Vụ nhúng sầu riêng vào phân bón lá: Nguyên Cục trưởng lên tiếng
‘ Ethephon nếu không bị lẫn các tạp chất, chất độc khác và sử dụng đúng liều lượng, cách thức thì ở các nước vẫn cho phép dùng để ủ chín trái cây’.
Vụ phát hiện 2 tấn sầu riêng bị nhúng vào “phân bón lá” mang nhãn hiệu HPC-97HXN… cho mau chín ngày 1/9 xảy ra tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) đang khiến dư luận xôn xao, người tiêu dùng hoang mang.
Xung quanh câu chuyện này, hai vấn đề được đặt ra đó là “phân bón lá Ethephon” có gây độc hại hay không? Và việc dùng nó để nhúng sầu riêng vào nhằm để thúc cho nhanh chín có đúng không?
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN và PTNT) cho biết, Ethephon nếu không bị lẫn các tạp chất, chất độc khác và sử dụng đúng liều lượng, cách thức thì ở các nước vẫn cho phép dùng để ủ chín trái cây.
“Với liều lượng rất thấp thì đây là một hoocmôn thực vật ngoại sinh tức là được đưa vào từ bên ngoài để kích thích trái cây nhanh chín hơn, giúp quá trình vận chuyển, quá trình bảo quản đỡ bị dập nát, ảnh hưởng đến chất lượng của quả.
Còn thực tế, ngay bản thân cây trồng trong quá trình tổng hợp làm chín quả thì cũng tự tổng hợp Ethephon hoặc Etylen”, ông Hồng nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Hồng. Ảnh: Người lao động.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, hành động sử dụng phân bón lá Ethephon được đăng ký bón lên cây mà lại dùng để nhúng sầu riêng để cho mau chín là vi phạm pháp luật.
“Việc sử dụng phân bón lá Ethephon để làm chín trái cây có ảnh hưởng, độc hại như thế nào thì phải phân tích mới biết được nhưng rõ ràng ở đây là sử dụng không đúng mục đích của sản phẩm.
Ở đây, vẫn có những nguy cơ bởi trong phân bón có thể còn lẫn tạp các chất khác mà không trực tiếp được đưa lên trên quả mà ủ chín trước khi sử dụng”, ông Hồng nêu.
Cũng theo nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay, trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép tại Việt Nam chưa có chất nào được đăng ký ủ chín trái cây.
“Việc sử dụng phân bón lá Ethephon này có thể cũng có tác dụng làm chín nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn khác bởi nó chưa được đăng ký, khảo nghiệm, đánh giá độ an toàn để ủ chín trái cây”, ông Hồng nhấn mạnh.
Ông Hồng cũng nhìn nhận, Ethephon là an toàn nhưng tại sao không đăng ký để ủ chín trái cây mà lại chỉ đăng ký làm phân bón lá.
“Ở đây, phân bón lá là phân bón phun lên lá, vào thời gian chưa có quả hoặc còn cách ly rất xa khi có quả còn đây là thu hoạch rồi nhúng vào nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Còn tại sao nhà sản xuất thấy là nó có tác dụng tốt như thế thì tại sao không đăng ký để ủ chín trái cây mà chỉ đăng ký là phân bón lá?”, ông Hồng đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng thông tin, Ethephon chính là một dạng của Etylen có tác dụng kích thích, làm chín nhanh trái cây.
“Việc sử dụng Ethephon để giúp kích thích chín trái cây nhanh hơn nhưng phải dùng chế phẩm đã được sản xuất chuyên để làm chín trái cây và trong đó có chứa Ethephon chứ không thể sử dụng phân bón lá mà bên trong có chất Ethephon rồi nhúng trái cây vào như thế. Đó là không đúng.
Bởi vì chất trong phân bón lá không thích ứng với trái cây và ngoài Ethephon còn có các chất khác nữa thì rất nguy hiểm, không thể lẫn lộn, không thể lấy sản phẩm dùng cho mục đích này để sang dùng cho mục đích khác được.
Phân bón lá là phân bón lá, chế phẩm làm chín trái cây là chế phẩm làm chín trái cây, không thể dùng phân bón lá làm chế phẩm chín trái cây và ngược lại cho dù nó có chung hoạt chất nào đó…”, PGS Thịnh nhấn mạnh.
Sáng 1/9, Công an H.Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng Đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả H.Di Linh kiểm tra và phát hiện cơ sở thu mua sầu riêng của ông Hoàng Văn Trọng (ngụ tại thôn 2, xã Hòa Nam) sử dụng hóa chất trái phép để nhúng sầu riêng.
Tại hiện trường, đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản niêm phong, thu giữ hơn 2 tấn sầu riêng đã bị nhúng hóa chất; 13 chai thuốc đặc trị nấm Phytophthora loại 1.000 ml; 4 chai phân bón lá cao cấp có nhãn hiệu HPC-97HXN loại 500 ml/chai; một số can hóa chất và nhiều bao giấy có chứa bột màu vàng (báo Tuổi Trẻ ghi rõ là bột nghệ).
Theo Soha
Kinh hoàng 'tẩm' thuốc độc cho chuối
Sáng 2/11, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương cho biết đã phát hiện một vụ tẩm hóa chất độc hại cho chuối. Cơ sở này sử dụng "khí đá" và thuốc diệt cỏ CO 2,4D để làm chuối chín và tạo độ cứng cho quả.
Trước đó, cơ quan này lập đoàn thực hiện kiểm tra 6 cơ sở sản xuất, buôn bán, sử dụng hóa chất bảo quản nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh. Khi kiểm tra cơ sở của ông Vũ Xuân Tiến (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An), phát hiện có điều bất thường.
Qua kiểm tra kĩ, Chi cục bảo vệ thực vật phát hiện, cơ sở này đã sử dụng hai loại hóa chất độc hại "tẩm" vào chuối. Ngay lập tức, 200 kg chuối tại cơ sở này bị thu hồi. Đồng thời, cơ sở của ông Tiến bị lập biên bản, xử phạt 6,4 triệu đồng vì đã sử dụng hóa chất, yêu cầu không được sử dụng các loại hóa chất trên.
Chuối chín tự nhiên có màu lem nhem, da không căng bóng
Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy (giảng viên khoa công nghệ hóa học và thực phẩm Đại học Nguyễn Tất Thành - TP HCM) cho biết, bằng mắt thường rất khó phân biệt được trái cây đã được xử lý bằng hóa chất hay không. Tuy nhiên, bà cho rằng, bằng kinh nghiệm, người dân vẫn có thể phân biệt tương đối thông qua màu sắc, hình dáng.
Trái cây nói chung, chuối nói riêng được "tẩm" hóa chất thường chín đồng đều không chỉ trong phạm vi một trái mà cả một lô so với chín tự nhiên. Chuối, được ủ chín sẽ có màu vàng ươm, căng bóng và đồng đều. Trong khi đó, chuối chín tự nhiên thường có màu lem nhem, da không căng bóng...
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) cho biết, chín là quá trình chuyển từ tinh bột thành đường trong trái cây. Nếu xử lý trái cây chín nhanh thì chất lượng quả sẽ không được ngon. Người Việt Nam thường dùng "khí đá" để ép trái cây chín. Nếu người tiêu dùng tiếp xúc với "khí đá" trong khoảng thời gian dài có thể bị ngộ độc, ói mửa, ngứa ngáy ở miệng, cổ, ngất xỉu...
Theo_Eva
Thành triệu phú nhờ rà mìn, vỡ đất để trồng cây, chăn nuôi Cải tạo đất gò đồi bị ô nhiễm bom mìn, hai vợ chồng ông Lê Văn Núc (SN 1954) và bà Võ Thị Bích Đào (SN 1960) ở thôn Long Bàn Nam, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng cây ăn trái và chăn nuôi. Rà mìn... vỡ đất Cạnh con mương thủy lợi bên cánh...