Vụ nổ tàu lớn nhất lịch sử, giết 2000 người, san phẳng cảng biển
Hàng chục nghìn cửa sổ bị vỡ so sức mạnh của sóng xung kích. Các mảnh kính bắn vào mặt người dân. 37 người bị mù hoàn toàn, hơn 250 người bị mất một mắt.
Vụ nổ Halifax là một trong những vụ nổ nhân tạo lớn nhất thế giới
Trong lịch sử thế giới có những vụ nổ khủng khiếp với sức công phá như bom hạt nhân, khiến hàng trăm, hàng nghìn người chết ngay lập tức. Loạt bài dưới đây viết về những vụ nổ như vậy, dù nhân tạo hay tự nhiên cũng gây ra hậu quả tàn phá kinh hoàng.
Vào một buổi sáng mùa đông ngày 6.12.1917, một thuyền trưởng người Pháp đưa tàu SS Mont Blanc vào con kênh dẫn tới cảng Halifax của Canada. Khoảng 8h30 sáng, khi con tàu đi vào đoạn kênh hẹp, còn được gọi là nút cổ chai, thuyền trưởng phát hiện thứ mà ông không ngờ tới: tàu chở hàng Na Uy tên SS Imo đang hướng thẳng về phía ông.
Hai tàu khổng lồ thổi còi, cố gắng tránh nhau trong “nút cổ chai” nhưng vô ích. Hai mũi tàu va chạm mạnh vào nhau, bắt đầu một trong những tai nạn hàng hải kinh hoàng nhất thế giới.
Theo Washington Post, thứ tàu Imo đâm phải là quả bom nặng 3.000 tấn. Tàu Mont Blanc khi đó chở đầy đạn dược chuẩn bị cho Thế chiến 1. Khoang chứa của tàu được nhồi nhét 2.500 tấn thuốc nổ TNT và axit picric. Boong tàu chất đầy thùng xăng dầu.
Tàu SS Mont Blanc khi đó chở đầy đạn dược chuẩn bị cho Thế chiến 1
Vụ va chạm tạo ra vụ nổ nhân tạo lớn nhất trong thời kỳ tiền hạt nhân, theo các nhà phân tích. Nó tàn phá thành phố cảng sầm uất, giết chết hơn 2.000 người và làm bị thương hơn 5.000 người – gần 12% dân số của khu vực Halifax.
Chiếc tàu sắt khổng lồ thậm chí còn biến mất, tan ra thành nhiều mảnh. Các mảnh vỡ bay vào khu dân cư cách xa cảng nhiều km.
Chưa hết, vụ nổ tạo ra một cơn sóng thần cao tới 18m, theo Live Science. Sóng thần đổ vào bờ kết hợp với sóng xung kích đã san phẳng diện tích dân cư rộng 2,5 km vuông. Các tòa nhà đổ sập, đè lên hệ thống điện và tiếp tục gây cháy nổ, theo trang The Canadian Encyclopedia.
Vụ nổ Halifax trở thành “tiêu chuẩn” để đánh giá mức độ của các vụ nổ khác trong nhiều thập kỷ, cho đến khi vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản, thay thế vị trí đứng đầu của nó vào năm 1945.
Trong thảm kịch Halifax, thi thể nằm la liệt trên đống đổ nát. Ký ức này ám ảnh thành phố cho đến tận ngày nay, người phụ trách lịch sử biển tại Bảo tàng Nova Scotia ở Canada cho biết. “Đó là cảnh tượng giống với New York sau ngày 11 tháng 9″, người phụ trách tên Marsters nói.
Video cho thấy cảnh tan hoang ở Halifax sau vụ nổ kinh hoàng năm 1917
Thảm họa xảy ra trong thời kỳ vàng của thành phố Halifax, nơi dân số tăng mạnh trong thời chiến vì đây là nơi cung cấp tàu thuyền quân sự. Trong Thế chiến 1, nơi đây có các căn cứ hải quân của Canada và Anh, các trung tâm cung ứng chính và một bệnh viện cho thương binh. Cảng Halifax rất đông người khi vụ nổ xảy ra.
Khi tàu Mont Blanc vào kênh, nó vừa nhận số hàng hóa chết chóc từ Brooklyn, Mỹ, sẵn sàng tham gia một đoàn tàu đến châu Âu.
Tàu Imo thì đang trên đường tới New York để nhận hàng cứu trợ cho Bỉ. Cả hai tàu đều có người điều hướng để xác định các mối nguy hiểm tiềm tàng.
Nhưng giao thông đường thủy ngày hôm đó rất đông đúc. Tàu Imo vừa tránh một tàu kéo và một tàu hải quân Mỹ thì gặp Mont Blanc.
Khi khoảng cách thu hẹp, cả hai thuyền trưởng đã làm những gì có thể với con tàu cồng kềnh của họ. Nhưng vào phút cuối, thuyền trưởng của Imo tuyệt vọng đảo ngược động cơ. Mũi tàu của ông quay ngang, xoẹt vào Mont Blanc.
Đã có tia lửa lóe lên.
Ảnh minh họa vụ nổ Halifax ngày 6.12.1917
Trên tàu Mont Blanc không có dấu hiệu đặc biệt nào về việc nó đang chở chất gây nổ. Hầu như không ai biết bên trong tàu có gì, trừ vài nhân viên cảng và thủy thủ. Khi các thùng xăng bị bật tung và bắt đầu cháy, thủy thủ lao nhanh đến xuồng cứu hộ.
Chèo xuồng như điên, họ đến bờ trong vòng vài phút. Họ tiếp tục chạy, hét lên cảnh báo cho tất cả những người trên bờ, nhưng nói tiếng Pháp.
“Chỉ vài người ở Halifax biết tiếng Pháp vào thời điểm đó”, Marsters nói. “Nhiều người đang chạy về phía bờ để nhìn lửa”.
Mont Blanc bất lực trôi dạt về phía cảng với cột khói cao ngùn ngụt. Nhân viên cứu hỏa Halifax lao về phía tàu. Thủy thủy của Imo theo dõi đám cháy ngay trên con tàu bị hư hỏng của họ. Người dân đứng cạnh cửa sổ để chứng kiến vụ cháy tàu.
Vài phút trôi qua.
Đến 9 giờ 04 phút 35 giây, tàu Mont Blanc phát nổ.
Cột khói bốc lên cao từ vụ nổ tàu
Sóng xung kích tỏa ra các tòa nhà xung quanh, bao gồm một khu công nghiệp đông người được gọi là Richmond và một khu dân cư lâu đời. Hơn 1.600 ngôi nhà bị phá hủy ngay lập tức, hơn 12.000 ngôi nhà bị hư hại.
Hàng chục nghìn cửa sổ bị vỡ so sức mạnh của sóng xung kích. Các mảnh kính bắn vào mặt người dân. 37 người bị mù hoàn toàn, hơn 250 người bị mất một mắt.
Hàng trăm vụ hỏa hoạn bắt đầu xảy ra khi các tòa nhà sụp đổ. Chẳng bao lâu sau, những người bị thương có thể nghe thấy tiếng la hét của những người bị mắc kẹt. Bỏng là nguyên nhân gây tử vong chính.
Bên cạnh đó, các mảnh sắt văng ra khắp thành phố cũng giết nhiều người ngày hôm đó và gây ra những vết thương khiến nhiều người tử vong nhiều tháng sau trong thời kỳ tiền kháng sinh.
Cảnh tượng tan hoang ở Halifax sau vụ nổ
Hơn 1.600 ngôi nhà bị phá hủy ngay lập tức, hơn 12.000 ngôi nhà bị hư hại.
Cho đến ngày nay, những người làm vườn thi thoảng vẫn đào được kim loại từ vụ nổ. Gần đây, một gia đình tìm thấy mảnh thân tàu và mang đến bảo tàng hàng hải.
Trớ trêu thay, tất cả thủy thủ trên Mont Blanc đều sống sót, trừ một người bị đâm bởi mảnh vỡ. Toàn bộ thủy thủy của tàu Imo thiệt mạng, bao gồm đội trưởng và người điều hướng. Hai thợ lặn làm việc dưới đáy cảng lúc đó đã sống sót trong khi những người giúp đỡ họ trên bờ thì không.
Trong những giờ sau đó, hàng ngàn thành viên quân đội, thủy thủ, thợ sửa ống nước và những người dân địa phương khác ở Halifax đổ xô đến khu vực bị tàn phá.
Y tá quân đội, những người đã quen với thương vong hàng loạt, bắt tay hành động. Bác sĩ phẫu thuật hoạt động không ngừng trong điều kiện không có gì ngoài thuốc gây mê. Bác sĩ nhãn khoa George Cox đã loại bỏ 79 nhãn cầu bị phá hủy trong vòng 48 giờ.
Trong vài phút, lực lượng hỗ trợ nước ngoài từ tàu hải quân Mỹ và Anh cũng có mặt. Vụ nổ trở thành tin đầu trang trên toàn thế giới và Halifax tiếp tục được hỗ trợ vòng vài ngày.
Một trong những ngôi nhà bị hư hại do vụ nổ Halifax
Cuộc điều tra ban đầu cho rằng lỗi là của Mont Blanc, đặc biệt là thuyền trưởng và người điều hướng Francis Mackey, vì không tránh được va chạm nguy hiểm. Nhưng các cuộc điều tra sau đó nói rằng trách nhiệm thuộc về cả hai tàu.
Sau hơn 100 năm, chỉ còn một người sống sót duy nhất sau vụ nổ vẫn còn sống đến này nay: một phụ nữ 106 tuổi, theo Marsters. Dù vậy, sự kiện này vẫn luôn được tưởng nhớ bằng các nghi lễ hay triển lãm tại Canada cũng như trên thế giới.
Theo Danviet
Hiện trường vụ nổ kinh hoàng ở Bắc Ninh nhìn từ trên cao
Góc nhìn từ trên sao cho thấy mức độ tàn phá kinh hoàng của vụ nổ ở kho phế liệu giữa thôn Quan Độ (Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh). Gần 2 ngày sau sự việc, khung cảnh nơi đây vẫn ngổn ngang, nhiều nhà cửa tan tác như vừa trải qua một trận bom thời chiến.
Vụ nổ xảy ra khoảng 4h10' sáng ngày 3/1 tại kho phế liệu ở làng Quan Độ, xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh). Kho phế liệu được xác định là của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tiến và bà Nguyễn Thị Cảnh.
Vụ nổ khiến 2 trẻ em tử vong, 7 người bị thương và 5 ngôi nhà sập.
Vụ nổ tạo ra một hố sâu rộng khoảng 4m, dài 20m, sâu hơn 3m, nhiều nhà dân xung quoanh bị ảnh hưởng...
Nhiều ngôi nhà xung quanh bị phá huỷ sau vụ nổ.
Ngôi nhà này cách hiện trường vụ nổ khoảng 60m, cũng bị ảnh hưởng nặng nề do sức ép của vụ nổ.
Những ngôi nhà gần kho phế liệu tơi tả như vừa trải qua một trận ném bom.
Xóm Giếng, nơi có kho phế liệu xảy ra vụ nổ, gần 2 ngày sau vụ nổ vẫn tan hoang, ngôn ngang vật liệu.
Người dân nhà gần kho phế liệu đang sửa mái nhà bị sức ép của vụ nổ thôi bay hết ngói.
Làng Quan Độ vốn có nghề thu mua phế liệu và đúc xoong nồi. Nơi đây từng xảy ra nhiều vụ cháy, nổ và đã có người tử vong do cưa bom lấy phế liệu.
Toàn Vũ
Theo Dantri
California lo lắng trước tài liệu tình báo về hạt nhân Triều Tiên Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không ngừng chỉ trích lẫn nhau, bang California, Mỹ được khuyên nên cảnh giác trước mối đe dọa hạt nhân. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên có khả năng bắn tới lục địa Mỹ. Theo Foreign Policy, giới chức California đang cân nhắc...