Vụ nhóm phụ nữ mặc áo ngực bị kéo lê: Lãnh đạo huyện nói gì?
Chính quyền nơi nhóm phụ nữ mặc áo ngực có hành vi xô xát, bị kéo lê tại công trường đã dừng thi công để giải quyết vụ việc, nếu người dân sai mà cố tình cản trở doanh nghiệp thì sẽ đề nghị công an khởi tố vụ án.
Chiều ngày 19/2, một lãnh đạo UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Hoằng Trường, nơi xuất hiện clip một nhóm phụ nữ mặc áo ngực xảy ra xô xát, bị kéo lê tại công trường với hàng chục thanh niên mặc áo đồng phục (giống áo của công ty), huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn làm việc với nhà đầu tư.
Hiện trường nơi xảy ra sự việc – Ảnh cắt từ clip
Theo vị lãnh đạo huyện này, hiện đã yêu cầu nhà đầu tư dừng thi công để giải quyết các sự việc có liên quan tới vụ việc xô xát trên. Công an huyện Hoằng Hóa đang xác minh, làm rõ. Trong trường hợp nếu người dân sai mà cố tình cản trở doanh nghiệp thì sẽ đề nghị công an khởi tố vụ án.
Ông Lê Thanh Cảnh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường, cho biết những người phụ nữ mặc áo ngực có hành vi xô xát ở công trường có liên quan tới hộ gia đình ông Trần Văn Lanh (người địa phương). “Đất của gia đình ông Lanh đã được nhà nước (UBND huyện Hoằng Hóa – PV) thu hồi giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án chứ không phải đất tranh chấp” – ông Cảnh thông tin.
Cũng theo ông Cảnh, do không đồng tình, ông Trần Văn Lanh đã làm đơn khởi kiện ra tòa và tới đây (ngày 24/2), TAND huyện Hoằng Hóa sẽ đưa vụ việc ra giải quyết.
Trước đó, ngày 18/2 trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip có một nhóm phụ nữ đang la hét, người đứng, người nằm tại một công trường, quanh đó có hàng chục nam giới đang cố lôi kéo những người phụ nữ này, sau đó 2 bên xảy ra xô xát.
Hình ảnh thâm tím trên cơ thể một người phụ nữ sau vụ việc xô xát
Đáng nói, những người phụ nữ này không mặc áo dài, chỉ mặc mỗi áo ngực. Sau một hồi giằng co, một người phụ nữ đã bị nhiều thanh niên kéo lê một đoạn dài trên nền cát ra khỏi công trình. Thông tin trên đã gây sự chú ý của dư luận với hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ.
Video đang HOT
Trao đổi với Báo Người Lao Động, một lãnh đạo UBND xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa xác nhận sự việc xảy ra trên địa bàn.
Theo đó, sự việc xảy ra vào sáng ngày 18/2 khiến cho 5 bị thương phải nhập viện sơ cứu với các vết thâm tím, bầm dập ở chân tay. Trước đó, ngày 17/2, tại đây cũng đã xảy ra xô xát giữa người trong gia đình ông Lanh với một số người đang làm việc tại công trường khiến 1 công nhân bị thương.
Thanh Hoá: Cả làng làm ra thứ que, đến Tết nhà nào cũng đốt liên tục, trăm năm rồi bây giờ mới thấy lo lo
Do giá nguyên vật liệu làm hương truyền thống ngày càng đắt đỏ, lại vấp phải sự cạnh tranh với các cơ sở sản xuất hương công nghiệp, nên sản phẩm hương truyền thống Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) làm ra tiêu thụ chậm, nhiều người dân lo mai này thất truyền nghề truyền thống.
Làng nghề hương Đông Khê có tuổi đời hàng trăm năm
Ở Thanh Hóa, những làng nghề làm hương không có nhiều và dường như có tiếng nhất vẫn là làng nghề hương Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương thủ công truyền thống.
Các cụ cao niên trong làng cho rằng nghề làm hương do cụ Đoàn Nhân Cảnh học được ở vùng ngoại thành Đông Đô (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội) đem về dạy cho dân làng.
Một số ý kiến khác lại nói ông tổ nghề này là cụ Thượng thư Lưu Đình Chất khi đi sứ nhà Thanh, triều đại Minh Thế Tông đem về truyền lại cho dân làng.
Làng Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương thủ công truyền thống. Ảnh: Hoài Thu
Theo dân làng, cách đây hơn chục năm, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, nếu có dịp đến làng Đông Khê, thật dễ bắt gặp cảnh tượng người dân miệt mài sản xuất hương cung cấp cho thị trường. Nhưng hiện nay chỉ còn vài hộ gia đình giữ được nghề này.
Có truyền thống làm hương qua nhiều đời, gia đình ông Đoàn Văn Mậu (thôn Đông Khê, xã Hoằng Quỳ) cũng là một trong số ít ỏi những gia đình còn lưu giữ lại nghề làm hương bằng phương pháp thủ công.
Ông Mậu cho biết: "Ở làng Đông Khê trước kia hầu hết mọi người đều sống bằng nghề làm hương. Các cụ học nghề, giữ nghề rồi truyền lại cho con cháu. Bản thân tôi ngay từ khi lên 8, lên 10 cũng đã bắt chước ông bà, bố mẹ làm hương rồi bén nghề từ đó".
Hiện nay chỉ còn một vài hộ gia đình tại làng Đông Khê giữ được nghề làm hương truyền thống. Ảnh: Hoài Thu
Hương Đông Khê đặc biệt bởi hương thơm trầm, nhẹ dịu, cháy hết nén và tàn hương vòng xoắn lộc. Hai loại hương nổi tiếng của làng nghề và được sản xuất nhiều nhất là hương sào và hương trăm
Theo ông Mậu, để tạo nên hương thơm khác biệt cho các mẻ hương ngoài nguyên liệu chính gồm rễ cây bài, nhựa trám và than hoa đều lấy từ tự nhiên, không độc hại thì còn phụ thuộc vào bí quyết của từng người thợ.
Thường thì thợ làm hương sẽ gia giảm các thành phần hương liệu theo một tỉ lệ thích hợp theo công thức gia truyền.
Nén hương làm xong được đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 2 ngày, tránh đưa hương qua lửa để hương không bị mất mùi.
Nghề làm hương tại Đông Khê đã có sự hỗ trợ của máy móc giúp giảm bớt công lao động. Ảnh: Hoài Thu
Cần bảo tồn nghề truyền thống lâu đời của làng
Vào thời kỳ phát triển nhất, tại làng Đông Khê có trên 100 hộ làm hương quanh năm (chiếm khoảng 50% số hộ dân), sản phẩm làm ra được xuất đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Nghề làm hương vốn là nghề chính, giúp người dân làng Đông Khê có thu nhập và trang trải cuộc sống của gia đình. Nhưng có lẽ vì làm theo cách truyền thống nên đòi hỏi sự kỹ càng, tỉ mỉ trong từng khâu, từng công đoạn, rất tốn công sức.
Thêm vào đó giá nguyên liệu đầu vào, giá hương liệu ngày càng tăng cao, nên thu nhập của người làm hương giảm sút đáng kể.
Ông Mậu chia sẻ: "Thời điểm nghề phát triển, vào những tháng giáp Tết đi từ đầu làng tới cuối làng đâu đâu cũng thấy có hương phơi. Tuy nhiên, do thu nhập từ nghề hương so với các nghề khác không cao nên dân làng cũng dần chuyển đổi sang làm các nghề khác".
Những người làm nghề còn lại hầu hết là các bậc cao niên trong làng. Ảnh: Hoài Thu
Cũng theo ông Mậu, hiện các hộ gia đình còn giữ được nghề truyền thống này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nghề làm hương khá vất vả lại tỉ mỉ, cầu kỳ nên những lao động trẻ không mấy đam mê với nghề. Những người làm nghề còn lại hầu hết là các bậc cao niên trong làng.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm hương thơm công nghiệp với giá thành rẻ. Đó là chưa kể, hương Đông Khê còn phải cạnh tranh giá thành với sản phẩm ở các tỉnh khác đến, đa dạng hơn về chủng loại khiến người làm hương không còn mặn mà với nghề.
"Những nén hương không chỉ đơn thuần là hàng hóa mà còn mang yếu tố tâm linh. Nên dù tuổi mỗi ngày một cao nhưng tôi tâm niệm rằng mình còn sức khỏe thì sẽ còn cố gắng giữ nghề. Tôi cũng răn dạy con cháu phải trân trọng, nhớ công ơn của những người đã tìm được nghề cho mình tới ngày hôm nay", ông Mậu ngậm ngùi nói.
Nghề làm hương khá vất vả lại tỉ mỉ, cầu kỳ nên ngày càng ít người theo nghề. Ảnh: Hoài Thu
Như cơ sở sản xuất của gia đình ông Đoàn Văn Mậu là nơi sản xuất hương nhiều nhất làng Đông Khê với công suất 7 vạn hương mỗi ngày. Gia đình ông cũng tạo việc làm cho một số lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Về kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, ông Lê Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Quỳ (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết: "UBND xã đã có đề án quy hoạch làng nghề, thành lập hợp tác xã làm hương nhằm tiến tới sản xuất tập trung, phát triển thương hiệu, duy trì và phát triển nghề. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn mà ý tưởng này chưa thể triển khai".
Nữ sinh mồ côi nuôi ước mơ thành bác sĩ Cha mẹ lần lượt qua đời vì ung thư, thi tốt nghiệp THPT được 25,9 điểm khối B, nữ sinh Trịnh Như Khiêm ấp ủ ước mơ vào ngành y khoa. Căn nhà cấp bốn cũ kỹ ở thôn Tây Đại, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa là nơi chị em Khiêm - cựu học sinh lớp 12A6, trường THPT Lương Đắc Bằng...