Vụ nông dân hầu tòa vì bắt “cát tặc” ở Hà Nội: 4 bị cáo đồng loạt kêu oan
Tại tòa, 4 bị cáo trong vụ bắt giữ “cát tặc” đồng loạt kêu oan. Đáng chú ý, Nguyễn Văn Cường (SN 1982, ở Hà Nội) khai trước khi đi ngăn “cát tặc” đã gọi điện báo cơ quan công an.
TAND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa mở lại phiên xử vụ án “ Cướp tài sản” và “Bắt, giữ người trái pháp luật quy định” trên địa bàn thôn An Lạc (xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn) xảy ra hồi tháng 7/2018.
Tại phần xét hỏi, 4 bị cáo gồm: Nguyễn Văn Cường (SN 1982, tên gọi khác là Thắng), Nguyễn Tuấn Anh (SN 2001), Dương Văn Quý (SN 1995) và Dương Văn Cương (SN 1994), cùng trú tại huyện Sóc Sơn, đều không đồng ý với nội dung bản cáo trạng và kêu oan.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đối với vụ án “Cướp tài sản” và “Bắt, giữ người trái pháp luật quy định” trên địa bàn thôn An Lạc (Ảnh: Nguyễn Trường).
Đã gọi điện báo công an?
Theo lời khai tại tòa của Tuấn Anh, Quý, Cương, đêm 10/7/2018, khi cả 3 đang ở phòng trọ thì Cường đến gọi bảo đi cùng có việc, không cầm theo hung khí. Ra đến bãi thuyền, Cường mới bảo đi ngăn chặn hút cát trộm. Trong quá trình từ nhà trọ đến khi gặp “cát tặc”, Cường có gọi điện cho ai đó và không phân công hay giao nhiệm vụ cho các bị cáo còn lại.
Sau khi Cường bị người lạ mặt trên tàu hút cát trộm đánh (tàu do ông Đào Công Thành, SN 1966, trú tại Hà Nội điều khiển), Tuấn Anh và Cương nhảy lên tàu giúp Cường băng bó vết thương. Tiếp đó, Tuấn Anh cho biết đã cầm túyp sắt đi tìm những người khác trên tàu.
Đáng chú ý, bị cáo Cường khai, trước khi đi ngăn cản “cát tặc”, Cường có gọi điện thoại báo cho công an địa phương. Luật sư bào chữa cho bị cáo Cường cũng đề cập đến một số bút lục được cho là giữa Cường và cán bộ công an địa phương thể hiện có nhiều cuộc gọi điện thoại qua lại trước và sau khi xảy ra vụ việc này.
Cường cũng cho hay, nếu không bị những kẻ lạ mặt trên tàu của ông Thành chém thì Cường cũng không dùng dây thừng để trói, giữ ông Thành.
“Bị cáo cho rằng hành vi tấn công mình là phạm tội quả tang nên có quyền bắt giữ để giao cho công an” – bị cáo Cường khai và cho hay, việc quấn dây thừng quanh ông Thành kéo dài khoảng 20 phút, sau đó thì dây tự tuột. Quá trình giữ ông Thành trên tàu, Cường không chỉ đạo ai lục soát, tìm kiếm tài sản. Riêng việc giữ điện thoại của ông Thành là do ở thời điểm đó, điện thoại liên tục có cuộc gọi đến. Cường lo ông Thành sẽ gọi người đến rồi dẫn tới đánh nhau và cũng muốn giữ làm bằng chứng nên khi ông Thành tự đưa điện thoại, Cường đã cầm lấy.
Do bị thương và mất máu trong thời gian dài nên khi tàu cập bến, bị cáo Cường được anh Nguyễn Văn Lợi (em trai Cường; đứng trên bờ) đưa đi cấp cứu. Về diễn biến tiếp theo, bản thân Cường không nắm được, bao gồm cả việc đưa nhóm ông Thành về nhà Cường.
Video đang HOT
Trước khi rời đi, Cường còn dặn dò những người còn lại giữ nguyên hiện trường chờ công an tới giải quyết. Trên đường đi, Cường cũng chủ động đưa hai chiếc điện thoại cho Lợi, dặn bàn giao lại cho cơ quan chức năng.
Trình bày trước HĐXX, anh Lợi cho biết, tại bệnh viện có bốn cán bộ công an mặc thường phục tới gặp. Khi anh trình bày đang cầm hai chiếc điện thoại của ông Thành và muốn giao nộp để cơ quan chức năng xử lý thì một cán bộ cho hay do không mang giấy tờ (để lập biên bản) nên đề nghị gia đình tiếp tục giữ, sẽ bàn giao sau.
Về diễn biến ở hiện trường sau khi Cường rời đi, các bị cáo Cương, Quý, Tuấn Anh khai rằng, không ai ép buộc, trói nhóm ông Thành đưa về nhà Cường. Sau khi được cởi trói và lên bờ, nhóm ông Thành chủ động đặt vấn đề muốn được về nhà Cường để “giải quyết tình cảm”.
Tại nhà bị cáo Cường, hai bên ngồi uống nước và viết bản tường trình, không hề có việc khóa cửa hay đánh đập. Thời điểm viết xong tường trình, lực lượng công an đến rồi đưa những người liên quan đi.
Khu vực xảy ra vụ việc hút cát trộm trên địa bàn thôn An Lạc, xã Trung Giã (Ảnh: Nguyễn Trường).
Từ bị hại thành bị cáo
Theo cáo buộc của các cơ quan tố tụng, khoảng 0h20′ ngày 11/7/2018, ông Đào Công Thành (SN 1966, trú tại Hà Nội) cùng Ngô Văn Thành, Ngô Văn Tuấn, Ngô Văn Khanh và Nguyễn Thị Anh (cùng trú tại Bắc Giang) đi 2 tàu đến Sông Cầu để khai thác cát (không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép).
VKSND huyện Sóc Sơn cáo buộc, do biết có tàu cát tiếp giáp khu vực đất nông nghiệp mà gia đình nhận chuyển nhượng lại nên Cường đã rủ thêm 5 người đi đuổi đánh, bắt giữ những người trên tàu hút cát.
Thấy tàu ông Thành, Cường chửi “ sao chúng mày hút cát ở đây”, đồng thời cầm túyp sắt và cùng đồng phạm nhảy lên tàu. Do nhóm Cường cầm theo hung khí nên ông Thành và chị Anh chạy trốn vào khoang máy; những người còn lại bỏ chạy.
Phát hiện ông Thành đang trốn trong khoang máy, Tuấn Anh dùng túyp sắt vụt vào tay ông Thành và yêu cầu người này ra mạn tàu gặp Cường. Tại đây, nhóm của Cường tiếp tục hành hung ông Thành.
Sau khi bị đánh, ông Thành có điện thoại gọi đến liền thò tay vào túi quần lấy điện thoại thì bị Cường bắt tắt điện thoại. Sau khi bị thu giữ điện thoại, ông Thành bị trói lại. Trong quá trình này nhóm của Cường tiếp tục thu giữ thêm một chiếc điện thoại khác của ông Thành.
Sau khi tìm thấy chị Anh trốn trong khoang tàu, Cường chỉ đạo đưa tàu vào bờ để đưa nhóm của ông Thành về nhà viết bản tường trình. Riêng Cường bị chảy máu ở tay nên được Nguyễn Văn Lợi (em trai Cường; ở trên bờ cùng nhiều người khác) đưa đi bệnh viện.
Sau đó, Đồn Công an Trung Giã – Công an huyện Sóc Sơn (trên cơ sở nhận nguồn tin từ bà Nguyễn Thị Hồng, vợ ông Thành) đã đến nhà Cường giải thoát cho 2 người này.
Hơn một năm sau khi vụ việc xảy ra, ngày 25/9/2019, Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Cướp tài sản và tội Cố ý gây thương tích; ngày 21/11/2019, khởi tố bị can Cường về tội Cướp tài sản. Tổng giá trị 2 chiếc điện thoại mà Cường thu của ông Thành là 1 triệu đồng.
Đến tháng 4/2020, cơ quan điều tra khởi tố vụ án Bắt giữ người trái pháp luật, đồng thời ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Cường về tội Bắt giữ người trái pháp luật.
Đối với thương tích của Cường, cơ quan công an không làm rõ được đối tượng nào đã gây ra thương tích nên quyết định tách vụ án hình sự Cố ý gây thương tích để tiếp tục điều tra, khi nào làm rõ sẽ xử lý sau.
Về tổn hại sức khỏe trong quá trình bắt “cát tặc”, cơ quan giám định xác định bị sẹo vết thương phần mềm 8%, nhiều khả năng do vật sắc gây nên.
Đối với ông Thành do có hành vi khai thác cát nhưng không có giấy phép và sử dụng phương tiện đường thủy không đăng ký nên đã bị Công an huyện Sóc Sơn ra quyết định xử phạt.
Chủ nhân xế hộp suýt mất mạng do chèn hai thanh niên đi xe máy
Hưng thấy anh Dương đánh đồng bọn nên cầm dao nhọn xông vào đâm 8 nhát vào vùng ngực và lưng anh Dương.
Anh Dương cũng cầm tô vít đâm lại Hưng, sau đó lên ô tô và được nhân dân đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát chết.
Ngày 25/5, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Ngọc Hưng (SN 1994, quê Thái Bình) về tội giết người. Liên quan đến vụ án, bị cáo Thân Quốc Dũng (SN 1995, quê Bắc Giang) và bị cáo Phan Minh Tú (SN 1995, quê Bắc Giang) bị xét xử về tội gây rối trật tự công cộng.
Bị hại trong vụ án là anh Trần Minh Dương (ở Hà Nội), người bị nhóm Hưng hành hung gây thương tích với tỷ lệ 73%.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, khoảng 18h30' ngày 6/12/2018, Dũng và Hưng cùng một số người bạn, trong đó có Phạm Minh Tú ngồi ăn uống và xem trực tiếp bóng đá tại quán bia ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đến khoảng 21h30' cùng ngày, cả nhóm rủ nhau lên hồ Hoàn Kiếm chơi. Dũng điều khiển xe máy chở Hưng và cả nhóm đi theo hướng Đại lộ Thăng Long - Hầm chui Trung Hòa - Trần Duy Hưng vào trung tâm thành phố Hà Nội.
Khi đến hầm chui Trung Hòa, Dũng thấy anh Dương điều khiển ô tô đi sát vào xe máy của Dũng. Cho rằng anh Dương chèn ép xe máy của mình nên Dũng điều khiển xe đuổi theo xe của anh Dương đến ngã tư Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám.
Lúc này, ô tô của anh Dương dừng chờ đèn đỏ. Dũng phóng xe máy chặn đầu ô tô của anh Dương, đồng thời dùng tay đập mạnh vào cửa kính ô tô bên lái, bắt anh Dương xuống xe.
Do không hiểu chuyện gì đã xảy ra và sợ bị đánh nên anh Dương ngồi im trong ô tô. Thấy vậy, Dũng tiếp tục dùng tay đập mạnh vào cửa kính xe anh Dương.
Sợ bị vỡ cửa kính xe ô tô, anh Dương buộc phải xuống xe và cầm theo chiếc tô vít để phòng thân.
Khi anh Dương xuống ô tô thì bị Dũng đấm vào mặt và bị Tú cùng hai đối tượng khác hành hung.
Sẵn tô vít trong tay, anh Dương sử dụng đâm lại Dũng gây thương tích cho Dũng tỷ lệ 4%.
Hưng thấy anh Dương đánh đồng bọn nên cầm dao nhọn xông vào đâm 8 nhát vào vùng ngực và lưng anh Dương. Anh Dương cũng cầm chiếc tô vít đâm lại Hưng vào vùng ngực và tay phải Hưng khiến Hưng bị thương tích 2%.
Bị đâm trọng thương, anh Dương chạy vào ô tô đóng cửa lại và được nhân dân đưa đi cấp cứu kịp thời nên may mắn giữ được tính mạng. Kết quả giám định thương tích xác định, anh Dương thương tích tỷ lệ 73%.
Tại phiên toà, ba bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như trên và xin giảm nhẹ hình phạt. HĐXX khẳng định, hành vi phạm tội của bị cáo Hưng là rất nghiêm trọng khi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác được pháp luật bảo vệ. Việc anh Dương không tử vong là do được nhân dân cấp cứu kịp thời và ngoài mong muốn chủ quan của bị cáo. Sau khi phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo, HĐXX tuyên phạt bị cáo Hưng 13 năm tù về tội giết người. Bị cáo Dũng bị tuyên phạt 18 tháng tù và bị cáo Tú bị tuyên phạt 24 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng.
Tranh chấp đất, U60 sát hại vợ chồng anh trai Bức xúc vì anh Tuấn là cháu mà có thái độ hỗn láo nên Hoa lấy con dao trong nhà, giấu vào người rồi đi ra cổng, lớn tiếng cãi vã với ông Hoà. Sau đó, Hoa dùng dao đâm liên tiếp vào mạn sườn, vùng thái dương trái và ngực ông Hòa. Ngày 20/5, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình...