 tỷ đồng kèm theo nghĩa vụ trả khoản nợ hơn 3.500 tỷ đồng của bà Phấn.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của luật sư Trương Thị Minh Thơ, luật sư bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn, ông Danh thừa nhận đã rất nhiều lần bà Phấn không đồng ý chuyển nhượng ngân hàng do lo sợ ông Danh không có kinh nghiệm làm ngân hàng.
Theo PV (Infonet)
Điều bất ngờ đã xảy ra tại phiên xử đại án Oceanbank
Tại phiên tòa xét xử đại án Oceanbank sáng 28.8, đã có điều bất ngờ xảy ra.
Bị cáo Hứa Thị Phấn (SN 1947, trú tại phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ) đã gửi đơn đến TAND TP.Hà Nội xin được xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe già yếu và có kèm theo giấy xác nhận của bệnh viện.
Bị cáo Hứa Thị Phấn là người cao tuổi nhất trong số 51 bị cáo.
Ngoài trường hợp của bị cáo Phấn, nguyên Giám đốc Khối Kế toán và Giao dịch trong nước của OceanBank Vũ Thị Thùy Dương cũng có đơn xin xét xử vắng mặt vì vừa mới sinh con. Trong đơn, bị cáo Vũ Thị Thùy Dương khẳng định: Bất cứ khi nào Hội đồng xét xử thấy cần thiết và triệu tập, bị cáo Dương sẽ có mặt tại phiên tòa vào những thời điểm nhất định.
Bị cáo thứ ba làm đơn xin xét xử vắng mặt là bị cáo Nguyễn Viết Hiền (nguyên Giám đốc OceanBank - Phòng giao dịch Âu Cơ) cũng có đơn xin xét xử vắng mặt vì đang mắc bệnh hiểm nghèo, phải nằm điều trị trong bệnh viện.
Trước tình huống này, sau khi hội ý, Hội đồng xét xử của TAND TP.Hà Nội quyết định vẫn tiếp tục phiên tòa và trong quá trình xét xử sẽ công bố lời khai của các bị cáo nêu trên. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng xét xử sẽ quyết định áp giải các bị cáo vắng mặt tới phiên tòa.
Bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm tại tòa.
Như vậy so với phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 1 (tháng 2 và 3.2017), phiên tòa này cũng có điều bất bất ngờ xảy ra. Tại phiên xử lần trước bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank) đang điều trị bệnh hiểm nghèo không tham dự phiên tòa được. Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử đã tạm đình chỉ vụ án đối với bị cáo Minh Phương.
Theo cáo trạng số 35 ngày 19.7, của Viện KSND Tối cao, trong vụ án này đa số các bị cáo được hưởng tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú. Chỉ có các bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Văn Hoàn, Phạm Hoàng Giang, Nguyễn Xuân Thắng, Phạm Công Danh và Trần Văn Bình bị bắt tạm giam.
Theo cáo buộc, tháng 11.2012, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Nguyễn Văn Hoàn (phó tổng giám đốc OceanBank) cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đông thông qua Công ty Trung Dung không có tài sản đảm bảo, khách sử dụng vốn không đúng mục đích. Hành vi này trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay, quy trình và thủ tục khiến OceanBank thiệt hại hơn 500 tỷ đồng (cả gốc lẫn lãi). Từ năm 2010 đến năm 2014, dưới sự chỉ đạo của cựu Chủ tịch HĐQT và cựu TGĐ Oceanbank Nguyễn Thị Minh Thu, ngân hàng này đã chi trả lãi suất ngoài hợp đồng tiền gửi cho hàng trăm cá nhân, tổ chức gửi tiền. Trong tổng số tiền gần 1.600 tỷ đồng chi trả trái quy định pháp luật, ông Sơn bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 246 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 49 tỷ đồng được xác định là số tiền ông Sơn tham ô. Số tiền còn lại là hơn 197 tỷ đồng, cáo trạng mới quy kết Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt. Cơ quan chức năng xác định, trong tổng số tiền chi lãi ngoài là hơn 1.300 tỷ đồng, có tới hơn 700 cá nhân và pháp nhân từng gửi tiền vào OceanBank được hưởng lợi không chính đáng. Đối với hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Hà Văn Thắm và đồng phạm đã gây thất thoát hơn 343 tỷ đồng tiền gốc và hơn 201 tỷ đồng tiền lãi của Oceanbank.
Theo Danviet
Xử Hà Văn Thắm và đồng phạm: Bị cáo xinh đẹp khóc như mưa tại tòa Sáng 28.8, khi Hội đồng xét xử tiến hành kiểm tra căn cước vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm, bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ đã gây bất ngờ. Khi cầm chiếc micro để trả lời tòa án về lý lịch, bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ đã bật khóc nức nở, khiến vị chủ tọa phiên tòa Trần Nam Hà...