Vụ “Núi thiêng bật khóc”: Ngành chức năng tỉnh Bình Định lên tiếng
Thời gian qua, doanh nghiệp ồ ạt khai thác đá tại Núi Bà (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến người dân, có nguy cơ đe dọa di tích (Dân Việt có bài viết: “Núi thiêng bật khóc”). Lãnh đạo ngành chức năng tại Bình Định đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc này.
Hàng loạt hệ lụy từ việc khai thác đá
Khu vực Núi Bà thuộc địa phận các xã: Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Trinh (huyện Phù Cát) đang có 13 doanh nghiệp được UBND tỉnh Bình Định cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác đá trên tổng diện tích gần 70ha (14 giấy phép). Hiện có 10 mỏ đang khai thác, 4 mỏ trong quá trình thăm dò.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, hoạt động khai thác đá tại đây không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân mà còn có nguy cơ đe dọa đến các điểm di tích lịch sử – văn hóa thuộc quần thể di tích Núi Bà. Nhiều cảnh quan tự nhiên xung quanh các di tích hiện bị thay đổi, phá vỡ.
Việc khai thác đá tại Núi Bà gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Ảnh: B.B.Đ
Các thành viên Thường trực HND tỉnh Bình Định sau khi tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình khai thác, vận chuyển đá tại khu vực Núi Bà, cho rằng hoạt động khai thác đá tại khu vực Núi Bà đã và đang gây ra nhiều hệ lụy. Do đó, UBND tỉnh cần xem xét, có giải pháp đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, di tích lịch sử- văn hóa, không vì phát triển kinh tế mà đánh đổi môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa – lịch sử.
Theo ông Trương Đông Hải – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Bình Định, kết quả khảo sát trực tiếp cho thấy, tuy các mỏ khai thác đá chưa xâm hại trực tiếp đến 22 điểm di tích (đã được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia) thuộc quần thể di tích Núi Bà, nhưng đang gián tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh các điểm di tích lịch sử ở nhiều mức độ khác nhau.
Video đang HOT
Sáng nay (14.7), tại kỳ họp thứ 4 HND tỉnh Bình Định khóa XII, nhiều cử tri bức xúc trước việc doanh nghiệp khai thác đá tại Núi Bà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân. Các cử tri cho rằng, Núi Bà từng là căn cứ kháng chiến quan trọng của Khu 5 và của tỉnh Bình Định thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Nhưng, việc khai thác ở khu vực Nam Núi Bà nhiều năm qua chẳng những phá vỡ cảnh quan, đe dọa di tích lịch sử mà còn ô nhiễm môi trường dân sinh, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.
Kỳ họp thứ 4 HND tỉnh Bình Định khóa XII. Ảnh: D.T
Doanh nghiệp chưa nghiêm túc, cơ quan nhà nước thiếu chặt chẽ!
Ông Đặng Trung Thành – Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Bình Định – cho biết: “Việc cấp phép khai thác đá tại Núi Bà được thực hiện theo đúng quy hoạch, trong đó, chúng tôi không cấp phép tại các khu vực cấm khai thác (di tích lịch sử, đất quốc phòng, đất văn hóa)…”.
Theo ông Thành, các cơ quan chức năng đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đánh giá tác động môi trường. Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên Môi trường đã lấy ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, mức độ lấy ý kiến chưa rộng rãi nên dẫn đến nhiều trường hợp chưa đồng tình.
Ông Đặng Trung Thành – Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Bình Định. Ảnh: D.T
“Trong quá trình khai thác, một số doanh nghiệp chấp hành vấn đề bảo vệ môi trường chưa thực sự nghiêm túc, khai thác chưa đúng theo thiết kế và chưa chú trọng việc bảo vệ môi trường. Về mặt nhà nước thì quản lý thiếu chặt chẽ nên không xử lý kịp thời, để xảy ra tình trạng ô nhiễm” – ông Thành cho biết.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, ông Thành cho rằng: “Về giải pháp chung, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Bình Định ban hành chỉ thị quy định quản lý tài nguyên khoáng sản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, tăng cường phản biện của các tổ chức xã hội, lấy ý kiến nhân dân trước khi cấp phép để tạo sự đồng thuận. Đặc biệt, kiên quyết thu hồi giấy phép nếu doanh nghiệp để xảy ra sai phạm”.
Theo Danviet
Xử lý nghiêm khắc việc khai thác khoáng sản trái phép tại Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các cấp, ngành tại Hà Nội phải xử lý thật nghiêm khắc và triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và các vi phạm về đê điều trên địa bàn.
Phát biểu tại Hội nghị đánh giá tình hình, kết quả đợt tổng kiểm tra, tập trung xử lý các điểm, tụ điểm phức tạp vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép và các vi phạm về đê điều trên địa bàn thành phố, tổ chức vào ngày 10/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Thế Hùng yêu cầu: "Với toàn bộ những vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép và các vi phạm về đê điều trên địa bàn, các cấp, ngành phải kiên quyết xử lý thật nghiêm khắc, triệt để hơn nữa".
Khai thác cát trái phép (Ảnh minh họa)
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, chỉ có xử lý thật nghiêm khắc, triệt để thì mới có thể cải thiện được tình hình vi phạm đang diễn ra trên địa bàn thành phố hiện nay. Nếu các cấp, ngành chỉ xử lý theo hình thức "đánh trống, phát động" mà không làm thì vi phạm sẽ diễn biến ngày càng phức tạp và dẫn đến không thể kiểm soát được.
Ông Hùng nêu rõ: "Trong thời gian tới, Công an Hà Nội tiếp tục là đơn vị chủ công trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Trong quá trình triển khai, thực hiện, nếu Công an thành phố Hà Nội có vướng mắc gì, UBND TP Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ, xin cơ chế đặc thù cho Công an thành phố hoạt động nhằm đạt được kết quả cao nhất. Công an thành phố Hà Nội tập trung tham mưu cho UBND TP những giải pháp chỉ đạo trên lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông nói chung và đường thủy nội địa nói riêng".
Theo đánh giá của đại diện Sở Tài nguyên Môi trường, Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải thành phố cũng như đại diện các quận, huyện Phúc Thọ, Ba Vì, trên địa bàn thành phố hiện nay, ngoài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy bởi tình trạng hoạt động của những bến khách ngang sông còn nhiều phức tạp với các vi phạm chủ yếu như chở ô tô trái phép, người đi đò không mặc áo phao, thiếu thiết bị an toàn, dụng cụ cứu sinh cứu đắm...,
Thực tế hiện nay, đáng lo ngại là tình trạng khai thác cát sỏi vẫn lén lút hoạt động tại các địa bàn giáp ranh vào ban đêm và sáng sớm khi vắng lực lượng chức năng. Một số đối tượng lợi dụng việc thi công các công trình trên sông, nạo vét chỉnh, trị luồng, thanh thải chướng ngại vật dưới lòng sông để khai thác tài nguyên cát, sỏi lòng sông trái phép.
Theo báo cáo của Công an thành phố Hà Nội cho thấy, dù đã có những chuyển biến tích cực song thời gian qua, trên địa bàn thành phố, những vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép và các vi phạm về đê điều vẫn diễn ra.
Trong thời gian qua có 4.956 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa bị lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra xử phạt với tổng số tiền phạt hành chính hơn 2 tỷ đồng; tạm giữ và tịch thu nhiều tang vật, phương tiện có liên quan.
Riêng vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến đê, lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với thanh tra Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý 538 trường hợp vi phạm, tạm giữ 51 phương tiện và 467 bộ giấy tờ.
Các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện và thị xã có đường sông đi qua đã kiểm tra xử lý 143 vụ với 202 đối tượng vi phạm về khai thác tài nguyên, khoáng sản cát, sỏi lòng sông; tạm giữ 179 tàu thuyền các loại, 2 máy xúc, tịch thu 6 tàu, thuyền, 109 đầu nổ, 10 sên vòi hút cát và các tang vật khác có liên quan đến hành vi vi phạm. Riêng vi phạm về bảo vệ đê điều, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện, xử phạt 151 trường hợp...
Khánh Công
Theo_VnMedia
Ngang nhiên 'xẻ thịt' núi Nứa Long Sơn lấy đất bán Chỉ trong sáng 2-7, hàng chục xe ben đã đến chở đất đá mà ông Phan Thành Duy cho người khai thác đem bán dù trước đó ông Duy đã từng bị xử phạt vì vi phạm này. Hiện trường vụ khai thác đất, đá dưới chân núi Nứa- Long Sơn, Vũng Tàu - Ảnh: Quỳnh Giang Sáng 2-7, Phòng Cảnh sát môi...