Vụ nổ Beirut – ‘Giọt nước tràn ly’
Vụ nổ nhà kho chứa hóa chất ở cảng Beirut của Liban được coi là “giọt nước tràn ly” làm bùng phát sự giận dữ của người dân, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang chìm trong khủng hoảng tài chính-kinh tế.
Cú sốc kép này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Liban có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới nếu không nhận được sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời.
Thảm kịch tại Beirut như giáng thêm một đòn chí mạng vào nền kinh tế vốn đang trên bờ vực sụp đổ của Liban. Sức ép từ các cuộc biểu tình mới nhất kể từ sau làn sóng phản đối chính quyền hồi cuối năm ngoái khiến chính phủ “non trẻ” của Thủ tướng Hassan Diab phải từ chức, cho thấy sự mất niềm tin sâu sắc của người dân Liban đối với giới lãnh đạo đất nước. Việc chính phủ không có khả năng giải quyết những bức xúc của người dân và đưa ra các cải cách cần thiết càng khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Người biểu tình xung đột với cảnh sát tại thủ đô Beirut, Liban ngày 9/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Những thiệt hại khó đong đếm
Theo đánh giá của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), kinh tế Liban có thể sụt giảm tới 24% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức dự báo suy giảm 15% trước đó, do hệ quả trực tiếp và gián tiếp sau vụ nổ tại cảng Beirut. Thảm kịch này đã khiến ít nhất 158 người thiệt mạng, hơn 6.000 người bị thương, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa và gây thiệt hại ước tính hơn 7 tỷ USD.
Nhà kinh tế học Liban Bassem Ajaqah cho rằng thiệt hại kinh tế của nước này có thể được chia thành hai loại: cơ sở hạ tầng và lương thực.
Về cơ sở hạ tầng, bất động sản đã bị hư hại và cảng Beirut đã bị phá hủy hoàn toàn. Về vấn đề lương thực, trước hết là kho lương thực, bột mì và ngũ cốc bị tiêu hủy tại cảng.
Điều này cũng bao gồm các vấn đề hậu cần đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong tương lai, vì cảng Beirut ở thủ đô tiếp nhận và vận chuyển tới 70% sản phẩm lưu chuyển hàng hóa quốc gia.
Đồng thời, thảm họa lớn này sẽ dẫn đến một thực tế không thể tránh khỏi, đó là việc đóng cửa một số công ty và xí nghiệp có liên quan hoặc trực tiếp đặt tại các cơ sở bị phá hủy. Điều này có nghĩa là hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người chắc chắn sẽ mất việc làm.
Trước khi xảy ra vụ nổ, nền kinh tế Liban thực tế đã bộc lộ rất nhiều “vấn đề”. Đồng nội tệ của Liban giảm giá kỷ lục, mất hơn 80% giá trị kể từ tháng 10/2019. Đồng lira (bảng Liban) được neo chính thức với USD kể từ năm 1997 với tỷ giá từ 1.500 bảng Liban đổi 1 USD, song tỷ giá hối đoái này từ lâu chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Đồng bảng Liban mất giá có nghĩa là hàng hóa nhập khẩu trở nên rất đắt đỏ hơn. Lạm phát tăng vọt, gây ra rất nhiều khó khăn kinh tế đối với các hộ gia đình. Sự sụp đổ của hệ thống tài chính Liban là dấu hiệu của thất bại rộng hơn trong công tác quản lý, đặc biệt là những chính sách được áp dụng sau khi kết thúc cuộc nội chiến của đất nước vào năm 1990.
Đối với người lao động, mức lương tối thiểu chính thức ở Liban là khoảng 675.000 bảng Liban, tương đương 450 USD theo tỷ giá chính thức, song thực tế chỉ có giá trị 70 USD theo tỷ giá “chợ đen”. Giá thực phẩm tăng 190% trong những tháng gần đây và tỷ lệ lạm phát lên tới 56% khiến hầu hết người dân Liban không thể duy trì cuộc sống bình thường. Gần một nửa dân số ở đất nước khoảng 7 triệu người này sống dưới mức nghèo khổ và ngày càng nhiều lao động đứng trước nguy cơ bị sa thải.
Bên cạnh đó, Liban nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ nợ công cao nhất trên thế giới, cũng như thâm hụt tài khoản vãng lai kỷ lục. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công của Liban năm 2018 lên tới hơn 90 tỷ USD, tương đương 151% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, hầu hết các tổ chức tài chính và chính phủ quốc tế đã từ chối chấp nhận các yêu cầu cho vay mới đối với Liban, nhất là khi tiến trình cải cách tài khóa của Beirut diễn ra rất chậm chạp và không đáp ứng được yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong bối cảnh Liban đang phải tìm kiếm tối thiểu 10-15 tỷ USD để khôi phục nền kinh tế, kế hoạch vay nợ trên thị trường đa phương càng trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”.
Phần nổi của “tảng băng chìm”
Kể từ năm 2016, ảnh hưởng của phong trào Hezbollah, một tổ chức bán quân sự được Iran hậu thuẫn tại Liban ngày càng lớn, khiến nhiều nước vùng Vịnh, đặc biệt là Saudi Arabia, quyết định cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho Liban.
Cảnh đổ nát hoang tàn sau vụ nổ lớn ở cảng Beirut, Liban ngày 13/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Dòng vốn chảy vào Liban chậm lại và để cố gắng duy trì nguồn thanh khoản ổn định, ngân hàng trung ương Liban sau đó đã tham gia vào các thỏa thuận cho vay lãi suất cao cùng với các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, khi niềm tin kinh tế bị đánh mất, ngân hàng trung ương Liban không còn có thể ngăn dòng tiền tháo chạy khỏi đất nước. Hệ thống ngân hàng bắt đầu hạn chế lượng tiền mặt (đặc biệt là đồng USD) mà người dân có thể rút từ tài khoản của họ. Viễn cảnh người gửi tiền tiết kiệm ở Liban sẽ không thể tiếp cận đồng USD, trong khi đồng bảng Liban liên tục mất giá đã dẫn đến sự hoảng loạn chưa từng thấy trên thị trường tài chính.
Để tăng nguồn thu ngân sách, chính phủ Liban sau đó đã đề xuất các loại thuế mới đối với thuốc lá, xăng dầu và các cuộc gọi thoại thông qua các dịch vụ nhắn tin như WhatsApp. Hàng ngàn người đã xuống đường để phản đối các loại thuế mới này và sâu sa hơn là phản đối tình trạng tham nhũng, quản trị nhà nước yếu kém và buộc chính phủ Thủ tướng Saad Hariri phải từ chức hồi tháng 10/2019.
Không thể phủ nhận tình trạng tham nhũng kéo dài và quản lý kém hiệu quả chính là tác nhân quan trọng hàng đầu dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay ở Liban. Tuy nhiên, đây thực tế chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”, khi những vấn đề của Liban thực tế đã được tích tụ từ những chính sách sai lầm trong quá khứ, hệ thống chính trị bị chia rẽ sâu sắc và ảnh hưởng từ môi trường phức tạp ở khu vực Trung Đông, bên cạnh tác động mới nổi lên gần đây của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thủ tướng mới từ chức Hasan Diab thực tế cũng chỉ đảm nhiệm cương vị này kể từ tháng Giêng năm nay, trong bối cảnh các cuộc biểu tình kéo dài suốt 3 tháng tháng sau khi người tiền nhiệm Saad Hariri rút lui. Nhiệm vụ chính của ông Diab là giải quyết các vấn đề và yêu cầu của những người biểu tình chống chính phủ. Tuy nhiên, giá cả sinh hoạt vẫn tăng vọt vào thời điểm thu nhập của hầu hết người dân không được cải thiện, trong khi tỷ lệ nghèo đói và thất nghiệp không chững lại.
Ngoài ra, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 cũng là tác nhân gián tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội phục hồi của kinh tế Liban. Đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch và làm giảm đáng kể nguồn kiều hối từ vùng Vịnh và các khu vực khác trên thế giới. Hai nguồn thu này đóng góp khoảng 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liban trong giai đoạn năm 2018-2019.
Là một nền kinh tế dựa nhiều vào nhập khẩu, Liban cũng phải chứng kiến sự tăng vọt về giá của các mặt hàng thiết yếu do lạm phát phi mã và tình trạng phong tỏa do dịch COVID-19.
Để trợ giúp phần nào cho Liban khắc phục hậu quả sau vụ nổ, nhiều chính phủ châu Âu và các nước Arab đã gấp rút viện trợ khẩn cấp cho Liban. Tuy nhiên, số tiền tài trợ này chỉ như “muối bỏ biển” và nhà kinh tế trưởng Jason Tuvey tại Capital Economics nhận định Liban khó có thể huy động nguồn tài chính cần thiết để giải quyết các vấn đề mang tính nền tảng.
Một số đối tác khác thì lưỡng lự hỗ trợ cho Liban khi ảnh hưởng của phong trào Hezbollah đối với giới chính trị Liban là rất lớn. Trong khi đó, gói giải cứu tài chính từ IMF dành cho Liban nếu được chấp nhận cũng sẽ yêu cầu những quy định chặt chẽ về kiểm soát ngân sách, áp dụng “thắt lưng buộc bụng” và tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh.
Tương lai trước mắt có vẻ ảm đạm và Liban nhiều khả năng phải chứng kiến một làn sóng di cư mới. Cho dù vụ nổ ở cảng Beirut có thể châm ngòi cho một “làn gió đổi thay”, bắt đầu từ cấp chính phủ, Liban sẽ vẫn phải trải qua giai đoạn bất ổn và đầy biến động sắp tới trước khi có thể tới được đích.
Tiết lộ về con tàu bí ẩn mang hơn 2.700 tấn chất hóa học gây nổ kinh hoàng ở Liban
Nguyên nhân gây ra vụ nổ như bom nguyên tử ở thủ đô Beirut, Liban xuất phát từ hơn 2.700 tấn ammonium nitrate được trữ trong cảng mà không được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết. Tuy nhiên, số ammonium nitrate khổng lồ tại cảng Beirut từ đâu mà có thì vẫn còn nhiều bí ẩn.
MV Rhosus - con tàu đã mang hơn 2.700 tấn hóa chất dễ cháy nổ vào Liban (ảnh: CNN)
Trong khi chính quyền Liban và các tổ chức quốc tế chay đua với thời gian để hỗ trợ, cứu nạn những người bị thương sau vụ nổ kinh hoàng ở Beirut, một cuộc điều tra về nguyên nhân gây thảm họa cũng được tiến hành.
Tổng thống Liban Michel Aoun cho biết, ông không thể chấp nhận được chuyện một lô hàng ammonium nitrate, ước tính khoảng 2.750 tấn nằm suốt 6 năm tại một nhà kho ở Beirut mà không có biện pháp phòng ngừa.
Ít nhất 100 người đã thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương do vụ nổ, theo Bộ trưởng Y tế Liban Hamad Hassan. Thương vong dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Giám đốc an ninh quốc gia Liban cho biết, một con tàu chất đầy ammonium nitrate đã bị tịch thu tại cảng Beirut cách đây nhiều năm trước. Số ammonium nitrate là nguyên nhân trực tiếp gây nổ lớn.
Tàu chở hơn 2.700 tấn ammonium nitrate bị giữ tại cảng Beirut có tên MV Rhosus, mang cờ Moldova. Thông tin về con tàu hiện nay vẫn còn rất mù mờ.
Theo nguồn tin của CNN, vào năm 2013 hoặc 2014, tàu MV Rhosus chở hơn 2.700 tấn ammonium nitrate đang trên đường từ Gruzia tới Mozambique thì gặp sự cố động cơ và buộc phải neo lại tại cảng Beirut.
Khói màu cam bốc lên sau vụ nổ ở Liban, rất độc hại (ảnh: The Guardian)
Không rõ vì nguyên nhân gì, chủ tàu sau đó chất hàng lên cảng rồi bỏ đi mà không quay trở lại. Khiến lượng ammonium nitrate "khủng" bị lưu kho tại cảng Beirut suốt hơn 6 năm vô thừa nhận.
Một số nguồn tin khác cho rằng, sau khi gặp sự cố và cập cảng Beirut, tàu MV Rhosus không xuất trình đủ giấy tờ hợp pháp nên hàng bị tạm giữ. Chủ tàu sau đó bỏ hàng lại từ đó đến nay không nhận lại. Chủ tàu MV Rhosus dường như là một công dân Nga hoặc Síp.
Trong khi điều tra về vụ nổ đang được tiến hành, Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến sự việc "rối như tơ vò" khi tuyên bố một cuộc tấn công có thể là nguyên nhân dẫn tới thảm họa.
Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó lên tiếng, cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy vụ nổ xuất phát từ đánh bom hay tấn công.
Năm 1947, một con tàu chứa ammonium nitrate bốc chảy ở cảng Texas, Mỹ và phát nổ, khiến hơn 400 người thiệt mạng. Con tàu khi đó chứa hơn 2.000 tấn ammonium nitrate.
Tổng thống Trump, Thủ tướng Úc Morrison và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Liban khắc phục thảm họa. Nga đã gửi 5 máy bay y tế tới Liban và lập một bệnh viện dã chiến ở Beirut.
Những đội cứu hộ từ Pháp, Ai Cập và một số quốc gia khác cũng đang trên đường tới Liban.
Thảm họa nổ lớn xảy ra ngay tại thủ đô trong bối cảnh Liban đang "gồng mình" hứng chịu tác động của Covid-19 và kinh tế lao dốc.
Một người bị thương sau vụ nổ (ảnh: CNN)
Quốc gia này đã ghi nhận hơn 5.000 ca nhiễm Covid-19 với khoảng 100 trường hợp tử vong. Một lệnh phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của virus kéo dài 5 ngày ở Liban mới đây đã chấm dứt khi nền kinh tế của đất nước không thể chịu đựng thêm.
Việc hàng nghìn người cần hỗ trợ y tế và bệnh viện quá tải nhiều khả năng sẽ khiến tình hình dịch Covid-19 ở Liban trở nên tồi tệ hơn.
Tháng 10 năm ngoái, Liban "rung chuyển" bởi hàng loạt cuộc biểu tình phản đối nạn tham nhũng, kinh tế đi xuống, nước máy ô nhiễm và không có điện.
Gần 1/2 dân số ở Liban sống dưới mức nghèo và 35% tổng số lao động mất việc làm. Tháng 3 vừa rồi, Liban tuyên bố vỡ nợ khi không thể thanh toán khoản nợ công 92 tỷ USD, bằng gần 170% GDP cả nước.
Theo thống kê chính thức, gần một nửa dân số nước này sống dưới mức nghèo khổ và 35% không có việc làm.
Giá của hầu hết hàng hóa ở Liban đã tăng gấp 3, đồng nội tệ mất giá trị 80%. Liban cũng đang phải đối mặt với an ninh lương thực khi dòng người tị nạn từ Syria đổ về quá đông. Nhiều kho lương thực quốc gia của nước này cũng bị thiêu rụi trong vụ nổ.
Nổ lớn ở Liban khiến 100 người chết: "Mọi thứ bị phá hủy trong 10 phút" Vụ nổ lớn được ví như bom nguyên tử xảy ra hôm 4/8 tại thủ đô Beirut của Liban, cướp sinh mạng ít nhất 100 người và khiến hơn 4.000 người bị thương. Các nhân chứng trong vụ việc tới giờ vẫn chưa hết bàng hoàng. Video: Vụ nổ như bom nguyên tử ở thành phố Beirut, Liban. Nguồn: Daily Mail Tờ Sputnik...