Vụ nổ điện thoại, học sinh tử vong: Nghệ An rà soát an toàn học online
Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị giáo dục, nhà trường phối hợp với phụ huynh rà soát thiết bị dạy và học trực tuyến sau vụ nổ điện thoại, học sinh tử vong.
Công đoàn ngành giáo dục Nghệ An tặng điện thoại thông minh cho học sinh học trực tuyến trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát – Ảnh: DOÃN HÒA
Sáng 15-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Nguyễn Trọng Hoàn – chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An – cho biết trong sáng nay, ông Thái Văn Thành – giám đốc sở – đã đến thăm hỏi, động viên gia đình nam sinh lớp 5 ở huyện Nam Đàn tử vong, khi chiếc điện thoại phát nổ trong lúc học trực tuyến vào chiều 14-10.
“Đây là sự việc đáng tiếc, xảy ra ngoài ý muốn khi em học sinh ở nhà học trực tuyến trong thời điểm mưa bão. Phía sở đã yêu cầu các đơn vị giáo dục, nhà trường phối hợp với phụ huynh rà soát thiết bị dạy và học trực tuyến để đảm bảo an toàn”, ông Hoàn nói.
Theo ông Hoàn, đầu tháng 9, do dịch COVID-19 chưa được kiểm soát nên phần lớn các huyện, thành phố và thị xã ở Nghệ An đều đồng loạt tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh. Thời điểm đó, có hơn 63.000 học sinh các cấp học thiếu thiết bị như máy tính, điện thoại để học trực tuyến.
Video đang HOT
Đến nay, có 19/21 địa phương (trừ TP Vinh và thị xã Cửa Lò – PV) trong tỉnh đã chuyển sang dạy trực tiếp nhằm hoàn thành kế hoạch năm học, đồng thời bảo đảm chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, các nhà trường vẫn duy trì một buổi học trực tuyến nhằm duy trì thói quen chủ động cho giáo viên, học sinh có thể chuyển sang học online ngay nếu có dịch COVID-19 bùng phát.
“Không chỉ thiếu thiết bị dạy học trực tuyến, nhiều học sinh phải học bằng điện thoại, máy tính không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, sau vụ việc một học sinh lớp 5 ở TP Hà Nội bị điện giật tử vong vào ngày 10-9, Sở GD-ĐT đã có công văn yêu cầu các nhà trường, gia đình rà soát thiết bị dạy học của học sinh”, ông Hoàn nói.
Cũng theo ông Hoàn, trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến ở nhà và tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị điện thì vai trò của mỗi gia đình trong bảo đảm an toàn cho con em mình là đặc biệt quan trọng.
Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nhắc nhở bậc cha mẹ cần lưu ý nguồn điện, ổ điện đảm bảo an toàn khi cắm máy tính cho con học trực tuyến.
Đồng thời, gia đình cố gắng bố trí thời gian theo dõi việc học tập của con trước, trong và sau giờ học trực tuyến; hướng dẫn con không dùng máy tính, điện thoại vừa sạc vừa học sẽ không an toàn.
Ngành giáo dục Nghệ An đã kêu gọi hỗ trợ hơn 13 tỉ đồng mua thiết bị học trực tuyến cho học sinh.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin chiều 14-10, em N.V.Q. – học sinh lớp 5 Trường tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn – học online ở nhà ca từ 15h – 17h. Khoảng 16h chiều cùng ngày, khi Q. đang vừa học vừa sạc điện thoại thì bất ngờ chiếc điện thoại phát nổ, làm cháy sang quần áo Q..
Nghe tiếng la hét, hàng xóm chạy sang và đưa em đi cấp cứu trong tình trạng bị phỏng nặng nhưng em Q. không qua khỏi.
Tiếp nhận kinh phí và thiết bị học trực tuyến Chương trình 'Sóng và máy tính cho em'
Chiều 14/10, UBND tỉnh Bến Tre tiếp nhận kinh phí và thiết bị học trực tuyến Chương trình "Sóng và máy tính cho em" năm học 2021-2022.
Trao thiết bị học trực tuyến cho các em học sinh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười trân trọng ghi nhận sự ủng hộ, tình cảm quý báu các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã dành cho ngành giáo dục tỉnh."Sự đóng góp này là ngọn lửa thắp sáng niềm tin, tiếp thêm nghị lực cho các em học sinh trên con đường học tập, vượt qua đại dịch, góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống".
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười đề nghị các ngành chức năng tỉnh nhanh chóng phân phối kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng và công khai, minh bạch, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí. Sở Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục có giải pháp phù hợp để hỗ trợ thiết bị học trực tuyến, giá cước viễn thông, internet cho học sinh, sinh viên ở những nơi còn gặp khó khăn để giúp việc học trực tuyến được thuận lợi, thông suốt.
Qua thống kê, số lượng học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bến Tre là rất lớn, khoảng 38.000 em; trong đó, có 10.990 em thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ, làm cầu nối giới thiệu tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến để không còn em học sinh nào gián đoạn trong việc học tập vì thiếu thiết bị học trực tuyến.
Trao Bằng khen cho các đơn vị ủng hộ Chương trình.
Hưởng ứng lời phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em" của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy đã giao Hội Khuyến học tỉnh chủ trì phối hợp Hội Cựu giáo chức, Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban vận động Chương trình "Sóng và máy tính cho em" năm học 2021 - 2022. UBND tỉnh Bến Tre đã có thư ngỏ kêu gọi ủng hộ kinh phí, thiết bị nhằm vận động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, mạnh thường quân và cán bộ công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo chung tay ủng hộ kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Sau gần 1 tháng vận động, Ban vận động đã nhận được sự tài trợ của 38 đơn vị doanh nghiệp, nhiều cá nhân với tổng kinh phí và thiết bị (bao gồm điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn) đã tiếp nhận trị giá trên 8 tỷ đồng.
Dịp này, UBND tỉnh Bến Tre trao bằng khen cho 6 đơn vị có thành tích ủng hộ vật chất thực hiện Chương trình "Sóng và máy tính cho em" tại tỉnh.
Đồng Tháp: Hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh theo cha mẹ về quê tránh dịch Theo Sở GD&ĐT Đồng Tháp, đến nay ngành đã tiếp nhận kinh phí đóng góp cho Chương trình "Sóng và máy tính cho em" hơn 1,9 tỷ đồng, giúp hàng nghìn học sinh nghèo có thiết bị, phương tiện học trực tuyến. Trao tặng điện thoại thông minh, sim 4G, quà cho HS hoàn cảnh khó khăn huyện Tân Hồng, Đồng Tháp. Ông...